Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được (Tuần 12, Tiết 23)

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được:

 - Khái niệm và phân loại mối ghép cố định.

 - Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.

 - Biết áp dụng vào trong thực tiễn.

 - Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình

II.Chuẩn bị của thầy và trò:

 - GV: Chuẩn bị tranh vẽ hình 25.1, hình 25.2, hình 25.3. Sưu tầm mỗi loại mối ghép một mẫu vật.

 - HS: Đọc trước bài 25 SGK

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3178Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được (Tuần 12, Tiết 23)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/ 11/ 2008. Ngày Dạy: 06/ 11 / 2008
Tuần 12
Tiết 23
mối ghép cố định-mối ghép không tháo được
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được:
	- Khái niệm và phân loại mối ghép cố định.
	- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.
	- Biết áp dụng vào trong thực tiễn.
	- Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Chuẩn bị tranh vẽ hình 25.1, hình 25.2, hình 25.3. Sưu tầm mỗi loại mối ghép một mẫu vật.
	- HS: Đọc trước bài 25 SGK.
III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức 2/: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
GV: Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?
3.Tìm tòi phát hiện kién thức mới:
GV: Giới thiệu bài học
HĐ1.Tìm hiểu khái niệm chung.
GV: Cho học sinh quan sát hình 25.1 mối ghép bằng hàn, mối ghép bằng ren và trả lời câu hỏi.
GV: Hai mối ghép trên có đặc điểm gì giống nhau?
GV: Muốn tháo dời chi tiết trên ta làm ntn?
HĐ2.Tìm hiểu mối ghép không tháo được.
GV: Cho học sinh quan sát hình 25.2 ( SGK) và trả lời câu hỏi
GV: Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì?
GV: Mối ghép bằng đinh tán bao gồm mấy chi tiết?
GV: Mối ghép bằng đinh tán thường được ứng dụng trong trường hợp nào?
GV: Cho học sinh quan sát hình 25.3 ( SGK) các phương pháp hàn.
GV: Em hãy cho biết các cách làm nóng 
chảy vật hàn.
GV: Tại sao người ta không hàn quai soong vào soong mà phải dùng đinh tán?
4.Củng cố:
GV: So sánh ưu nhược điểm của mối ghép bằng đinh tán và mối ghép bằng hàn.
GV: Yêu cầu 1-2 em học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
Hs: Lên bảng trả lời.
Hs: Theo dõi.
Hs: Quan sát hình vẽ.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
Hs: Quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
Hs: Quan sát.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có nhiệm vụ nhất định trong máy chúng gồm:
- Chi tiết máy có công dụng chung.
- Chi tiết máy có công dụng riêng.
I. Mối ghép cố định.
- Trong mối ghép không tháo được ( mối ghép bằng hàn) muốn tháo dời chi tiết bắt buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép.
- Trong mối ghép tháo được ( Như mối ghép ren) có thể tháo dời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn.
II.Mối ghép không tháo được.
1.Mối ghép bằng đinh tán.
a) Cấu tạo mối ghép:
- Trong mối ghép bằng đinh tán, các chi tiết được ghép thường có dạng tấm mỏng, chi tiết ghép là đinh tán.
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ được làm bằng KL dẻo.
- Khi ghép, thân đinh được luồn qua lỗ của chi tiết được ghép sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.
b)Đặc điểm và ứng dụng.
- Vật liệu tấm thép không hàn được, khó hàn.
- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.
- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.
2.Mối ghép bằng hàn.
a.Khái niệm:
- Hàn nóng chảy kim loại chỗ tiếp xúc được nung nóng tới trạng thái nóng chảy bằng lửa hồ quang, ngọn lửa khí cháy.
- Hàn áp lực: Kim loại ở chỗ tiếp xúc nung nóng tới trạng thái dẻo, sau đó dùng lực ép.
- Hàn thiếc: Chi tiết được hàn ở thể rắn thiếc được nung nóng chảy, làm dính kết kim loại với nhau.
b. Đặc điểm ứng dụng.
- SGK.
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc và xem trước bài 16 SGK và sưu tầm mối ghép bằng 	ren, then và chốt để chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 02/ 11 /2008n Ngày Dạy: 08/ 11/ 2008.
Tuần 12
Tiết 24
Bài 26: mối ghép tháo được
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được:
	- Hiểu được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được thường gặp trong thực tế.
	- Mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt.
	- Biết áp dụng vào trong thực tiễn.
	- Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trình
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
	- GV: Chuẩn bị tranh vẽ hình 26.1, hình 26.2.Sưu tầm một số bộ ốc vít
	- HS: Đọc trước bài 26 SGK.
III. Tiến trình dạy học:
	1. ổn định tổ chức 2/: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu1: Thế nào là mối ghép cố định, chúng gồm mấy loại?
3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới.
HĐ1.Tìm hiểu mối ghép bằng ren.
GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ hình 26.1 và quan sát vật thật. Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép.?
GV: Ba mối ghép trên có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
GV: Để hãm cho đai ốc khỏi bị hỏng ta có những biện pháp gì?
GV: Khi tháo lắp cần chú ý những gì?
GV: Em hãy kể tên các mối ghép bằng ren mà em thường gặp.
HĐ2.Tìm hiểu mối ghép bằng then và chốt.
GV: Cho học sinh quan sát hình 26.2 và hiện vật rồi đặt câu hỏi.
GV: Mối ghép bằng then và chốt bao gồm những chi tiết nào?
GV: Em hãy nêu sự khác biệt giữa then và chốt.
4.Củng cố.
GV: Yêu cầu 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
- Nêu công dụng của các mối ghép tháo được.
- Cần chú ý những gì khi tháo lắp mối ghép bằng ren.
Hs: Lên bảng trả lời.
HS: Quan sát và trả lời.
HS: Trả lời ( Đều là mối ghép cố định).
HS: Trả lời ( Vòng đệm để hãm, đai ốc để khoá ).
HS: Không làm chờn ren, hư ren.
HS: Trả lời.
Hs: Quan sát, suy nghỉ trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
Hs: Thực hiện theo yêu cầu.
- Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Chúng gồm hai loại.
1.Mối ghép bằng ren.
a) Cấu tạo mối ghép.
- Mối ghép bằng bu lông.
- Mối ghép bằng vít cấy.
- Mối ghép đinh vít.
* Mối ghép bu lông gồm: 1 đai ốc, 2 vòng đệm. 3;4 chi tiết ghép. 5 bu lông.
* Mối ghép vít cấy gồm: 1 đai ốc, 2 vòng đệm. 3;4 chi tiết ghép. 6 vít cấy.
* Mối ghép đinh vít gồm: 3;4 Chi tiết ghép. 7 đinh vít.
b) Đặc điểm ứng dụng.
- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản dễ lắp, được dùng rộng rãi.
- Mối ghép bằng bu lông dùng để ghép các chi tiết có chiều dài không lớn.
- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
2.Mối ghép bằng then và chốt.
a) Cấu tạo của mối ghép.
- Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh đai, then.
- Mối ghép bằng chốt gồm: Đùi xe, trục giữa, chốt trụ.
- Mối ghép bằng then được đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép.
- ở mối ghép bằng chốt, chốt là chi tiết hình trụ được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép.
b) Đặc điểm và ứng dụng.
- ( SGK ).
	5. Hướng dẫn về nhà 2/:
	- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK
	- Đọc và xem trước bài 27 SGK chuẩn bị tranh vẽ bộ ghế 	gấp, khớp tịnh tiến, khớp quay.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được (2).doc