Luyện tập lập phương trình Hóa Học

LUYỆN TẬP

LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

I.Mục tiêu: + Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học. Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”.

Sơ đồ: Tên các chất tham gia → Tên các chất sản phẩm

+ Vậy làm thế nào để lập phương trình hóa học một cách chính xác nhất. Các phương pháp hữu hiệu dưới đây sẽ giúp các em giải quyết các bài tập về lập phương trình hóa học từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ dàng.

II. HƯỚNG GIẢI.

B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.

B3: Hoàn thành phương trình.

Chú ý:

- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

+ Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

+ Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

 

docx 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1151Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập lập phương trình Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2017 LUYỆN TẬP
LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
I.Mục tiêu: + Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học. Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”.
Sơ đồ: Tên các chất tham gia → Tên các chất sản phẩm 
+ Vậy làm thế nào để lập phương trình hóa học một cách chính xác nhất. Các phương pháp hữu hiệu dưới đây sẽ giúp các em giải quyết các bài tập về lập phương trình hóa học từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ dàng.
II. HƯỚNG GIẢI.
B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.
B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
B3: Hoàn thành phương trình.
Chú ý:
- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:
+ Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).
+ Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.
+ Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG CỤ THỂ
1. Phương pháp “chẵn - lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.
VD1: Cân bằng PTHH
Al +  HCl   →  AlCl3   +   H2
- Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử
Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.
Al +  6HCl   →   2AlCl3   +   H2
- Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.
2Al +  6HCl   →   2AlCl3   +   H2
- Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.
2Al   +   6HCl     →    2AlCl3    +   3 H2
VD2:
KClO3    →    KCl   +   O2
- Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.
2KClO3    →    KCl   +   O2
- Tiếp theo cân bằng số nguyên tử K và Cl, đặt hệ số 2 trước KCl.
2KClO3    →   2KCl   +   O2
- Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi nên đặt hệ số 3 trước O2.
2KClO3    →   2KCl   +   3O2
VD3: 
Al  +   O2   →  Al2O3
- Số nguyên tử oxi trong Al2O3 là số lẻ nên thêm hệ số 2 vào trước nó.
Al    +  O2   → 2Al2O3
Khi đó, số nguyên tử Al trong 2Al2O3 là 4. Ta thêm hệ số 4 vào trước Al.
4 Al    +  O2   →  2Al2O3
- Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi, vế phải số nguyên tử oxi trong 2Al2O3 là 6, vế trái ta thêm hệ số 3 trước O2.
4Al    +  3O2   →  2Al2O3
2. Phương pháp “đại số”: thường sử dụng cho các phương trình khó cân bằng bắng phương pháp trên (thông thường sử dụng cho hs giỏi).
