Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Sinh - Câu 3

 NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

 Môn :sinh - Đề 3

CÂU 6.3;(2 điểm)

 Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật?Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái.

Đáp án câu 6.3

Đáp án Điểm

Câu 1:(2 điểm)

• Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật

.Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu thức ăn, thổ nhưỡng, nơi ở.thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể .

 Khi môi trường có điều kiện sống thuận lợi thì số lượng cá thể trong quần thể tăng cao làm thay đổi mật độ cá thể của quần thể. Tuy nhiên số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản thì nhiều cá thể sẽ bị chết, mật độ quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng

• Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái

 Một trong các yếu tố cấu thành hệ sinh thái bị phá hủy bị giảm sút làm cho sự chuyển hóa năng lượng, vật chất trong hệ sinh thái mất cân đối.

-Do biến động của môi trường như: núi lửa, động đất ,ô nhiễm của môi trường.

-Do tác động của môi trường ảnh hưởng đến mắt xích thức ăn

0,5

0,5

0,5

0,5

 

doc 11 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 772Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Sinh - Câu 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn :sinh - Đề 3
CÂU 6.3;(2 điểm)
 Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật?Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Đáp án câu 6.3
Đáp án
Điểm
Câu 1:(2 điểm)
Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới quần thể sinh vật
.Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu thức ăn, thổ nhưỡng, nơi ở....thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể . 
 Khi môi trường có điều kiện sống thuận lợi thì số lượng cá thể trong quần thể tăng cao làm thay đổi mật độ cá thể của quần thể. Tuy nhiên số lượng cá thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản thì nhiều cá thể sẽ bị chết, mật độ quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng
Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái
 Một trong các yếu tố cấu thành hệ sinh thái bị phá hủy bị giảm sút làm cho sự chuyển hóa năng lượng, vật chất trong hệ sinh thái mất cân đối.
-Do biến động của môi trường như: núi lửa, động đất ,ô nhiễm của môi trường....
-Do tác động của môi trường ảnh hưởng đến mắt xích thức ăn
0,5
0,5
0,5
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn: sinh- Đề 4
Câu 6.4; ;(2 điểm)	
 Khái niệm của hiện tượng khống chế sinh học.Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học là gì?
Đáp án câu 6.4
Đáp án
Điểm
Câu 2:;(2 điểm)
Khái niệm của hiện tượng khống chế sinh học
	Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng sự tăng số lượng của loài này sẽ kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của loài khác.
Nguyên nhân hiện tượng khống chế sinh học
 	Là do trong quần xã sinh vật,giữa các loài hình thành mối quan hệ về mặt dinh dưỡng:Loài này sử dụng loài khác làm thức ăn và lại bị loài khác nữa làm thức ăn. Cứ như vậy chúng tạo ra mối quan hệ số lượng lẫn nhau.
Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học
	Sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
1
0,5
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn :sinh - Đề 5
Câu 6.5;(2 điểm)
	Có các loài sinh vật sau: Cỏ, ếch ,thỏ,châu chấu, rắn, đại bàng, sán kí sinh ở động vật, giun đất,vi sinh vật phân giải.
a, Nêu điều kiện cần thiết để các loài sinh vật trên thành một quần xã sinh vật.
