Ngữ văn 7 - Tập làm văn học kì II

Tập làm văn học kì II

I.Thế nào là văn NL:

Văn NL là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thếvăn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục

- Những tư tưởng quan điểm trong văn NL phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

II.Đặc điểm chung:

Mỗi bài văn NL đều phải có luận điểm ,luận cứ và lập luận .Trong một VB có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ

1.Luận điểm:Là ý kiến thể hiện quan điểm trong bài NL

Ví dụ: “Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” luận điểm chính là đề bài

2.Luận cứ: Là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sởcho luận điểm ,dẫn đến luận điểm như một kết luận của nhũng lý lẽ và dẫn chứng đó .Luận cứ trả lời câu hỏi :Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3.Lập luận: Là cách lựa chọn ,sắp xếp,trình bày các luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.

 

doc 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ngữ văn 7 - Tập làm văn học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn học kì II 
I.Thế nào là văn NL:
Văn NL là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thếvăn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục
- Những tư tưởng quan điểm trong văn NL phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
II.Đặc điểm chung:
Mỗi bài văn NL đều phải có luận điểm ,luận cứ và lập luận .Trong một VB có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ
1.Luận điểm:Là ý kiến thể hiện quan điểm trong bài NL
Ví dụ: “Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” luận điểm chính là đề bài
2.Luận cứ: Là những lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sởcho luận điểm ,dẫn đến luận điểm như một kết luận của nhũng lý lẽ và dẫn chứng đó .Luận cứ trả lời câu hỏi :Vì sao phải nêu ra luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
3.Lập luận: Là cách lựa chọn ,sắp xếp,trình bày các luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
III. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghi luận
1. Đề văn
- Nêu ra một vấn đề để bàn bạc đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
- Tính chất của đề: ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, bàn bạc
2.Lập ý
Xác lập các vấn đề để cụ thể hoá luận điểm, tìm luận cứ và tìm cách lập luận cho bài văn
IV. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
1. Bố cục
- MB: nêu vấn đề có ý nghĩa đối vơi đời sống xa hội
- TB: Trình bày nội dung chủ yếu của bài
- KB: nêu KL nhằm khẳng định tư tưởng thái độ quan điểm của bài
2. PP lập luận
- Suy luận nhân quả
- Suy luận tương đồng
V. Cách làm bài văn nghị luận
1. Tìm hiểu đề
- tìm yêu cầu của đề
- Xác định phép lập luận, phạm vi lập luận
2. Lập ý: Trình tự lậpluận
- Từ nhận thức đến hành động
- Từ giảng giải đến chứng minh..
3. Lập dàn ý
4. Viết bài
V- Văn chứng minh
A-Lý thuyết
I. Khái niệm
Là phép lâp luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực,đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy
II. Cách làm
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
2.Lập dàn bài
- MB: Nêu vấn đề cần được chứng minh
- TB:Nêu lí lẽ , dân chứng để chứng tỏ luận điẻm là đúng đán
- KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
-Chú ý: Giữa các phần, các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
B . Thực hành 
Đề bài 1 :
Em hãy chứng minh: Ca dao, dân ca VN thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước. 
a). Mở bài:
Dẫn dắt vào đề
+ Ca dao là lời ru êm ái, quen thuộc
+ Là tiếng nói gia đình, đằm thắm, tình yêu quê hưong đất nước
b) Thân bài:
Ca dao ghi nội lại tình yêu quê hương đất nước
- Họ yêu những gì thân thuộc trên mảnh đất quê hương
“Đứng bên...mêng mông”.
- Xa quê, họ nhớ những gì bình dị của quê hương, nhớ người thân: 
“Anh đi anh nhớ ...hôm nao”
- Nhớ cảnh đẹp và nghề truyền thống của quê hương
“Gió đưa cành trúc...Tây Hồ”.
- Nhớ đến Huế đẹp và thơ mộng
“Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vắng nặng tình nước non”...
c). Kết Bài: 
Ca dao chất lọc những vẻ đẹp bình dị, bồi đắp tâm hồn tình yêu cuộc sống
Đề bài 2 :
Chứng minh: “Rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người”
a)Mở Bài : 
Tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, sự ưu đãi của thiên nhiên đối với con người.
b)Thân Bài:
Chứng minh:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết
+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho là làm nón...
+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.
+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí
c) Kết Bài :
Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng
Đề bài 3 :
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
a).Mở bài:
- Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh
- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù
Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”
b).Thân bài:
Giải thích:
“Một cây không làm nên non, nên núi cao”