B1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f,  lần lượt vào các công thức ở hai vế của phương trình phản ứng.
B2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn: a, b, c, d, e, f, g.
B3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.
B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.
VD1: Cu  +   H2SO4 đặc, nóng  →  CuSO4    +   SO2    +   H2O    (1)
B1:  aCu  +   bH2SO4 đặc, nóng  →   cCuSO4    +   dSO2    +   eH2O
B2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).
Cu: a = c                        (1)
S: b = c + d                    (2)
H: 2b = 2e                      (3)
O:  4b = 4c + 2d + e      (4)
B3: Giải hệ phương trình bằng cách:
Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).
Từ pt (2), (4) và (1) => c = a = d = ½ => c = a = d = 1; e = b =2  (tức là ta đang quy đồng mẫu số).
B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh. Cu  +   2H2SO4 đặc, nóng  →CuSO4    +   SO2    +   2H2O    
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1
Cân bằng các PTHH sau :
1)   MgCl2   +   KOH   →   Mg(OH)2   +  KCl
2)   Cu(OH)2   +   HCl   → CuCl2   +  H2O
3)   Cu(OH)2   +   H2SO4  →  CuSO4   +  H2O
4)   FeO   +   HCl  →  FeCl2   +  H2O
5)   Fe2O3   +  H2SO4   →   Fe2 (SO4)3  +  H2O
6)   Cu(NO3)2  +  NaOH   →   Cu(OH)2  +   NaNO3
7)   P   +   O2   →  P2O5  
8)   N2  +   O2   → NO
9)   NO   +   O2   →  NO2
10)   NO2   +  O2   +  H2O  → HNO3
11)   SO2   +   O2   →   SO3
12)  N2O5   +  H2O  →  HNO3
13)  Al2(SO4)3   +   AgNO3   →  Al(NO3)3   +  Ag2SO4
14)  Al2 (SO4)3   +   NaOH   →   Al(OH)3   +   Na2SO4
15)  CaO   +   CO2   →   CaCO3
16)  CaO  +   H2O   →  Ca(OH)2
17)  CaCO3  +  H2O  +  CO2  →  Ca(HCO3)2   
18)  Na  +   H3PO4   →   Na2HPO4    +   H2
19)   Na  +   H3PO4   →  Na3PO4    +   H2
20)   Na   +   H3PO4   →  NaH2PO4   +   H2
21)   C2H2   +   O2   →   CO2   +    H2O
22)   C4H10   +   O2    →   CO2    +   H2O
23)   C2H2    +    Br2    →  C2H2Br4
24)   C6H5OH   +   Na   →  C6H5ONa    +   H2
25)   CH3COOH+   Na2CO3  →   CH3COONa  +   H2O +  CO2  
26)   CH3COOH   +   NaOH   →   CH3COONa   +    H2O
27)   Ca(OH)2    +    HBr    →   CaBr2    +    H2O
28)   Ca(OH)2    +    HCl    →    CaCl2    +   H2O
29)   Ca(OH)2    +    H2SO4   →   CaSO4   +   H2O
30)   Ca(OH)2    +   Na2CO3   →  CaCO3   +   NaOH
31)   Na2S   +    H2SO4    →  Na2SO4   +   H2S
32)   Na2S   +   HCl    →    NaCl   +   H2S
33)   K3PO4   +    Mg(OH)2    →   KOH   +    Mg3 (PO4)2
34)   Mg   +   HCl   →   MgCl2   +   H2   
35)   Fe   +    H2SO4   → FeSO4   +   H2
36)   Al(OH)3   +   H2SO4   →  Al2(SO4)3   +   H2O
37)   Al(OH)3   +   HCl    →    AlCl3   +   H2O
38)   KMnO4   →  K2MnO4    +   MnO2   +   O2
39)  MnO2   +   HCl   →    MnCl2   +  Cl2  +   H2O  
40)   KNO3   →   KNO2   +   O2
41)   Ba(NO3)2    +   H2SO4    →     BaSO4   +   HNO3
42)   Ba(NO3)2    +    Na2SO4    →    BaSO4   +   NaNO3
43)   AlCl3   +    NaOH    →     Al(OH)3   +   NaCl
44)   Al(OH)3   +   NaOH   →     NaAlO2    +   H2O
45)   KClO3   →       KCl   +   O2
45)   Fe(NO3)3    +   KOH   →      Fe(OH)3   +   KNO3
46)   H2SO4    +    Na2CO3   →      Na2SO4   +   H2O  +   CO2