b, Nếu loại bỏ hết cỏ thì quần xã đó sẽ biến đổi như thế nào
Đáp án câu 6.5
Đáp án
Điểm
Câu 3;(2 điểm)
 a,Điều kiện trở thành một quần xã:
- Số lượng cá thể mỗi loài đủ lớn để tạo thành một quần thể.
- Các quần thể phải chung sống trong một sinh cảnh: trải qua một số thế hệ.
-Giữa các loài có mối quan hệ sinh thái tương hổ gắn bó với nhau,đặc biệt là quan hệ dinh dưỡng.
	b,Nếu loại bỏ hết cỏ thì quần xã đó sẽ biến đổi
- Mất sinh vật sản suất làm cho những động vật như châu chấu, thỏ, ếch mất nguồn thức ăn, phát tán đi nơi khác hoặc bị tiêu diệtrắn.đại bàng mất nguồn thức ăn cũng phát tán đi nơi khác hoặc bị tiêu diệt: sán kí sinh cũng đi theo vật chủ(chết hoặc phát tán).
-Giun đất và vi sinh vật phân giải còn tồn tại cho đến khi hết nguồn hữu cơ trong đất cũng bị hủy diệt hết. Kết quả là quần xã tan rả dần 
0,5
0.25
0,5
0,5
0,25
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn: sinh- Đề 1
Câu 3.1:( 4điểm)
1.1: NST được cấu trúc những thành phần nào? vì sao có thể dựa vào bộ NST để xác định tên của loài sinh vật?
1.2
Có 5 tế bào sinh dục đực của một cơ thể tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 12090 NST đơn.
a, Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
b, Các tế bào con tiến hành giảm phân. Xác định số nhiễm sắc thể có trong các tế bào ở kì sau của giảm phân I và kì sau của giảm phân II.
c, Các tế bào con được tạo ra đều giảm phân tạo tinh trùng. Tinh trùng tham gia thụ tinh đạt hiệu suất 10%. Xác định số lượng tinh trùng được thụ tinh.
d,Các trứng tham gia thụ tinh với tinh trùng trên đều được sinh ra từ một tế bào mầm sinh dục. Xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 50%.
Đáp án câu3. 1
Đáp án
Điểm
Câu 1:( 4điểm)
1.1:( 1điểm)
- NST được cấu trúc bởi hai thành phần chủ yếu là ADN và protein histôn.
-Có thể dựa vào bộ NST để xác định tên của loài sinh vật là vì mỗi loài có một bô NST đặc trưng cho loài mình mà không giống với bộ NST của loài khác.
- Tính đặc trưng của bộ (NST) thể hiện ở số lượng NST,hình dạng NST và cấu trúc của NST. Hai loài khác nhau có thể có số lượng giống nhau( ví dụ: đậu Hà Lan và Dưa chuột đều có 2n = 14) nhưng hình thái và cấu trúc NST thì luôn khác nhau.
1.2( 3 điểm)
a, Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n
Số NST mà môi trường cung cấp cho tế bào cho các quá trình nguyên phân là;
 5 x 2n x (25 - 1) =12090 2n = =78 NST
b, Số tế bào con được tạo thành là:
 5 x 25 = 160 (tế bào)
-Ở kì sau của giảm phân I, số NST là 2n = 78 NST kép.
Số NST trong các tế bào ở kì sau của giảm phân I là:
 78 NST kép x 160 = 12480 NST kép
- Kì sau của giảm phân II( n đơn bội kép) =39 kép tách thành 78 đơn.
 Số tế bào là: 160 x 2 =320 tế bào 
Số NST trong các tế bào là: 320 x 78 đơn = 24960 NST đơn.
c, Số tinh trùng được tạo thành là:
Cứ 1 tế bào giảm phân cho 4 tinh trùng.
Vậy 160 tế bào tạo ra số tinh trùng là =160 x 4 = 640 tinh trùng.
Số tinh trùng được thụ tinh là = 640 x = 64 tinh trùng
d, Số tinh trùng được thụ tinh = số trứng được thụ tinh = số hợp tử = 64
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%.
Số trứng tham gia thụ tinh là = 64 x =128(trứng)
Cứ 1 tế bào giảm phân tạo ra 1 trứng.
 Vậy 128 trứng cần 128 tế bào trứng.
Từ 1 tế bào đầu để tạo ra 128 tế bào cần số lần nguyên phân là:
2k = 128 k =7 . Vậy tế bào cần nguyên phân là 7 lần
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn: sinh - Đề 2
Câu 3. 2: ( 4điểm)
	2.1. Giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng phát triển của cơ thể.
	2.2. Hợp tử của một loài nguyên phân ba đợt liên tiếp, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương 182 NST.
