Rèn luyện kĩ năng tự học trong giảng dạy môn Sinh Học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thời đại hiện nay, khoa học công nghệ là điều kiện để con người và đặc biệt là giới trẻ tiếp cận nguồn tri thức phong phú, đa dạng. Bên cạnh những học sinh say mê học tập, khám phá thế giới tri thức đó thì vẫn còn một bộ phận học sinh thụ động trong việc tiếp cận, khám phá tri thức. Dạy học rèn kĩ năng tự học vẫn là một bài toán khó với không ít học sinh.

 Mặc dù việc tự rèn luyện của người học đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan trong nhiều năm qua; Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo có viết: “Tự học là một khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục, góp phần hình thành và nâng cao năng lực, phẩm chất của học sinh, đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến người học mà cả người dạy. Việc khơi dạy, hướng dẫn, đẩy mạnh, phát huy nội lực tự học trong dạy và học là quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm”.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kĩ năng tự học trong giảng dạy môn Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN THIỆN THÀNH
--------µ--------
 Tên chuyên đề:
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC 
TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC
Tổ : Hóa - Sinh
Năm học: 2015 – 2016
Họ và tên Giáo viên: Lâm Quế Chi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại hiện nay, khoa học công nghệ là điều kiện để con người và đặc biệt là giới trẻ tiếp cận nguồn tri thức phong phú, đa dạng. Bên cạnh những học sinh say mê học tập, khám phá thế giới tri thức đó thì vẫn còn một bộ phận học sinh thụ động trong việc tiếp cận, khám phá tri thức. Dạy học rèn kĩ năng tự học vẫn là một bài toán khó với không ít học sinh.
	Mặc dù việc tự rèn luyện của người học đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan trong nhiều năm qua; Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo có viết: “Tự học là một khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục, góp phần hình thành và nâng cao năng lực, phẩm chất của học sinh, đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Đây là vấn đề không chỉ liên quan đến người học mà cả người dạy. Việc khơi dạy, hướng dẫn, đẩy mạnh, phát huy nội lực tự học trong dạy và học là quán triệt chủ trương xã hội hoá giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm”.
Là một giáo viên ý thức được trách nhiệm của mình với toàn xã hội nên trong quá trình dạy học với tinh thần vừa dạy vừa học tôi nghĩ rằng để đổi mới giáo dục toàn diện thì việc rèn kĩ năng tự học trong học sinh là mục tiêu không thể thiếu.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Những thực trạng trong rèn kĩ năng tự học cho học sinh.
Qua thực tiễn dạy học ở bộ môn sinh học và trao đổi từ đồng nghiệp, bản thân nhận thức được công tác rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh có những thuận lợi và khó khăn gặp phải nên hiệu quả chưa đồng bộ trong toàn học sinh:
1.1. Thuận lợi:
- 	Sự chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi từ phía Sở Giáo Dục và Đào tạo, đặc biệt là phòng chuyên môn, tổ nghiệp vụ của bộ môn sinh học. 
-	Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo các tổ chức Đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm xây dựng các phong trào tự học, cùng nhau học tập, đôi bạn cùng tiến...thường xuyên khen thưởng các học sinh có phong trào tự học tốt qua các buổi lễ, sinh hoạt trước cờ, trao đổi phương pháp tự học giữa các khối lớp trong toàn học sinh.
- 	Phần lớn giáo viên có tinh thần nhiệt quyết, tâm quyết với nghề nên việc chuẩn bị cho nội dung kiến thức đảm bảo và chính xác.
- 	Phần lớn học sinh khá giỏi nên tinh thần học tập rất cao.
-	 Tổ chuyên môn trong nhà trường trao đổi chuyên môn theo từng chuyên đề, giải quyết được phần lớn nội dung kiến thức khó, việc xây dưng nội dung kiến thức có hệ thống hơn.
1.2. Khó khăn:
Do áp lực của khối lượng công việc luôn quá tải nên một bộ phận giáo viên chỉ mãi lo thực hiện chức năng của mình, giáo viên còn e ngoại khi nhìn thấy học sinh không có thời gian đầu tư, một số ít giáo viên còn thiếu đầu tư trong soạn giảng nên thiếu sức thuyết phục đối với học sinh, hoặc giao bài quá nhiều, quá khó vượt khả năng các em.
Năng lực tự học của mỗi học sinh khác nhau, nếu thực hiện sau một thời gian có độ phân hóa giữa các học sinh trong một lớp học rất cao. 