47)   HCl    +    CaCO3    →       CaCl2   +   H2O    +   CO2
48)   Ba(OH)2   +    HCl   →      BaCl2   +   H2O
49)   BaO    +   HBr    →       BaBr2    +   H2O
50)   Fe    +     O2    →        Fe3O4
Bài 2
Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
a) Na   +  O2  →     Na2O           b) P2O5  +  H2O   →     H3PO4
c) HgO   →      Hg   +  O2           d)  Fe(OH)3  →      Fe2O3   +  H2O
Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
Bài 3
Cho sơ đồ phản ứng
a) NH3  +  O2 →    NO   +   H2O
b) S   +   HNO3  →      H2SO4   +  NO
c) NO2   +   O2   +   H2O  →     HNO3
d) FeCl3   +   AgNO3  →      Fe(NO3)3   +   AgCl
e) NO2  +  H2O   →      HNO3  +  NO
f) Ba(NO3)2   +  Al2(SO4)3  →      BaSO4    +  Al(NO3)3
Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các chất trong mỗi phản ứng.
Bài 4 (*)
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
1) CnH2n      +       O2     →             CO2   +       H2O
 2) CnH2n + 2  +       O2     →          CO2   +       H2O
3) CnH2n - 2  +       O2       →        CO2   +       H2O
 4) CnH2n - 6  +       O2      →         CO2   +       H2O
5) CnH2n + 2O        +       O2         →      CO2   +       H2O
6) CxHy       +       O2          →     CO2   +       H2O
7) CxHyOz   +       O2        →       CO2   +       H2O
8) CxHyOzNt          +       O2       →    CO2   +       H2O   +   N2
9) CHx   +  O2   →   COy    +    H2O
10) FeClx   +   Cl2  →  FeCl3
IV. LỜI GIẢI
Bài 1.
1)   MgCl2   +   2KOH   →   Mg(OH)2   +  2KCl
2)   Cu(OH)2   +   2HCl   → CuCl2   +  2H2O
3)   Cu(OH)2   +   H2SO4  →  CuSO4   +  2H2O
4)   FeO   +   2HCl  →  FeCl2   +  H2O
5)   Fe2O3   +  3H2SO4   →   Fe2 (SO4)3  +  3H2O
6)   Cu(NO3)2  +  2NaOH   →   Cu(OH)2  +   2NaNO3
7)   4P   +   5O2   →  2P2O5  
8)   N2  +   O2   → 2NO
9)   2NO   +   O2   →  2NO2
10)   4NO2   +  O2   +  2H2O  → 4HNO3
11)   2SO2   +   O2   →   2SO3
12)  N2O5   +  H2O  →  2HNO3
13)  Al2(SO4)3   +   6AgNO3   →  2Al(NO3)3   +  3Ag2SO4
14)  Al2 (SO4)3   +   6NaOH   →   2Al(OH)3   +   3Na2SO4
15)  CaO   +   CO2   →   CaCO3
16)  CaO  +   H2O   →  Ca(OH)2
17)  CaCO3  +  H2O  +  CO2  →  Ca(HCO3)2   
18)  2Na  +   H3PO4   →   Na2HPO4    +   H2
19)   6Na  +   2H3PO4   →  2Na3PO4    +   3H2
20)   2Na   +   2H3PO4   →  2NaH2PO4   +   H2
21)   2C2H2   +   5O2   →   4CO2   +    2H2O
22)   2C4H10   +   13O2    →   8CO2    +   10H2O
23)   C2H2    +    2Br2    →  C2H2Br4
24)  2 C6H5OH   +   2Na   →  2C6H5ONa    +   H2
25)   CH3COOH+   Na2CO3  →   CH3COONa  +   H2O +  CO2  
26)   CH3COOH   +   NaOH   →   CH3COONa   +    H2O
27)   Ca(OH)2    +    2HBr    →   CaBr2    +    2H2O
28)   Ca(OH)2    +    2HCl    →    CaCl2    +   2H2O
29)   Ca(OH)2    +    H2SO4   →   CaSO4   +  2 H2O
30)   Ca(OH)2    +   Na2CO3   →  CaCO3   +   2NaOH
31)   Na2S   +    H2SO4    →  Na2SO4   +   H2S
32)   Na2S   +   2HCl    →    2NaCl   +   H2S
33)   2K3PO4   +    3Mg(OH)2    →   6KOH   +    Mg3 (PO4)2
34)   Mg   +   2HCl   →   MgCl2   +   H2   
35)   Fe   +    H2SO4   → FeSO4   +   H2
36)   2Al(OH)3   +   3H2SO4   →  Al2(SO4)3   +   6H2O
37)   2Al(OH)3   +   6HCl    →    2AlCl3   +   6H2O