a, Xác định 2n là bao nhiêu?
b, Một tế bào sinh dưỡng khác của cùng loài trên nguyên phân 1 lần. xác định số NST cùng trạng thái và số cromatit trong tế bào ở mỗi kì sau đây:
Kì trước
-Kì giữa
-Kì sau
- Kì cuối khi hoàn thành đợt phân bào
Đáp án câu 3.2
Đáp án
Điểm
Câu 2:(4điểm)
2.1: (1,5điểm)
Ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền:
- Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể ở các loài sinh sản vô tính.
- Bộ NST của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa hai cơ chế là nhân đôi NST và phân li NST
Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh trưởng và phát triển của cơ thể:
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của các mô, cơ quan, nhờ đó giúp cơ thể lớn lên và phát triển.
- Nguyên phân tạo ra các tế bào mới để bù đắp các tế bào của các mô bị tổn thương hoặc thay thế các tế bào già chết
2.2 (2,5điểm)
 a, Xác định 2n:
Số NST cung cấp cho tế bào nguyên phân:
(2x - 1).2n =182
Suy ra 2n = =26
 b, Số NST cùng trạng thái và số cromatit trong tế bào:
- Kì trước:
Số NST cùng trạng thái:
 2n NST kép = 26 (NST kép)
Số cromatit = 4n= 2 x 26 = 52
- Kì giữa:
 Số NST cùng trạng thái
 2n NST kép = 26 (NST kép)
Số cromatit = 4n= 2 x 26 = 52
-Kì sau:
Số NST cùng trạng thái
4n NST đơn = 26 x 2 = 52 (NST đơn)
Số cromatit = 0
-Kì cuối (khi hoàn thành đợt phân bào)
 Số NST cùng trạng thái
 2nST đơn = 26 (NST đơn)
Số cromatit = 0
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn: sinh-Đề 3
Câu 3.3 ;( 4điểm)
3.3.1: Hãy mô tả đặc điểm về hình dạng, kích thước và cấu tạo của NST
3.3.2: Có một tế bào ruồi giấm đang phân bào,người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của thoi vô sắc.
a, Tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào?
b,Có một tế bào khác của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: Số tâm động, số cromatit, số NST ở Kì giữa và kì sau của quá trình phân bào?
Đáp án câu 3.3
Đáp án
Điểm
Câu 3 ;( 4điểm)
3.3.1: ;( 2 điểm) 
Đặc điểm về hình dạng, kích thước của NST
- NST là cấu trúc di truyền nằm trong nhân của tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
- NST thường biến đổi hình thái trong quá trình phân bào và người ta có thể quan sát rõ nhất vào kì giữa, khi mà NST đóng xoắn cực đại và có dạng đặc trưng.Lúc này, các NST trong tế bào có thể có nhiểu dạng khác nhau như hình que, hình hạt hoặc hình chữ V...
- Khi đóng xoắn cực đại, có chiều dài từ 0,5 đến 50 micromet, đường kính từ 0,2 đến 2 micromet.
Đặc điểm về cấu tạo của NST
 Vào kì giữa, NST tồn tại trong tế bào ở trạng thái kép,lúc này nó gồm hai cromatit giống hệt nhau,dính nhau ở tâm động. tại tâm động ,là eo thứ nhất nằm ở khoảng giữa của NST , phân chia NST thành hai cánh.Trên một cánh của NST còn có thể có eo thứ hai.
 Tâm động có vai trò là dính NST vào thoi vô sắc trong quá trình phân bào. Nhờ đó mà khi các sợi tơ của thoi co rút, giúp NST di chuyển về các cực của tế bào.
Trong mỗi cromatit có chứa một phân tử ADN và một loại protein loai histôn
3.3.2 ;( 2 điểm)
a.- Tế bào đang ở kì giữa của lần giảm phân II
-Vì: Các NST đang xếp thành một hàng thì tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân hoặc giảm phân II. Nhưng do số lượng NST trong tế bào lúc này chỉ có 4 NST (đã giảm đi một nữa so với tế bào mẹ là 2n =8).Nên tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II.
b, Ruồi giấm có 2n =8
Kì giữa
Kì sau
Số tâm động
8
16
Số cromatit
16
0
Số NST
8 NST kép
16 NST đơn
(lưu ý HS tính theo cách khác không kẻ bảng cũng chấm trọn điểm)
