Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Công nghệ - Phần trồng cây ăn quả câu 2

1/ Quy trình giâm cành cây ăn quả gồm bốn bước:

Bước 1: Cắt cành giâm:

+ Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn dài 5-7cm, có từ 2-4 lá.

+ Bỏ đoạn ngọn cành và sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.

Bước 2: Xử lí cành giâm:

+ Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ . +Nhúng sâu từ 1-2cm trong 5-10 giây, sau đó vẩy cho khô.

Bước 3: Cắm cành giâm:

+ Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm, khoảng cách 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.

+ Nếu cắm vào bầu đất thì mỗi bầu một cành và xếp bầu đất sát nhau để tiện chăm sóc.

Bước 4: Chăm sóc cành giâm:

+ Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho đất, cát, mặt lá luôn ẩm.

+ Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn.

+ Sau khi giâm 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển màu từ trắng

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Công nghệ - Phần trồng cây ăn quả câu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
MÔN CÔNG NGHỆ
PHẦN TRỒNG CÂY
Phần trồng cây ăn quả
Câu 2.1: (2 điểm)
Hãy trình bày quy trình giâm cành cây ăn quả? Vì sao khi giâm cành chúng ta phải cắt bớt phiến lá của cành giâm ? 
Đáp án câu 2.1 ( 2điểm):
Đáp án
Điểm
1/ Quy trình giâm cành cây ăn quả gồm bốn bước:
Bước 1: Cắt cành giâm:
+ Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn dài 5-7cm, có từ 2-4 lá.
+ Bỏ đoạn ngọn cành và sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá.
Bước 2: Xử lí cành giâm:
+ Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ . +Nhúng sâu từ 1-2cm trong 5-10 giây, sau đó vẩy cho khô.
Bước 3: Cắm cành giâm:
+ Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống đất hoặc cát với độ sâu 3-5cm, khoảng cách 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.
+ Nếu cắm vào bầu đất thì mỗi bầu một cành và xếp bầu đất sát nhau để tiện chăm sóc.
Bước 4: Chăm sóc cành giâm:
+ Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho đất, cát, mặt lá luôn ẩm.
+ Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn.
+ Sau khi giâm 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển màu từ trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất.
2/ Khi giâm cành chúng ta phải cắt bớt phiến lá vì cành mới giâm chưa có rễ nên chưa có khả năng hút nước. Cắt bớt phiến lá nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước qua lá mà vẫn đảm bảo sự quang hợp của cây.
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
0,25đ 
1đ
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
MÔN CÔNG NGHỆ
PHẦN TRỒNG CÂY
Phần trồng cây ăn quả
Câu 2.2: (2 điểm)
Em hãy cho biết dụng cụ và vật liệu cần thiết cho một nhóm học sinh (4-6 học sinh) thực hành bài ghép mắt ?
Đáp án câu 2.2 ( 2điểm):
Đáp án
Điểm
Dụng cụ và vật liệu cần thiết cho một nhóm học sinh 
(4-6 học sinh ) thực hành bài ghép mắt :
1/ Dao con sắc
Số lượng : 4
2/ Kéo cắt cành
Số lượng : 1
3/ Dây buộc
Số lượng : 4
Lưu ý : Loại dây nilon dẹt bao bì rộng 1- 2cm, dài 20 - 30cm
4/ Túi PE (trong )
Số lượng : 4
5/ Gốc ghép
Số lượng : 4
Loại dây nilon dẹt bao bì rộng 1- 2cm, dài 20 - 30cm 
6/ Cành để lấy mắt ghép
Số lượng : 4
0,25 đ
0,25 đ
0, 25 đ
0,25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0,25 đ
0, 25 đ
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
MÔN CÔNG NGHỆ
PHẦN TRỒNG CÂY
Phần trồng cây ăn quả
Câu 2.3: (2 điểm)
Khi chiết cành chúng ta phải khoanh vỏ cành chiết, bóc vỏ phần khoanh và cạo sạch lớp vỏ trắng sát phần gỗ. Sau một thời gian cành chiết vẫn xanh tốt nhưng chỉ có mép vỏ phía trên chỗ cắt phình to lên và ra rất nhiều rễ. Em hãy giải thích tại sao lại như thế? 