38)   2KMnO4   →  K2MnO4    +   MnO2   +   O2
39)  MnO2   +   4HCl   →    MnCl2   +  Cl2  +   2H2O  
40)   2KNO3   →   2KNO2   +   O2
41)   Ba(NO3)2    +   H2SO4    →     BaSO4   +   2HNO3
42)   Ba(NO3)2    +    Na2SO4    →    BaSO4   +   2NaNO3
43)   AlCl3   +    3NaOH    →     Al(OH)3   +   3NaCl
44)   2Al(OH)3   +   2NaOH   →     2NaAlO2    +   4H2O
45)   2KClO3   →       2KCl   +   3O2
45)   Fe(NO3)3    +   3KOH   →      Fe(OH)3   +   3KNO3
46)   H2SO4    +    Na2CO3   →      Na2SO4   +   H2O  +   CO2
47)   2HCl    +    CaCO3    →       CaCl2   +   H2O    +   CO2
48)   Ba(OH)2   +    HCl   →      BaCl2   +   2H2O
49)   BaO    +  2HBr    →       BaBr2    +   H2O
50)   3Fe    +     2O2    →        Fe3O4
Bài 2.
a)   4Na   +   O2  →   2Na2O
Tỉ lệ: số nguyên tử Na: số phân tử O2: số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2.
b) P2O5   +   3H2O  →  2H3PO4
Tỉ lệ: Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O: số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2.
c) 2HgO  →  2Hg  +  O2
Tỉ lệ: số phân tử HgO: số nguyên tử Hg: số phân tử O2 = 2 : 2 : 1.
d) 2Fe(OH)3  →   Fe2O3   +  3H2O
Tỉ lệ: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3.
Bài 3
a)      4NH3   +   5O2  → 4NO   +  6H2O
Tỉ lệ: 4: 5: 4: 6
b)      S   +  2HNO3  →   H2SO4   +  2NO
Tỉ lệ:  1: 2: 1: 2
 c)       4NO2   +   O2   +   2H2O  →  4HNO3
Tỉ lệ:  4: 1: 2: 4
d)      FeCl3   +   3AgNO3  →   Fe(NO3)3   +  3 AgCl
Tỉ lệ: 1: 3: 1: 3
e)      3NO2  +  H2O   →    2HNO3  +  NO
Tỉ lệ: 3: 1: 2: 1
f)       3Ba(NO3)2   +  Al2(SO4)3  → 3BaSO4    +  2Al(NO3)3
Tỉ lệ: 3 : 1: 3: 2
Bài 4 (*)
Ngày soạn: 26/11/2017 Luyện tập (tiếp)
Phương pháp
Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”.
Sơ đồ: Tên các chất tham gia → Tên các chất sản phẩm
Bài tập minh họa
Bài 1
Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a) ? Na   +   ?  →  2 Na2O
b) ? CuO    +   ?HCl    →      CuCl2    +   ?
c) Al2(SO4)3     +  ? BaCl2   →     ? AlCl3     +     ?
d) ? Al(OH)3   →    Al2O3    +     ?
Bài 2
Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a)   ? CaO   +     ?   HCl   →    CaCl2     +    ?
b)  ?Al       +     ?     →       2Al2O3
c)  FeO   +      CO    →     ?      +   CO2
d)  ?Al     +    ?H2SO4  →Al2(SO4)3     +     ?H2
e)  BaCl2    +   ?AgNO3    →Ba(NO3)2    +    ?
f)   Ca(OH)2    +    ?HCl      →      ?   +      2H2O
g) 3Fe3O4    +       ?Al    →      ?Fe   +       ?
h) Ca(OH)2 +       CO2   →     ?        +       H2O
i) Ca(HCO3)2        →      CaCO3        +       CO2   +       ?
Bài 3
Lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử / phân tử của chất phản ứng với sản phẩm.
a) CuO +     Cu     →       Cu2O
b) FeO +     O2     →     Fe2O3
c) Fe           +       HCl    →      FeCl2    +                        H2
d) Na          +       H2SO4         →     Na2SO4       +       H2
e) NaOH     +       CuSO4        →      Cu(OH)2     +       Na2SO4
f) Na2CO3   +       Ca(OH)2     →      CaCO3        +       NaOH
g) Fe(OH)3  →    Fe2O3                +       H2O
h) CaO +     HNO3          →      Ca(NO3)2    +       H2O
i) Fe(OH)x   +       H2SO4         →      Fe2(SO4)x   +       H2O   
Bài 4