-	Ngày nay, cường độ và yêu cầu học tập đối với học sinh khá cao. Phần lớn các em dành quỹ thời gian để hoàn thành những yêu cầu của bài học trên lớp. Các em không đủ hoặc có rất ít thời gian đầu tư cho việc tự học, tự rèn. Khi được sự hướng dẫn của giáo viên chỉ một số các em trong lớp hoàn thành tốt theo hướng dẫn đó. Đa số học sinh còn lại hoàn toàn mang tính chất đối phó, các em chép bài bạn, copy từ một nguồn tài liệu nào đó. Một số ít không thực hiện và diện bừa một lý do nào đó .
-	Nhu cầu học tập của học sinh hiện nay rất thực tế chỉ đầu tư các môn học cần để xét tuyển đại học. Và tinh thần này được nhiều phụ huynh đồng tình, ủng hộ.
2. Giải pháp cụ thể:
2.1. Những công việc của người giáo viên cần làm nhằm hình thành thói quen tự học.
Để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết hướng dẫn và tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho học sinh hoạt động nhằm phát triển  năng lực tư duy, sự linh hoạt, sự sáng tạo cho người học thông qua một số công việc nhỏ nhưng có tính chất quyết định.
 Ÿ Thứ nhất, phải tạo được cho học sinh niềm yêu thích, say mê đối với môn học.
 Ÿ Thứ hai, hướng dẫn cho học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu.
 Ÿ Thứ ba, hướng dẫn cho học sinh cách tìm nguồn tài liệu: giới thiệu cho học sinh những cuốn sách hay, những tài liệu bổ ích liên quan đến nội dung học và khuyến khích các em tự tìm kiếm, tự phân tích và tổng hợp kiến thức, cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web chuyên ngành, hoặc các trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để các em tham khảo thêm.
 Ÿ Thứ tư, dạy cho học sinh cách nghe giảng và ghi bài như thế nào, đây là những kĩ năng học tập vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh. Trình độ nghe và ghi chép của người học ở mỗi môn học khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học và phương pháp giảng dạy của từng giáo viên. Học sinh thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều học sinh chỉ chờ giáo viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì bỏ trống. 
 	Ÿ Thứ năm, hướng dẫn cách học và nhớ bài.
 	Ÿ Thứ sáu, cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh ở tiết học tiếp theo: Đây là công việc có thể xem hàng đầu nhằm để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy học sinh tận dụng hết thời gian tự học, vừa định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo vừa là động cơ cho các em tìm hiểu nguồn kiến thức mới sau khi nắm được kiến thức đã học. Khi có sự chuẩn bị trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều. 
2.2. Các thao tác hình thành năng lực tự học
2.3.Ví dụ minh họa 
2.3.1. Định hướng, xây dựng mục tiêu học tập cho học sinh
Trong ôn tập bồi dưỡng HSG ở nội dung chuyên đề sinh học lớp 12 nâng cao về “Các quy luật di truyền” tôi định hướng mục tiêu học tập cho học sinh bằng một số câu hỏi ( kèm địa chỉ nguồn tài liệu tham khảo):
Câu 1. Phân biệt các quy luật di truyền bằng cách hoàn thành bảng sau :
Tên quy luật
Nội dung 
Cơ sở tế bào học
Điều kiện 
Ý nghĩa
1. Phân li 
2. Phân li độc lập
3.Tương tác gen
4. Gen đa hiệu
5. Liên kết gen hoàn toàn
6. Hoán vị gen
7. Di truyền liên kết với giới tính
8. Di truyền qua tế bào chất
Câu 2. Phân biệt đột biến, biến dị tổ hợp và thường biến vối các nội dung :
Loại biến dị
Tiêu chí
Đột biến
Biến dị tổ hợp
Thường biến
Nguyên nhân
Đặc điểm
Ý nghĩa
Câu 3. Những cống hiến cơ bản của Menđen ? Sinh học hiện đại đã bổ sung những hạn chế của Menđen như thế nào?
Câu 4.Tại sao hiện tương phân li của các nhân tố di truyền theo quan niệm của Menđen lại liên quan tới sự phân li của các NST trong quá trình giảm phân ? Giải thích.
