Kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân 6

I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1 điểm)

Câu 1. Những câu tục ngữ, ca dao nào sau đây nói lên tính tiết kiệm.

a. Lời chào cao hơn mâm cỗ. b. Cơm thừa gạo thiếu.

c. Vung tay quá trớn. d. Góp gió thành bão.

Câu 2. Sức khoẻ là:

 a. Vốn quý của con người c. Quan trọng của con người.

 b. Điều đáng quý của con người d. Vốn thiêng liêng của con người.

Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây?

a. Khi đã giàu có, con người không cần phải sống tiết kiệm.

b. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.

c. Học sinh phổ thông chưa cần phải sống tiết kiệm

d. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.

Câu 4: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.

a. Đi học chuyên cần. b. Không bỏ dở công việc.

c. Chăm chỉ làm việc nhà. d. Kiên trì luyện tập thể dục.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Giáo dục công dân 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH	 KIỂM TRA I TIẾT
HỌ VÀ TÊN:	 MÔN: GDCD 6
LỚP:	 TUẦN 9- TIẾT 9
Điểm
Lời phê:
Đề 1:
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1 điểm)
Câu 1. Những câu tục ngữ, ca dao nào sau đây nói lên tính tiết kiệm.
a. Lời chào cao hơn mâm cỗ.	b. Cơm thừa gạo thiếu.
c. Vung tay quá trớn.	d. Góp gió thành bão.
Câu 2. Sức khoẻ là:
 a. Vốn quý của con người	 	c. Quan trọng của con người.
 b. Điều đáng quý của con người	d. Vốn thiêng liêng của con người.
Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây?
a. Khi đã giàu có, con người không cần phải sống tiết kiệm.
b. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.
c. Học sinh phổ thông chưa cần phải sống tiết kiệm
d. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.
Câu 4: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
a. Đi học chuyên cần.	b. Không bỏ dở công việc.
c. Chăm chỉ làm việc nhà.	d. Kiên trì luyện tập thể dục.
II. Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung sau: (1. điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Phải kính trọng với người lớn.
2. Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
3. Chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
4. Bảo vệ cây xanh của nhà trường.
a. Lễ độ
b. Siêng năng, kiên trì.
c. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
d. Tiết kiệm.
e. Tôn trọng kỉ luật
1...
2...
3...
4...
III. Tìm từ gợi ý thích hợp để điền vào nội dung dưới đây cho phù hợp: (1 điểm)
 ( Gợi ý : Đạo đức, cần cù, miệt mài, đều đặn, lao động, lạc quan.)
Siêng năng là phẩm chấtcủa con người. Là sựtự giácthường xuyên..
B. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: Thế nào là biết ơn? Cho ví dụ? (2 điểm)
Câu 2: Nêu ý nghĩa của tiết kiệm? Theo em tiết kiệm nó sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội? ( 3 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Tình huống: Lan có bố là giám đốc một công ty, chiều nay tan học sớm, Lan rẽ vào cơ quan của bố để lấy chìa khoá. Qua cổng, chú bảo vệ gọi Lan lại và hỏi: “ Cháu muốn gặp ai?”. Lan trả lời: “Cháu lên gặp bố cháu! Chú hỏi làm gỉ?’’.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Lan? Nếu là Lan trong tình huống trên, em sẽ ứng xử như thế nào?
...
 ĐÁP ÁN ĐỀ I
A. Trắc nghệm: (3 điểm)
I. (1 điểm)
Câu 1: d Câu 2: a	Câu 3: b	Câu 4: a	
II. ( 1 điểm) mỗi câu ghép đúng được 0,25 điểm.
Câu 1.a Câu 2.b Câu 3.e câu 4.c 
III. (1 điểm)
đạo đức cần cù.tự giác..............đều đặn.
B. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
Ví dụ: Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, biết ơn thầy cô, cha mẹ.......
Câu 2: ( 3 điểm)
HS trả lời được những ý sau:
- Tiết kiệm là làm giàu cho mình cho gia đình và xã hội.
- Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. 
- Tiết kiệm thì dân giàu, nước mạnh.
Câu 3: (2 điểm)
