Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 2) - Trần Thị Yến

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

 Hs hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

2.Kỹ năng

 - Hs tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.

- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.

 

docx 9 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4567Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 2) - Trần Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gv hướng dẫn : cô Lê Thị Yến Trinh
Người dạy: Trần Thị Yến
Ngày soạn : 03/02/2012
Ngày lên lớp : 13/03/2012
Môn dạy : GDCD
Lớp dạy : 7a4
Tiết dạy : 4
Tên bài dạy : QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức 
 Hs hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
2.Kỹ năng 
 - Hs tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.
- Tố cáo với cơ quan chức năng những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.
3.Thái độ 
 - Hs có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
II. Chuẩn bị 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Tài liệu tham khảo :SGV, SGK,KTKN 7 Hiến pháp năm 1992, Điều 70; Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 1999, Điều 129.
Phương pháp :đàm thoại, tích hợp,sắm vai, tình huống
Đồ dùng :bảng phụ
Chuẩn bị của học sinh
Soạn bài
III.Hoạt động dạy và học
1.ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1: Em hãy phân biệt tự do tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan ? cho ví dụ ?
Câu 1 :
Tín
ngưỡng
Tôn
giáo
Mê tín dị đoan
Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí.
Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức
Tôn giáo còn được gọi là Đạo.
 Tin vào 
 những 
 điều 
 mơ hồ 
 dẫn đến
 kết quả 
 xấu.
Tin vào:thần linh, thượng đế, chúa trời.
Đạo Phật, đạo Thiên ChúaĐạo Phật
Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép
Bài mới: 
Tiết trước chúng ta đã được học thế nào là tự do tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan vậy thì để hiểu rõ pháp luật nước ta quy định về quyền và trách nhiệm của chúng ta về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1 : Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
GV yêu cầu hs đọc lại thông tin , sự kiện, nhắc lại khái niệm tự do tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan
Đảng và nhà nước ta có những chính sách về tôn giáo và tín ngưỡng 
? Điều 70 của Đảng đưa ra những vấn đề gì ?
Hs: 
Gv: điều 70 Hiến pháp nước ta quy định.
Gv:Ở nước ta có rất nhiều tôn giáo như : đạo Phật, đạo Thiên chúa, hòa hảo, cao đài,..
?Vậy chúng ta có quyền theo một trong các tôn giáo trên không ? Vì sao ?
Hs :
Gv: có, vì nhà nước quy định công dân có quyền theo bất cứ tôn giáo nào mà chúng ta cảm thấy vừa ý.
? Nếu đã theo một tôn giáo nào đó thì có thể bỏ không theo nữa được không?
Hs: 
Gv: có thể bỏ. vì theo quy định của nhà nước tại điều 70. Hiến Pháp 1992 quy định : công dân có quyền theo hoặc không theo hay bỏ không theo thì không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
? Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
Hs:
Gv : Là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
Cho hs xử lí tình huống:
Mẹ Nam là người theo đạo thiên chúa và thường đi lễ ở nhà thờ vào chiều chủ nhật. nhưng bố Nam lại là người theo đạo Phật nên bố Nam không thích mẹ Nam đi lễ nên ngăn cấm không cho mẹ Nam đi và còn nói : 
Nếu còn đi nữa bố Nam sẽ đuổi mẹ Nam ra khỏi nhà và đến nhà thờ quậy phá
? Theo em, hành vi của bố Nam có vi phạm quyền tự do tín ngưỡng không ? Vì sao ?
Hs: 
Gv: đã vi phạm.vì bố Nam đã ngăn cấm không cho mẹ Nam đi lễ mà còn đe dọa sẽ đuổi ra khỏi nhà và đến nhà thờ đập phá. Như vậy bố Nam đã không tôn trọng vợ mình, dù là vợ chồng đi chăng nữa thì mỗi người đều có quyền tự do riêng không ai được xâm phạm đến.
Cđ : chúng ta đã hiểu thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo vậy mỗi công dân cần có trách nhiệm như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, qua phần d. 
Chúng ta quay lại tình huống 
?Nếu bố Nam là người biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thì bố Nam sẽ phải làm gì ?
Hs :
Gv: bố Nam sẽ tôn trọng mẹ Nam và đồng ý cho mẹ Nam đi lễ ở nhà thờ.
Tình huống 2
Hưng và Hải đều là học sinh lớp 7a nhưng Hải theo đạo Thiên chúa còn Hưng theo đạo Phật. Hưng thấy Hải đi lễ thì Hưng nói “a men sách cả mèn đi xin thịt chó’’ không chỉ thế lên lớp Hưng nói với cả lớp không chơi với Hải vì Hải theo đạo Thiên chúa là kẻ xấu.
? Theo em hành vi của bạn Hưng như vậy đã đúng chưa ?
Hs:
Gv: chưa đúng. Vì Hưng có thái độ không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn xúc phạm đến người khác, và cố ý gây chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các bạn trong lớp và với những người theo tín ngưỡng.
?Dựa vào 2 tình huống trên em nào cho cô biết chúng ta có trách nhiệm như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ?
Hs:
Gv: - Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ
- Không bài xích, gây chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo
Giới thiệu về bộ luật hình sự
Điều 129- Bộ luật hình sự 1999(trích)
