Những bài văn tham khảo lớp 6

*Đề 9: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên.

*Bài viết

Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom.

Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thuở ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung.

 Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗng ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời.

 

doc 51 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2244Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn tham khảo lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.
Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:
- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.
Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:
- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.
Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:
- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.
Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:
- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo nàu xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lõi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.
Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.
*Đề 27: Kể về một người bạn mà em mới quen.
*Bài viết
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh? 
- Mình cũng không sao 
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
 - Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
*Đề 28: Kể về một người làm việc trong trường (bác lao công, bảo vệ, cô thủ thư,...).
*Bài viết
Tụi học sinh chúng tôi hầu như chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhưng không phải vì ghét bác mà là vì hầu như chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch như lau cứ như chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhưng riêng đối với tôi, ấn tượng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi được phân công đi lao động.
Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trưa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trường. Dù đến sớm nhưng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dưới biển. Còn tụi con trai, trước khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trường các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trường buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh.
Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trưởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ được giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhưng lạ thay! Khi xách nước đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã được lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã được quét sạch bong. Chưa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành côngh việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời: 
- Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không?
Bạn lớp trưởng chưa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp:
- Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hưởng đến ngày kỷ niệm.
Lúc ấy, bạn lớp trưởng mới thưa:
- Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá!
- Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhưng các cháu cần nhớ khi đã được giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không được đá bóng ở sân trường vì sẽ làm hỏng cây xanh.
Chúng tôi ngoan ngoãn gật đàu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp được gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện như những đưas con lâu ngày mới gặp lại cha mình.
*Đề 29: Kể về một người tốt mà em biết.
*Bài viết