Lập PTHH của các phản ứng sau:
a) Photpho + Khí oxi →  Photpho(V) oxit (P2O5)
b) Khí hidro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước (H2O)
c) Canxi + axit photphoric (H3PO4) → Canxi photphat (Ca3(PO4)2) + khí hidro
d) Canxi cacbonat (CaCO3) + axit clohidric (HCl) →
                                                  Canxi clorua (CaCl2)+ nước + khí cacbonic
Bài 5
Cho kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra khí hidro (H2) và hợp chất nhôm sunfat Al2(SO4)3.
a) Lập PTHH.
b) Cho biết tỉ lệ nguyên tử nhôm Al lần lượt với ba chất còn lại trong phản ứng hóa học.
Bài 6
Photpho đỏ cháy trong không khí, phản ứng với oxi tạo thành hợp chất P2O5.
a) Lập PTHH.
b) Cho biết tỉ lệ giữa nguyên tử P với các chất còn lại trong PTHH.
Bài 7
a) Khí etan C2H6 khi cháy trong không khí phản ứng với khí oxi, tạo thành nước H2O và khí cacbon đioxit CO2. Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ giữa số phân tử C2H6 với số phân tử khí oxi và khí cacbon đioxit.
b) Cho sơ đồ phản ứng sau:
            Al    +       CuSO4       →     Alx(SO4)y     +      Cu
Xác định các chỉ số x và y. Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với các chất còn lại trong phản ứng. 
Bài 8
Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat(KClO3) thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua(KCl). 
a/Lập PTHH
b/Tính khối lượng muối kali clorua thu được?
Bài 9
a)   M   +   HNO3  →    M(NO3)n   +   NO    +   H2O
b)   M   +   H2SO4    → M2(SO4)n   +   SO2   +   H2O
c)  M    +  HNO3    →    M(NO3)3    +   N2O   +   H2O
d)  M    +  HNO3    →    M(NO3)n    +   N2O   +   H2O
e)  Fe   +   HNO3   →    Fe(NO3)3   +   NxOy    +   H2O
f)  FexOy  +  HNO3   →   Fe(NO3)3   +   NO   +  H2O
g)  FexOy  +  HNO3   →   Fe(NO3)3   +   NO2   +  H2O
h) FexOy  +   HCl   →    FeCl2y/x   +    H2O
i)   FexOy    +   H2SO4    →  Fe2(SO4)2y/x    +    H2O
Hướng dẫn
Bài 1
a) Sản phẩm có oxi, nên chất phản ứng phải có oxi.
          4 Na   +   O2  → 2 Na2O
b) Chất phản ứng phải có oxi và hidro, nên sản phẩm có nước.
           CuO    +   2HCl    →    CuCl2    +   H2O
c) Chất phản ứng có Ba và SO4, nên sản phẩm có BaSO4.
          Al2(SO4)3     +  3 BaCl2   →    2 AlCl3     +     3BaSO4
d) Chất phản ứng phải có oxi và hidro, nên sản phẩm có nước.
          2 Al(OH)3  →Al2O3    +     3H2O
Bài 2
a)   CaO   +     2 HCl   →    CaCl2     +    H2O
b)  4Al       +     3O2    →       2Al2O3
c)  FeO   +      CO    →   Fe     +   CO2
d)  2Al     +    3H2SO4  →Al2(SO4)3     +     3H2
e)  BaCl2    +   2AgNO3    →Ba(NO3)2    +    AgCl
f)   Ca(OH)2    +    2HCl     →CaCl2   +      2H2O
g) 3Fe3O4    +       8Al    →   9Fe   +       4Al2O3
h) Ca(OH)2 +       CO2   →      CaCO3        +       H2O
i) Ca(HCO3)2        →    CaCO3        +       CO2   +       H2O
Bài 3
a) CuO        +       Cu     →      Cu2O
Tỉ lệ số phân tử CuO: số phân tử Cu2O là 1 : 1
Tỉ lệ số nguyên tử Cu : số phân tử Cu2O là 1 : 1
Tự làm tương tự với các câu khác.
i) 2Fe(OH)x +       xH2SO4       →      Fe2(SO4)x   +       2xH2O
Tỉ lệ:
Số phân tử Fe(OH)x : số phân tử Fe2(SO4)x là 2 : 1
Số phân tử Fe(OH)x : số phân tử H2O là 2 : 2x tức là 1 : x