Câu 5.a. Phép lai phân tích là gì ? Vì sao sử dụng phép lai phân tích lại phát hiện được di truyền liên kết gen và hoán vị gen ?
b. Nếu không dùng phép lai phân tích thì có thể tính được tần số hoán vị gen hay không ? Cho một số ví dụ minh họa.
c. Tại sao khám phá ra di truyền liên kết ( LKG và HVG ) lại không bác bỏ mà còn bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen?
Câu 6.a. Một cơ thể lưỡng bội của loài, số gen có bằng số tính trạng của cơ thể đó không? Tại sao?
 b. Các định luật di truyền và biến dị nào xảy ra trong phạm vi một cặp NST ?
Câu 7. Đặc điểm di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NST thường và đặc điểm di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên NSTgiới tính ?
Câu 8.a. Làm thế nào để xác định vai trò của tế bào chất trong sự di truyền ?
 b. Phân biệt sự di truyền do gen trên NST với sự di truyền do gen ngoài NST ?
Câu 9. Tìm các phép lai thích hợp thuộc các qui luật di truyền khác nhau, mỗi quy luật cho một sơ đồ lai minh họa. Biết thế hệ lai thu được các tỉ lệ KH như sau :1 :1 ; 1 :2 :1 ; 3 :1 ; 1 :1 :1 :1 ; 3 :3 :1 :1.
2.3.2. Học sinh lập kế hoạch tự học tập
Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian công sức của học sinh, có sự khác nhau trong từng học sinh ở khối lượng kiến thức và kĩ năng hình thành nhanh hay chậm, kiến thức nắm nông hay sâu, có bền vững hay không, ...
2.3.3. Giáo viên và học sinh cùng thực hiện kế hoạch học tập 
Chính giai đoạn này nó quyết định sự thành công của một người giáo viên, tạo sức cuốn hút, thêm niềm tin, sự say mê và yêu thích môn học của các em. Vì ở giai đoạn này kiến thức được chính xác hóa, mở rộng hóa tùy vào mục tiêu dạy học.
Chẳng hạn, ở câu hỏi 1( nói trên) có thể học sinh hoàn thành được toàn bộ nội dung, nhưng thực chất các em chưa hiểu sâu, chưa hiểu tổng thể, chưa phân biệt rõ từng qui luật di truyền, vậy bằng sự khéo léo nhờ viên phấn vàng của người thầy mà các em hiểu và nắm chắc bài học.
Cụ thể hóa từ câu hỏi 9 (câu hỏi này các em không giải được đầy đủ cho dù là học sinh giỏi).
Ví dụ: Tìm các phép lai thích hợp thuộc các qui luật di truyền khác nhau, mỗi quy luật cho một sơ đồ lai minh họa. Biết thế hệ lai thu được hai loại kiểu hình tỉ lệ sắp xỉ 1 : 1 ; 
Bước một, giáo viên và học sinh trao đổi nhận kết quả cộng việc các em thực hiện :Ở nhà, các em có thể làm được các qui luật như : Trội hoàn toàn – lai phân tích và viết được sơ đồ minh họa ; Trội không hoàn toàn – lai phân tích và lại trở lại, sơ đồ lai ; em khác giỏi hơn tìm được di truyền độc lập – ( 1 : 1)1 ; liên kết gen – lai phân tích ; ... qua các em liệt kê ta phải xác định mức độ đúng và khen thưởng ; 
Bước hai : Bài toán thu hẹp lại bằng ví dụ cụ thể : P :..........x........ F1 : 1 mắt xám : 1 mắt trắng. Chính giáo viên là người kết luận bài toán : Đề không cho tính chất di truyền của tính trạng màu mắt; không cho biết vị trí gen qui định màu mắt trong tế bào. Vậy theo từng hướng ta sẽ kiểm tra lại xem : 
§ Nếu tính trạng màu mắt do một gen trên NST chi phối ? Lúc này học sinh nhận ra hướng đi của bài toán và sẽ giải quyết được : Gen trên NST thường (Trội hoàn toàn – lai phân tích và viết được sơ đồ minh họa ; Trội không hoàn toàn – lai phân tích và lại trở lại, sơ đồ lai), gen trên NST giới tính ( gen trên vùng không tương đồng của X, gen ở vùng tương đồng của X và Y, gen ở vùng không tương đồng của Y) ; 
§ Nếu tính trạng do gen ngoài NST ( gen ngoài nhân) có đúng không ? giải thích ; Học sinh hiểu được và trả lời không đúng vì tính trạng di truyền theo dòng mẹ và 100% giống kiểu hình mẹ.