Em hẳn là một người hạnh phúc khi luôn được sống trong sự yêu thương đùm bọc của tất cả mọi người. ở nhà, vì là con út nên lúc nào em cũng được mọi người chiều chuộng. ở trường, thầy cô và bạn bè cũng luôn quý mến em. Đó thật là một điều tuyệt diệt. Trong số những người tốt quanh em, thì ông nội là người mà em yêu quý nhất.
ở tuổi em có lẽ nhiều bạn sẽ gần gũi với mẹ nhiều hơn. Nhưng với em, ngoài người mẹ em rất mực kính yêu thì ông nội là người tốt nhất. Không hiểu sao em lại dễ gần ông đến vậy. Năm nay ông nội đã quá tuổi 70, nhưng vẫn giữ được vẻ quắc thước. Mái tóc của ông đã bạc đến tám phần. Vầng trán và hai đuôi mắt rất nhiều nếp nhăn ẩn chứa đằng sau một cuộc đời nhiều suy nghĩ. Từ ngày ở cùng ông, em cảm thây sông gần gũi lắm. Ông có một kho truyện cổ tích dân gian và có thể kể cho em nghe bất cứ lúc nào. Và còn lạ hơn nữa khu lúc nào ông cũng có thể sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ dân gian. Nhiều lúc em tự hỏi không biết làm cách nào mà ông lại nhớ nhiều đến vậy. Thỉnh thoảng có lúc ông đi xa, ở nhà một mình em cứ tha thẩn mãi. Nhưng bù lại mỗi lần ông về đều có rất nhiều quà cho mấy đứa chúng em. Đó chỉ là mấy điều rất nhỏ, bên cạnh bao điều tốt đẹp mà em có thể nói về ông. Nhưng có lẽ điều khiến em quý ông nhất chính là ở cái sở thích đặc biệt của ông.
Chả là từ lúc hơn 40 tuổi, ông chọn thú chơi trồng lan cảnh. Vườn lan của ông lúc nào cũng đầy những sắc hoa. Nhưng ban đầu thực sự em cũng không thích lắm, vì so với các loài hoa khác em chẳng hiểu gì về phong lan. Có lần giúp ông tưới lan, em mới hỏi:
- Ông ơi, tại sao ông lại thích hoa lan? 
Ông nhìn em cười hiền từ rồi nói:
- Phong lan chỉ sống bằng khí trời và nước lã nên luôn thanh sạch. Nó giống như phẩm cách của những người tốt cháu ạ. Những người chơi phong lan lâu ngày có thể thay đổi đi những thói quen xấu của mình. Đó là điều làm ông rất thích phong lan.
Em không hiểu lắm về những điều ông nói nhưng những gì làm người ta tốt hẳn lên là đáng quý.
Một lần khác khi ở vườn lan, ông hỏi:
- Huyền à! Cháu có thích hoa lan không?
- Dạ! Cháu có thích nhưng cháu không hiểu hoa lan có ý nghĩa gì?
- Hoa phong lan tượng trưng cho sự tinh khiết và thanh sạch cháu ạ. Vẻ đẹp của phong lan ở chỗ, nó nở không nhiều và nở rộ như những loài hoa khác. Lan nở thường vào dịp tết và chỉ nở một lần trong năm nhưng hoa rât sbền lâu có khi đến vài tháng. Tích tụ một năm để rồi hiến cho đời một vẻ dẹp rực rỡ bền lâu chính là vẻ đẹp huyền diệu của phong lan cháu ạ!
Không biết em yêu phong lan tự bao giờ hay chính tình yêu đối với nội đã khiến em yếu quý phong lan. Tại sao không bao giờ ông giảng giải những điều đạo lý mà em vẫn học được từ ông bao điều mới lạ và bổ ích, học được ở ông, ở phong lan cái nhân đức làm người. Cuộc sống sẽ liên tục thay đổi nhưng ước gì em được sống bên ông, bên phong lan mãi mãi.
*Đề 30: Trong vai bà đỡ Trần, kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa.
*Bài viết
ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện "Con hổ có nghĩa". Chả là đã lâu lắm rồi, ở vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đem qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó không ăn thịt. Người làng phải đợt đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua...
Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dạy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngỡ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đáng phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi.
Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kỹ, tô thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ dẵn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiệ ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hoà vào nước cho con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. Hổ dực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con.
Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc khác to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật đật cái đầu rồi quay lưng đi trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng.
Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con hổ kia có nghĩa.
Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.
*Đề 31: Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình.
*Bài viết
Chào các bạn! Tôi là Mạnh Tử, giờ đây đã trở thành một bậc hiền tài nổi tiếng khắp đó đây. Nhưng các bạn biết không, để có được thành công như vậy, tôi phải cảm ơn mẹ rất nhiều. Những bài họcd dầu đời mẹ dạy tôi từ lúc ấu thơ, có lẽ đi hết cuộc đời này tôi vẫn không sao quên được.
Nhớ ngày ấy, nhà tôi ở gần nghĩa địa. Dù rất sợ ma nhưng vốn tính tò mò, một hôm tôi trốn mẹ ra nghĩa địa để xem. Tôi thấy có một đám người rất đông mặc đồ xô trắng cứ đào, lăn, chôn, khóc. Về nhà, tôi bày trò bắt chước những người kia liền bị mẹ mắng cho một trận, rồi mẹ nói: các con không thể tiếp tục ở đây được nữa!
Nhà tôi chuyển đến gần một khu chợ lớn. Tôi hàng ngày lại thấy người ta bán buôn điên đảo, liền về nhà cũng bắt chước nô nghịch làm theo. Mẹ gọi tôi vào nói:
- Con còn nhỏ, không được học đòi cách buôn bán như người ta. Vậy là nhà ta dọn đến đây cũng không hợp nữa rồi. ở đây lâu e các con hỏng mất.
Rồi mẹ lại dọn nhà đến khu trường học. Thấy các bạn nô nức đến trường, học hành chăm chỉ, tôi vội về nhà đòi mẹ mua cho sách vở để đến trường học cùng các bạn. Mẹ tôi mỉm cười. Tôi thấy bà chẳng phản đối gì.
Một hôm đang đọc sách trong nhà, tôi nghe bên hàng xóm có tiếng lợn kêu và tiếng người hô giết lợn. Tôi bèn hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Người ta giết lợn để làm gì hả mẹ?
- Để cho con ăn đấy!
Tôi thắc mắc suốt từ sáng đến trưa không hiểu tại sao người ta lại giết lợn lấy thịt cho mình ăn. Nhưng bữa trưa hôm ấy, mẹ cho tôi ăn cơm thịt thật.
Tôi học càng ngày càng tiến bộ nhưng vẫn chưa quên thói mải chơi. Một hôm tôi bỏ học đi câu cá. Nửa buổi, tôi đã mang một xâu cá lớn về nhà nhưng không ngờ mẹ biết tôi bỏ học. Bà nhìn thẳng vào tôi rồi liền tay lấy dao cắt đứt đôi miếng vải đang nằm trên khung củi. Bà nhắc nhở:
- Con đang học mà bỏ đi chơi thì cũng như miếng vải kia đang dệt mà bị cắt đôi ra vậy!
Từ đó, tôi ngoan ngoãn không còn ham chơi nữa. Đấy! Những bài học mà mẹ dạy tôi là như thế đó. Lúc đầu tôi cũng không hiểu tại sao mẹ lại dạy tôi như vậy. Sau này tôi mới bết, môi trường giáo dục có ý nghĩa quan trọng vô cùng. Mẹ đã lấy chính bản thân mình làm tấm gương soi sáng. Nó giúp tôi tu chí để có được ngày hiển đạt hôm nay.
PHẦN MIấU TẢ
*Đề 32: Tả lại một ngày thu đẹp trời ở quê mình.
*Bài viết
Nghe tiếng mẹ gọi, em vùng dậy trước xuống khỏi giường. Nhưng vừa đặt chân xuống đất em bỗng rùng mình. "Mẹ ơi! Hôm nay, tại sao con lại thấy trời lành lạnh". Mẹ em trả lời: "Trời đã chuyển mùa sang tiết thu rồi con ạ!".
Em với chiếc áo dài rồi vừa mặc vừa chạy ra sân. Đúng là mùa thu thật? Bầu trời hôm nay cao và trong xanh hơn. Khí trời trong và mát hẳn. Những rặng tre đầu ngõ đang phất phơ những ngọn gió heo may. Thể nào mà em cảm thấy trời đang se lạnh. Mấy hôm trước theo mẹ ra đồng, em thấy mùi hương ở đầm sen đã vãn. Mẹ bảo rằng: "Như thế là đã sắp hết hè rồi con ạ".
Tập xong bài thể dục, em lại càng ngỡ ngàng hơn khi ngoài vườn vài cây trong khóm cúc của bố đã nở hoa. Mấy bông cúc trắng nhỏ ly ty như chiếc cúc trên áo ngày nào em cũng mặc đến trường. Bên cạnh đó là những bông cúc vàng đang khoe màu kiêu hãnh. Em vui vẻ reo lên: Thu đã đến thật rồi!