Số phân tử H2SO4 : số phân tử Fe2(SO4)x là x : 1
Số phân tử H2SO4 : số phân tử H2O là x : 2x tức là 1 : 2.
Bài 4
a) 4P + 5O2 → 2P2O5
b) 4H2 + Fe3O4 →3Fe + 4H2O
c) 3Ca + 2H3PO4 → Ca3(PO4)2 + 3H2
d) CaCO3 + 2HCl →CaCl2 + H2O + CO2
Bài 5
a) 2Al          +       2H2SO4       →      Al2SO4        +       3H2
b) Tỉ lệ:
Số nguyên tử Al : số phân tử H2SO4 = 2 : 3
Số nguyên tử Al : số phân tử Al2(SO4)3 = 2 : 1
Số nguyên tử Al : số phân tử H2 = 2 : 3
Bài 6
a) 4P +       5O2   →     2P2O5
b) Tỉ lệ:
Số nguyên tử P : số phân tử O2 = 4 : 5
Số nguyên tử P : số phân tử P2O5 = 4 : 2
Bài 7
a) Tự làm.
b) Ta có Al (III) và nhóm SO4 (II), áp dụng quy tắc hóa trị ta tính được x = 2; y = 3
          2Al    +       3CuSO4      →      Al2(SO4)3    +      3Cu
Tỉ lệ:
Số nguyên tử Al : số phân tử CuSO4 = 2 : 3
Số nguyên tử Al : số phân tử Al2(SO4)3 = 2 : 1
Số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3 
Bài 8
a) PTHH:    2KClO3 → 2KCl   +       3O2
b) Theo ĐLBTKL:
mKClO3 = mKCl + mO2
=> mKCl = mKClO3 – mO2 = 24,5 – 9,8 = 14,7g
Bài 9
a)  3M   +  4n HNO3  →  3M(NO3)n   +  nNO    +  2n H2O
b)   2M   +  2nH2SO4    →M2(SO4)n   +  nSO2   +   2nH2O
c)  8M    +  30HNO3    →    8M(NO3)3    +   3N2O   +   15H2O
d)  8M    + 10n HNO3    →   8M(NO3)n    +  n N2O   +  5n H2O
e) (5x-2y)Fe + (18x-6y) HNO3   → (5x-2y)Fe(NO3)3 + 3NxOy +(9x-3y)H2O
f)  3FexOy  +  (12x-2y)HNO3   →  3xFe(NO3)3 +(3x-2y)NO   + (6x-y)H2O
g)  FexOy  +  (6x-2y)HNO3   →  x Fe(NO3)3   + (3x-2y)NO2   + (3x-y)H2O
h) FexOy  +   2yHCl   →   xFeCl2y/x   +    yH2O
i)  2 FexOy    +  2y H2SO4    →  x Fe2(SO4)2y/x    +   2y H2O
Bài tập tự luyện
Bài 1
Đốt cháy kim loại kẽm trong 6,4 g khí oxi thu 32,4 g kẽm oxit ZnO .
a) Lập PTHH.
b) Tính khối lượng kim loại kẽm cần phản ứng.
ĐS: 26g
Bài 2
Khi nung 100 kg đá vôi (CaCO3) thu được canxi oxit (CaO)và 44 kg cacbonic.
a)Lập PTHH
b)Viết công thức về khối lượng PƯ xảy ra?
c)Tính khối lượng canxi oxit thu được.
ĐS: 56
Bài 3
Cho 112 g sắt tác dụng với dd axit clohidric (HCl) tạo ra 254 g sắt II clorua (FeCl2) và 4 g khí hidro bay lên. 
a/ Lập PTHH 
b/ Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu.
ĐS: 146g
Bài 4
Cho axit clohiđric HCl tác dụng canxicacbonat CaCO3 tạo thành CaCl2, , H2O và khí cacbonic CO2 thoát ra.
a/ Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
b/ Lập PTHH.
c/ Tính khối lượng khí cacbonic thoát ra khi biết khối lượng các chất như sau:axit clohiđric:7,3g ; canxicacbonat:10g ; canxiclorua:11,1g ; nước:1,8 g.
ĐS: 4,4g
Bài 5
Cho 13,5 g nhôm vào dd axit sunfuric H2SO4 tạo ra 85,5 g nhôm sunfat và 1,5 g khí hiđro.
a/ Lập công thức nhôm sunfat tạo bởi nhôm và nhóm SO4.
b/ Lập PTHH.
c/ Viết công thức khối lượng.Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng.
ĐS: 73,5g
Bài 6
Cân bằng các phản ứng sau:
a) FexOy      +    H2SO4    →    Fe2(SO4)3      +    SO2    +   H2O
b) M    +     HNO3   →  M(NO3)n     +    NO2    +   H2O
c)  M    +     HNO3    →     M(NO3)3    +   NO     +    H2O
d)   MO    +    H2SO4     →    M2(SO4)3    +    SO2    +     H2O          

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 17 Bai luyen tap phuong trinh hoa hoc_12249502.docx