- Ba cây làm nên non, nên núi cao
- Câu tục ngữ nói lên tình yêu thương, đ/k của cộng đồng dân tộc.
Chứng minh: 
-Thời xa xưa VIệt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm lên những cánh đồng màu mỡ: “Việt Nam...hơn”- Nguyễn Đình Thi.
- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
+ Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung...
+TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán
+TK 15: Lê Lợi chống Minh
+Ngày nay: chiến thắng 1954
+Đại thắng mùa xuân 1975
- Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh.
+Hàng triệu con người đang đồng tâm..
c).Kết bài:
- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc
- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.
Đề bài 4 :
Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: 
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
“ Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề 
- lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng- một đạo lý sống đẹp của dân tộcVN. 
2. Tìm ý 
- Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
- Các lễ hội văn hoá. 
- Truyền thống thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn. 
- Học trò biết ơn thầy, cô giáo
3. Dàn bài .
a, Mở bài. 
- Dẫn vào luận điểm => nêu vấn đề=> bài học về lẽ sống, về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người.
b, Thân bài. 
- Người VN có truyền thống quý báu thờ cúng tổ tiên.
- Dân tộc ta rất tôn sùng những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Ngày nay dân ta vẫn luôn sống theo đạo lý : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Phát động phong trào nhà tình nghĩa. 
- Học sinh làm công tác TQT..
c, Kết bài: 
- Khẳng định nhấn mạnh đạo lý
VI- LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
1. Đề bài:
Nhân dân ta có câu tục ngữ:
" Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" 
Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
2. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng -> nói lên khát vọng bao đời của người nông dân Việt Nam .
+ Tìm ý. Liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ:
- Đi cho biết đõ biết đây
ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn...
3. Lập dàn ý.
a. Mở bài.
Đề cao sự cần thiết và vai trò to lớn của việc đi vào cuộc sống để mở mang hiểu biết đối với con người -> Trích câu tục ngữ...
b. Thân bài.
+ Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- đi một ngày đàng nghĩa là gì?
- một sàng khôn là gì?
- vì sao lại đi một ngày đàng, học một sàng khôn?
- đi ntn, học ntn?...
c. Kết bài.
- Khẳng định câu tục ngữ: Ngày xưa, ngày nay câu tục ngữ vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa, là kinh nghiệm, lời khuyên hướng tới mọi người.
Đề bài 6 :
Vì sao Phạm Duy Tốn lại chọn và đặt nhan đề cho truyện của mình là: " Sống chết mặc bay"
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Thể loại- kiểu bài: Giải thích một vấn đề văn học.
- Nội dung luận đề: Truyện ngắn " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn.
- Lí lẽ và dẫn chứng: 
+ Hiểu biết về tác giả, về văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX - Về hệ thống đê điều, nạn lũ lụt thời thuộc Pháp.
+ Lấy dẫn chứng trong tác phẩm...
* Tìm ý.
- Câu tục ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
- Dân lo lắng hộ đê - Viên quan phụ mẫu cùng quan lại, sai nha ngồi trong đình đánh bài.
- Thái độ thờ ơ trước phong trào học tập, rèn luyện, xây dựng giờ,ngày, tuần học tốt của một số bạn trong lớp...
2. Xây dựng dàn ý.
a. Nêu vấn đề: 
- Giới thiệu vấn đề: Sống chết mặc bay là một nhan đề hay có nhiều ý nghĩa sâu sắc, góp phần tạo lên sự hấp dẫn và lí thú của tác phẩm.
b. Giải quyết vấn đề: 
- Luận điểm 1: Nguồn gốc nhan đề và giới thiệu nguồn gốc.
+ Giới thiệu nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
- Luận điểm 2: Vì sao tác giả lại lựa chọn và đặt nhan đề như vậy?
+ Xuất phát từ chủ đề câu truyện.
+ Từ hình tượng nhân vật trung tâm.
- Luận điểm 3: ý nghĩa của nhan đề sống chết mặc bay...
c. Kết thúc vấn đề: 
- Cái hay , cái đặc sắc của truyện.
- Giá trị của tác phẩm.
- Cảm nhận của em về nhan đề này.
 * Một số lưu ý khi làm văn giải thích
1. Giải thích một vấn đề là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu đầy đủ về vấn đề đó.
Lí lẽ nêu ra để g/t phải sắc bén , thể hiện một quan điểm, lập trường đúng đắn; cách lập luận phải chặt chẽ.
2. Muốn tìm được lí lẽ trước hết phải biết đặt câu hỏi, sau đó dùng kiến thức đã có để đưa ra lí lẽ.
- Câu hỏi nghĩa là gì? : Đặt ra khi cần giải thích nghĩa 1 k/niệm trích trong luận đề.
- Câu hỏi Tại sao? Vì sao? : câu hỏi quan trọng nhất nhằm tìm ra lí lẽ để g/t được nguyên nhân nảy sinh sự kiện vấn đề -> chỉ ra được bản chất vấn đề để thuyết phục người đọc, người nghe.
- Câu hỏi để làm gì? hoặc làm như thế nào?
- Câu hỏi có ý nghĩa gì?
3. Dàn bài: 
- MB: Dẫn vào đề.
Nêu vấn đề cần g/t.( câu trích, giới hạn vấn đề)
- TB: + Giải nghĩa các khái niệm, các từ ngữ khó.