Hôm nay cả ngày được nghỉ, em đòi theo mẹ cùng các chị ra cánh đồng chơi. Buổi chiều mùa thu có nắng nhưng không gắt như mùa hè. Nắng mỡ gà vàng nhạt dải trên khắp những ruộng ngô xanh non mơn mởn trông vô cùng đẹp mắt. Đôi lá ngô non chưa kịp vươn lên cao đã bị mất chú cào cào tinh nghịch đạp rách toang trông thật là tội nghiệp. Em cùng lũ bạn thả trâu trên những đám ruộng bỏ không rồi chạy tung tăng khắp những luống ngô non để bắt cho được những chú cào cào có cặp cánh màu xanh và đỏ tía. Buổi chiều mùa thu qua nhanh theo những trò chơi thú vị và hấp dẫn của tuổi thơ.
Chiều muộn, em theo mẹ dắt trâu về nhà. Lúc này loáng thoáng đã có đôi nhà khói bếp nấu cơm chiều. Cả không gian được phủ bởi một màn sương nhạt. Sương làm cho làn khói bếp chẳng bay được lên cao cứ lờn vờn quanh những bụi tre làng.
Ngày thu đầu tiên đá qua đi. Thế mà trong em vẫn còn ngân nga cái cảm giác vui vui khó tả. Đêm ấy gió heo may vẫn thổi, ngoài trời đã lạnh hơn. Đêm ấy, em ngủ một giấc ngon lành.
*Đề 33: Viết thư cho bạn, tả không khí học tập của lớp mình.
*Bài viết
Hương Giang thân!
Lâu quá rồi, Ngọc Lan không nhận được thư của bạn. Và có lẽ cũng phải hơn hai tháng rồi mình chưa viết hỏi thăm Giang. Lớp mình dạo này bận quá. Chả là sắp đến ngày 20-11 mà. Hôm nay mình làm bài xong sớm nên tranh thủ viết cho Hương Giang vài dòng để kể cho bạn nghe tình hình học tập của lớp mình.
Hương Giang ạ! Từ ngày cậu chuyển đi, lớp mình đổi thay nhiều lắm, nhất là về học tập! Lớp mình bây giờ đã vươn lên đứng đầu khối sáu. Không khí học tập thời gian gần đây của lớp thật là tuyệt diệu. Hàng ngày, nó được thắp lên từ lúc các bạn tới trường. Giang biết không! Chính Hải còm là người khởi xướng đấy! Hải học say mê lắm. Gần như hôm nào cậu ấy cũng làm xong bài tập về nhà ở ngay trên lớp. Thế rồi cậu ấy tình nguyện đi giảng giải cho mọi người về những bài toán khó. Còn ở trong giờ, nhất là giờ toán thì miễn chê. Hải còm luôn có những lời giải độc đáo và ngắn gọn vô cùng. Bọn lớp mình ai cũng quý Hải còm lắm chứ không như dạo trước đây đâu.
Hàng ngày, ngay từ lúc truy bài, lớp đã sôi nổi lắm. Các bạn đưa ra kết quả về những bài toán thầy cho và lại còn bảo nhau về những cách làm mới mẻ. Thế là lớp cứ thế thi đua sôi nổi. Đợt này sắp đến 20-11, không khí ấy càng ấm nóng hơn. Những bạn trước đây học kém như Bích và Duyên thì bây giờ cũng không còn trầm nữa. 
à! Mình nhớ ra rồi, thay đổi lớn nhất của lớp mình là ở môn Ngữ Văn. Giang ạ! Trước đây các bạn sợ giờ Ngữ Văn lắm. Cứ phải soạn bài, lại còn kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng thấy ngại vô cùng. Nhưng bây giờ thì khác lắm! Trường mới! Thầy mới nữa! Giờ văn bây giờ ngọt ngào hơn xưa nhiều. Giọng giảng của thầy rất đặc trưng: Trầm ấm và tình cảm khiến cả lớp mình cứ tự nhiên ai cũng như bị cuốn vào bài giảng. Quỳnh Trang năm nay nổi lên là người học văn tốt nhất và tớ chắc rằng đợt này cậu ấy sẽ lại đi thi học sinh giỏi cho thành phố mà coi. Sôi nổi trong giờ, Quỳnh Trang đã giúp hầu hết các bạn lớp mình xoá tan đi sợ hãi của việc học môn văn. Không ngờ môn văn lại gần gũi và thân thiết thế! Nó gần như cuộc sống, như chính những người ruột thịt của mình.
Đấy! Cậu thấy không? Bọn mình đang náo nức đón chờ ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ nay đến ngày kỷ niệm, thành tích học tập của lớp mình chắc sẽ làm các thầy cô hết sức vui lòng. Đó sẽ là món quà ý nghĩa nhất lớp mình dâng tặng các thầy cô.
Thôi! Cũng muộn rồi, chắc là sắp đến giờ đi học, mình dừng bút đây! Khi nào có thời gian nhớ viết thư cho mình nhé! Chào Hương Giang! Chúc cậu luôn học giỏi.
Bạn thân
*Đề 34: Mùa hè đến rực rỡ hoa phượng và tiếng ve kêu râm ran. Em hãy tả lại cảnh này và nói lên cảm tưởng của mình khi mùa hè đến. 
*Bài viết
Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. V

Tài liệu đính kèm:

  • docTAOON_TAP_VAN_TU_SU_MIEU_TA.doc