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn :sinh - Đề 4
Câu 3.4:( 4điểm)
3.4.1:Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng?phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng.
3.4.2, Hợp tử I nguyên phân 4 lần và trong các tế bào con ngay sau khi được tạo ra chứa tất cả 736 tâm động.Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ 3 của hợp tử II, người ta điếm được trong tế bào có chứa 64 cromatit.
	a, hãy cho biết 2 hợp tử trên cùng loài hay khác loài?
	b, khi kết thúc đợt nguyên phân đang xét ở hợp tử II, hãy tính số tế baò con tạo ra và số NST trong các tế bào con của hợp tử II 
Đáp án câu3. 4
Đáp án
Điểm
 Câu 3.4:(4điểm)
 Câu : 3.4.1(2điểm)
-NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi ,gồm có 2 cromat giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc: có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
-Cặp NST tương đồng gồm 2 NST độc lập với nhau,giống nhau về hình dạng và kích thước, một chiếc có nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ
Khác nhau giữa NST giữa NST kép và cặp NST tương đồng.
 NST kép
 Cặp NST tương đồng
- Chỉ là một NST gồm hai cromatit giống nhau, dính nhau ở tâm động.
- M ang tính chất 1 nguồn gốc:
-Hai cromatit hoạt động như một thể thống nhất
-Gồm 2 NST độc lập giống nhau về hình dạng và kích thước.
- Mang tính chất hai nguồn gốc:
- Hai NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau.
 CÂU:3. 4.2(2điểm)
a, xác định loài:
 - Xét hợp tử I: 24. 2n =736 2n = = 46
- Xét hợp tử II: Số cromatit trong các tế bào ở kì giũa của lần nguyên phân thứ 3 là: 22 . 4n = 64
 2n = = 8
Vậy hợp tử I và hợp tử II thuộc 2 loài khác nhau.
b, Số tế bào con của hợp tử II khi kết thúc nguyên phân:23= 8(tế bào)
- Số NST trong các tế bào con: 8.2n = 8.8 = 64(NST)
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Môn :sinh -Đề 5
Câu 3.5:( 4điểm)
3.5.1: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cá thể.
3.5.2:
	Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục cái của ruồi giấm có 6 noãn nguyên bào điều nguyên phân 7 lần.Tất cả các tế bào con đều trở thành noãn bào bậc I và giảm phân tạo trứng.Số trứng trên đếu tham gia thụ tinh tạo 96 hợp tử. 
Xác định:
	a, Hiệu suất thụ tinh của trứng.
	b,Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo trứng từ các noãn nguyên bào.
	c, Số NST bị tiêu biến trong các thể cực.
Đáp án câu 3.5
Đáp án
Điểm
( 4điểm)
 Câu 3.5: ( 4điểm)
3.5.1:;( 1,5 điểm)
-Bộ NST lưỡng bội(2n) ở những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cá thể là sự kết hợp 3 cơ chế: Nguyên phân,giảm phân, thụ tinh.
-Nhờ nguyên phân mà từ hợp tử phát triển thành cơ thể, đảm bảo ổn định bô NST 2n trong các thế hệ tế bào của cơ thể.
-Nhờ giảm phân,giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n)
-Qua thụ tinh sự kết hợp giao tử đực (n) với giao tử cái (n),bộ NST lưỡng bội được phục hồi.
3.5.2;( 2 ,5 điểm)
a, Hiệu suất thụ tinh của trứng.
Số noãn bào bậc I bằng số tế bào con sau nguyên phân:
 6.27= 768(tế bào)
Số trứng tạo ra = 768. vậy hiệu suất thụ tinh của trứng bằng:
 x 100 % = 12,5%
b, Số NST môi trường:
 Ruồi giấm có 2n = 8
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo trứng từ các tế bào mầm:
 (2x+1 - 1). a .2n = ( 27+1 - 1) .6 .8=12240 (NST)
c, Số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng:
 Số thể định hướng đơn bội:
 768 : 3 = 2304
 Số NST bị tiêu biến trong các thể cực:
 2304. n =2304 x = 9216 (NST)
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docdề thi HSG 3 Câu hệ sinh thái- 5 câu NST.doc