‘‘người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp,...,quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử lí hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm’’
Nghị định 69, Nghị định 26 và pháp lênh tín ngưỡng tôn giáo đều khẳng định nguyên tắc của chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là:
“ – Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
- Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân.
- Các tôn giáo hoạt động theo Hiến pháp và Luật pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được đảm bảo.
- Mọi hoạt động mê tín dị đoan được bài trừ, mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc, chống lại Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật
Một số hành vi vi phạm pháp luật
Ông Lý 55 tuổi quê ở Quảng Trị - tự xưng mình là người thuần túy tôn giáo, nhưng lại soạn thảo, nhân bản, tán phát nhiều tài liệu đẫm màu sắc chính trị, lợi dụng nhà thờ của Chúa để tuyên truyền chống phá chính quyền cách mạng, đòi xóa bỏ chế độ XHCN, xúc phạm hình ảnh Bác Hồ. Nguyễn Văn Lý gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc Việt Nam là "cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam". Là linh mục quản xứ, Nguyễn Văn Lý tiếp tục thực hiện hành vi phá hoại việc thực hiện chủ trương của Nhà nước về chính sách tôn giáo, kích động quần chúng, gây rối trật tự an ninh. Năm 1981, cố Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền đã quyết định tước quyền hoạt động mục vụ đối với Nguyễn Văn Lý. Ngày 9/12/1983, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) đã kết án ông Lý 10 năm tù về tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
Sau mãn hạn tù, ông Lý về ở tại Tòa Tổng giám mục Huế và tiếp tục nói xấu các chức sắc trong giáo phận, thường xuyên lôi kéo, chia rẽ nội bộ hàng ngũ linh mục tu sĩ và liên tục có những lời nói vu cáo "chính quyền đàn áp tôn giáo"
?Ông Nguyễn Văn Lý đã vi phạm những điều gì ?
Hs:
Gv: Ông Lý đã lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để lôi kéo, xúi giục nhân dân chống đối nhà nước CHXHCNVN và nói xấu CMVN và Bác Hồ 
? Đảng và nhà nước ta đã có những quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ?
Hs :
Gv: Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước
 Hs liên hệ thực tế
HĐ 2 : Luyện tập
Bài tập củng cố
Những hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
a/ Đi lễ ở nhà thờ, cười đùa, hút thuốc khi cha đang giảng đạo.
b/ Ăn mặc lịch sự khi đi đến nhà thờ, chùa, miếu
c/ Sống đoàn kết giữa những người có đạo và những người không có đạo, giữa những người theo đạo này với người theo đạo khác.
d/Xuyên tạc, nói xấu, lợi dụng tôn giáo mà mình không theo
Hs đọc yêu cầu bài tập
C, d, đ
Giới thiệu thêm:
Thời gian qua, Nguyễn Hồng Quang – người tự xưng là “mục sư” và tự nhận là “Hội trưởng Giáo hội Tin Lành Mennonite Việt Nam”, đã nhiều lần tán phát lên mạng cái gọi là “Đơn thư” gửi nhiều cơ quan chức năng ở trong nước và một số tổ chức quốc tế, bịa đặt, vu khống và phản đối các quyết định hành chính của UBND quận 2 (TPHCM) trong việc thu hồi 2 khu nhà, đất mà gia đình Quang đang sử dụng để thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 
Đặc biệt, Nguyễn Hồng Quang còn có hành vi lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta để kích động, tập hợp một số phần tử xấu chống lại các chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai, xâm hại đến lợi ích của cộng đồng và chống đối chính quyền khi bị xử lý. 
Hành vi này của Nguyễn Hồng Quang đã nhiều lần bị cơ quan pháp luật xử lý và báo chí, công luận lên án. 
II. Nội dung bài học 
c.Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào 
- Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa
- Có bỏ để theo tín ngưỡng , tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
d. Trách nhiệm của công dân
- Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ
- Không bài xích, gây chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau
e.Quy định của nhà nước
-Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước
III.Luyện tập
Đáp án : b, d
c.Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo :
- Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm việc xấu và lôi kéo nhân dân để chống đối nhà nước
- Gây mất đoàn kết, chia rẽ những người tôn giáo với những người không tôn giáo và ngược lại
Vd: Linh mục Lê Quang Huy đãcó những lời lẽ phản động, bôi nhọ hình ảnh của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị=> đây là hành động đi ngược với lọi ích của Tổ Quốc, của nhân dân, và không phù hợp với bổn phận là một linh mục.
d.Pháp luật nước ta quy định về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo : 
-Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước
đ.Trách nhiệm của chúng ta : 
-Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ
- Không bài xích, gây chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo; giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo
4.Củng cố, đánh giá
Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và trách nhiệm của công dân và quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
5.Dặn dò
-Học bài, làm bài 
-Chuẩn bị bài nhà nước CHXHCNVN

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 16. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Trần Thị Yến.docx