+ Lần lượt giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề.( Sử dụng các phương pháp giải thích để nêu lí lẽ, phân tích, khẳng định...)
- KB: Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề.Suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học.
Đề cương ôn tập tiếng Việt 7 học kì II
Bài 1: Rút gọn câu
*Câu 1: NB: Thế nào là rút gọn câu? Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
- Khi nói và viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
- Khi rút gọn câu cần chú ý: 
+ không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
*Câu 2: VD: Đặt VD có câu rút gọn. Cho biết câu ấy rút gọn thành phần nào?
Hs tự cho VD, xác định đúng thành phần rút gọn.
Bài 2: Câu đặc biệt
*Câu 1: NB: Câu đặc biệt là gì? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
- Tác dụng: 
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Gọi đáp.
*Câu 2: TH: Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt qua 2 VD sau đây:
VD: a/ Một đêm hè. Tôi và mẹ cùng đi công viên dạo mát.
B/ Lan hỏi Hoa:
- Bạn gặp cô ấy bao giờ?
- Một đêm hè.
a. Câu đặc biệt (Một đêm hè)-> không có cấu tạo theo mô hình CN-VN; không khôi phục được; tồn tại độc lập.
b. Câu rút gọn (Một đêm hè)-> lược bỏ thành phần CN - VN; khôi phục được thành phần bị lược bỏ; tồn tại trong một ngữ cảnh nhất định
Bài 3: Thêm trạng ngữ cho câu
*Câu 1: TH: Căn cứ vào những điều kiện nào em xác định đó là trạng ngữ?
- Về ý nghĩa: xác định thời gian, nơi chốn, mục đíchcho câu.
- Về hình thức:
+ Đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu.
+ Cách đọc, cách viết.
*Câu 2: VD: Đặt 1 câu có dùng trạng ngữ. Cho biết tên trạng ngữ.
HS đặt được1 câu có trạng ngữ, nêu tên trạng ngữ đúng .
Bài 4: Thêm trạng ngữ cho câu (tt)
*Câu 1: NB: Khi nói, viết người ta có thể tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì?
Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện tình huống, cảm xúc nhất định.
*Câu 2: VD : Đặt câu có dùng trạng ngữ chỉ mục đích, một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Hs tự đặt 2 câu có 2 trạng ngữ theo yêu cầu.
Bài 5: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
*Câu 1: NB: Thế nào là câu chủ động và câu bị động? 
- Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật được hoạt động khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động)
*Câu 2: TH: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động:
“ Ngày nay, ở một số nơi, người ta khai thác rừng thiếu kế hoạch.”
HS biến đổi sao cho phù hợp đúng câu bị động.
Bài 6: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(tt)
*Câu 1: TH: Theo em có phải câu nào có từ “ bị, được” cũng là câu bị động hay không? Hai từ “ bị, được” thường hàm chứa ý nghĩa gì về sự vật khi được nói trong câu?
Không phải câu nào có từ “ bị, được” cũng là câu bị động.
- “Bị” -> chứa ý tiêu cực.
- “ Được” -> chứa ý tích cực.
*Câu 2:VD: Chuyển câu chủ động sau thành 2 kiểu câu bị động đã học.
VD: Người ta xây một bồn hoa ở giữa sân.
- Một bồn hoa được ( người ta) xây ở giữa sân.
- Một bồn hoa xây ở giữa sân.
Bài 7: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu
*Câu 1: NB: Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ? 
Khi nói, viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
*Câu 2: VD: Câu sau đây được mở rộng thành phần nào?
VD: Hôm ấy, trời mưa to khiến lớp tôi không tham quan được
Mở rộng chủ ngữ, vị ngữ ( CĐT)
Bài 8: Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu ( tt)
*Câu 1: VD : Gộp 2 câu thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng.
a. Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui.
b. Cây rừng bị tàn phá. Điều đó khiến lũ lụt xảy ra triền miên.
a. Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui.
b. Cây rừng bị tàn phá khiến lũ lụt xảy ra triền miên.
*Câu 2:VD: Đặt 1 câu có cụm chủ vị được mở rộng
Hs tự đặt câu theo yêu cầu. 
Bài 9: Liệt kê
*Câu 1: NB : Thế nào là phép liệt kê?
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
*Câu 2: VD: Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết đó là kiểu liệt kê gì?.
“ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”
HS gạch chân phép liệt kê - liệt kê từng cặp.
Bài 10: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
*Câu 1: TH: Em hiểu dấu chấm lửng thường dùng trong những trường hợp nào trong VD sau:
VD: Quê hương em có rất nhiều loại trái cây: mận, bưởi, nhãn
Dấu chấm lửng dùng trong trường hợp trên để: tỏ ý còn nhiều loại trái cây chưa liệt kê hết
*Câu 2:VD : Viết đoạn văn ( 5-7 câu)có dùng dấu chấm lửng (hoặc dấu chấm phẩy.)
Hs tự chọn chủ đề viết cho phù hợp yêu cầu.
Bài 11: Dấu gạch ngang
*Câu 1: NB: Nêu những công dụng của dấu gạch ngang. 
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
*Câu 2: TH: Làm sao phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối khi viết?
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Tài liệu đính kèm:

  • docôn tập TV- TLV 7 học kì II.doc