Đáp án câu 2.3 ( 2điểm):
Đáp án
Điểm
- Vì khi bóc vỏ chúng ta đã bóc luôn mạch rây của cành chiết, mạch gỗ vẫn còn.
- Do đó các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây từ lá xuống cành và thân bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to ra rồi hình thành các rễ con.
- Mép dưới của khoanh vỏ bị bóc không tiếp tục vận chuyển chất hữu cơ nhưng cũng không bị ứ đọng chất hữu cơ nên không phình to và hình thành rễ con.
- Mạch gỗ vận chuyển nước từ gốc lên thân, cành và lá không bị tổn hại nên phần trên khoanh vỏ bị bóc vẫn được cung cấp nước đầy đủ, xanh tốt bình thường.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
MÔN CÔNG NGHỆ
PHẦN TRỒNG CÂY
Phần trồng cây ăn quả
Câu 2.4: (2 điểm)
 Em hãy trình bày quy trình chiết cành cây ăn quả? 
Đáp án câu 2.4 ( 2điểm):
Đáp án
Điểm
Quy trình chiết cành cây ăn quả gồm 5 bước:
Bước 1: Chọn cành chiết:
+ Cành mập, từ 1-2 năm tuổi, đường kính từ 0,5 – 1,5cm. 
+ Cành nằm giữa tán và vươn ra ánh sáng, không bị sâu bệnh.
Bước 2: Khoanh vỏ:
+ Dùng dao khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạt cành từ 10 – 15cm.
+ Độ dài phần khoanh từ 1.5 – 2,5cm.
+ Bóc hết lớp vỏ phần khoanh, cạo sạch lớp vỏ trắng sát phần gỗ
 rồi để khô.
Bước 3: Trộn hỗn hợp bó bầu:
+Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, rễ bèo tây, chất kích thích ra rễ và làm ẩm tới 70% độ ẩm bão hòa.
Bước 4: Bó bầu:
+ Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt khoanh vỏ ở phía trên hoặc
 trộn thuốc kích thích vào đất bó bầu.
+ Bó giá thể bầu vào vị trí chiết cho đều, hai đầu nhỏ dần. 
Phía ngoài bọc mảnh PE trong rồi buộc chặt hai đầu.
+ Lưu ý: Tùy từng loại cây mà kích thước bầu có khác nhau.
Bước 5: Cắt cành chiết :
+ Khi nhìn qua mảnh PE trong thấy rễ xuất hiện ở ngoài bầu đất có 
màu vàng ngà thì cắt cành chiết ra khỏi cây.
+ Bóc lớp PE bó bầu rồi đem giâm ở vườn ươm hoặc trong bầu đất.
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
0,125 đ 
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
MÔN CÔNG NGHỆ
PHẦN TRỒNG CÂY
Phần trồng cây ăn quả
Câu 2.5: (2 điểm)
Em hãy trình bày những điều cần lưu ý trong mỗi bước của quy trình thực hành giâm cành cây ăn quả?
Đáp án câu 2.5 ( 2điểm):
Đáp án
Điểm
Những điều cần lưu ý trong mỗi bước của quy trình thực hành giâm cành cây ăn quả :
Bước 1: Cắt cành giâm: 
Lưu ý cắt cành giâm vào thời gian không có nắng trong ngày (sang sớm hoặc chiều mát ). Không cắt cành lúc đang trưa có nắng to, cành lá mất nước đột ngột, tỉ lệ ra rễ kém. Cắt cành xong cần phun nước cho ướt lá rồi dựng đứng vào trong xô chứa từ 3 – 5cm nước sạch. 
Bước 2: Xử lí cành giâm : 
Nồng độ hóa chất càng cao, cành càng non thì thời gian xử lí phải càng nhanh. Với cành già, nồng độ hóa chất thấp thì thời gian xử lí lâu hơn.
Bước 3: Cắm cành giâm:
 Thời gian từ khi bắt đầu cắm cành giâm đến khi ra rễ, cành giâm sống được chủ yếu là nhờ chất dinh dưỡng dự trữ có trong cành giâm với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thích hợp. Vì vậy đất nền giâm cành không nhất thiết phải là nguồn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, chỉ cần đảm bảo độ ẩm, đủ oxi, không chứa nguồn sâu, bệnh hại. 
Bước 4: Chăm sóc cành giâm:
+ Từ sau khi cắm cành giâm đến lúc cây ra rễ phải thường xuyên duy trì độ ẩm không khí trên mặt lá ở mức 90 – 95% , đồng thời phải giữ cho độ ẩm nền giâm cành thích hợp. 
+ Khi rễ của các cành giâm đã mọc đủ dài, chuyển từ màu trắng sang vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc trong túi bầu không nên để quá lâu trong nhà ươm vì cây con sẽ bị vống, yếu, tỉ lệ sống thấp. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • doctrong cay an qua 2.doc