- Nhận xét cách ứng xử: Lan ứng xử với chú bảo vệ như vậy là thiếu lễ độ.
- Nếu là lan trong tình huống đó em cần phải chào hỏi chú bảo vệ và xin phép chú cho lên gặp bố.
TRƯỜNG THCS TAM THANH	 KIỂM TRA I TIẾT
HỌ VÀ TÊN:	 MÔN: GDCD 6
LỚP:	TUẦN 9- TIẾT 9
Điểm
Lời phê:
Đề 2:
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (1 điểm)
Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật?
 a. Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ.
 b. Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà ở xa trường.
 c. Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản.
 d. Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện thiếu lễ độ với mọi người?
 a. Chào hỏi người lớn tuổi. b. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt
 c. Ngắt lời khi người khác đang nói . d. Nói năng thưa gửi đúng mục với mọi người
Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây?
 a. Khi đã giàu có, con người không cần phải sống tiết kiệm.
 b. Con người bao giờ cũng phải biết sống tiết kiệm.
 c. Học sinh phổ thông chưa cần phải sống tiết kiệm
 d. Người tiết kiệm là người không làm được việc lớn.
Câu 4: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
 a. Đi học chuyên cần.	b. Không bỏ dở công việc.
 c. Chăm chỉ làm việc nhà.	d. Kiên trì luyện tập thể dục.
II Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung sau: (1. điểm)
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Phải kính trọng với người lớn.
2. Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
3. Chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
4. Bảo vệ cây xanh của nhà trường.
a. Lễ độ
b. Siêng năng, kiên trì.
c. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
d. Tiết kiệm.
e. Tôn trọng kỉ luật
1...
2...
3...
4...
III.Tìm từ gợi ý thích hợp để điền vào nội dung dưới đây cho phù hợp: (1 điểm)
 ( Gợi ý : việc làm, có công, trân trọng, giúp đỡ)
Biết ơn là sự bày tỏ thái tỏ thái độ.. tình cảm và nhữngđền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã mình với những người ..với dân tộc, với đất nước.
B. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: Thế nào là là siêng năng, kiên trì? Để trở thành người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì? (2 điểm)
Câu 2: Nêu ý nghĩa của tiết kiệm? Theo em tiết kiệm nó sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội? ( 3 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Tình huống: Tuấn cùng Hải vui vẻ đến trường trên một chiếc xe đạp. bên phải có một cụ già chuẩn bị sang đường. Hai em dừng lại dắt cụ qua đường rồi tiếp tục đi học.
Hỏi: Qua tình huống trên em có nhận xét gì về cách cư xử của Tuấn và Hải? Cách cư xử đó thể hiện đức gì? 
.
.
.
.
 ĐÁP ÁN ĐỀ 2
A. Trắc nghệm: (3 điểm)
I. (1 điểm)
Câu 1: d Câu 2: c	Câu 3: b	Câu 4: a	
II. ( 1 điểm) mỗi câu ghép đúng được 0,25 điểm.
Câu 1.a Câu 2.b Câu 3.e câu 4.c 
III. (1 điểm)
 trân trọng việc làm. giúp đỡ ..............có công.
B. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
+ Siêng năng là đức tình của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
+ Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
- Để trở thành người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải:
+ Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập như: Đi học đều., học bài, làm bài đầy đủ .....
+ tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình......
Câu 2: ( 3 điểm)
HS trả lời được những ý sau:
- Tiết kiệm là làm giàu cho mình cho gia đình và xã hội.
- Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. 
- Tiết kiệm thì dân giàu, nước mạnh.
Câu 3: (2 điểm)
- Nhận xét cách ứng xử: 
+ Tuấn và Hải có cách cư xử đúng mức, thể hiện xự kính trọng quan tâm đến người khác.
+ Cách cư xử đó thể hiện được đức tính lễ độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO_DUC_6TUAN9TIET9.doc