§ Nếu tính trạng màu mắt do hai hay nhiều gen không alen chi phối ? Giáo viên gợi ý xét trường hợp hai gen không alen trên hai NST thường cùng chi phối : Học sinh nhận ra ngay các kiểu tương tác gen như bổ trợ 9 : 7 ; át chế 13 : 3  và cho tìm sơ đồ lai để chúng minh.Và nếu một gen trên NST thường còn một gen trên NST giới tính được không ? Cho học sinh viết sơ đồ lai chứng minh.
§ Và có thể mở rộng hơn bằng bài toán 2 : P .......... x.......... F1 1 mắt xám , chân cao : 1 mắt đen, chân thấp ? P .......... x.......... F1 1 mắt xám, chân cao : 1 mắt xám, chân thấp ? P .......... x.......... F1 1 mắt xám, chân thấp : 1 mắt đen, chân thấp ?... học sinh biết được qui luật di truyền và viết sơ đồ lai.
§ Nếu một gen chi phối sự hình thành nhiều tính trạng : gen đa hiệu có đúng không ? HS tự nhận ra đúng và viết sơ đồ lai.
2.3.4. Rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh cho nội dung tiếp theo
Thông qua giảng dạy, trao đổi, sửa bài trên lớp như phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh giúp cho người học khảng định thông tin tiếp nhận chính xác đồng thời tự đánh giá việc học tập và rèn luyện của mình ở mức độ nào, có thể tiếp tục phấn đấu hơn nửa, còn người thầy thông qua tiết dạy, trao đổi với học sinh nắm được mức độ mình đã truyền đạt và rút kinh nghiệm cho tiết dạy tiếp theo.
3. Kết quả thực hiện
	Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự khơi dậy phong trào từ tổ chức Đoàn thanh niên, sự phối họp quản lí của giáo viên chủ nhiệm, sau một thời gian thực hiện việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh ở các lớp giảng dạy tôi có được những kết quả đáng trân trọng :
§	Kết quả thể hiện ngay từ những giờ dạy trên lớp với một khối lượng kiến thức khá lớn nhưng việc truyền tải vào các em trở nên nhẹ nhàng hơn. 
§	Từ chỉ có một số ít học sinh tích cực học trở nên ngày càng nhiều dần số học sinh học, chịu khó và thích học. Chẳng hạn như các em chủ động xin những câu hỏi, những bài tập để các em tự giải, tự học và chủ động tìm nguồn tài liệu để trao đổi bài với tôi. 
§	Kết quả lớn nhất bên cạnh truyền đạt kiến thức, nguồn kiến thức sâu rộng mà còn dạy cho các em cách tư duy có hiệu quả, giúp các em có ý thức trách nhiệm, có đạo đức tốt, xứng đáng danh hiệu: « Người con ngoan trò giỏi và có ích cho xã hội”.
III. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMxn
Công việc dạy trên lớp hay bồi dưỡng học sinh giỏi thì việc tự học của học sinh cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả học tập,  thể hiện hoạt động nhận thức các em mức cao, mang tính chất độc lập, tự lực, tự giác, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức cũng như việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, các kì thi đặc biệt trong thi HSG, là cách tốt nhất tạo ra động lực cho quá trình học tập tiếp theo. 
Tự học không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người học mà còn góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học và đào tạo, vì thông qua kết học tập của học sinh nó thể hiện vai trò trách nhiệm của người thầy trong việc tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo trong một quá trình dạy học.
IV. KIẾN NGHỊ
Các trường học với tất cả các cấp học nên thường xuyên tuyên truyền trong học sinh ý thức tự học tập, rèn luyện thói quen tự học tùy theo mục tiêu từng môn học và từng cấp học.  
Xây dựng nhiều phong trào tự học với ý nghĩa thiết thực, có động viên khen thưởng cho các học sinh có tinh thần tự học tốt, tinh thần cùng bạn bè học tập.    
Giáo viên khi định hướng nội dung học tập cho học sinh cần bám sát nội dung chương trình, có nhiều mức độ, tránh đưa tràn lan không có ý nghĩa vận dụng.
V. KẾT LUẬN
 	 Tự học không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững, chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân người học tự rèn luyện kiên trì mới có được. Luật giáo dục điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là “ hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động”.
 Trà vinh, ngày 12 tháng 11 năm 2015
 Người báo cáo
 Lâm Quế Chi.

Tài liệu đính kèm:

  • docRen_luyen_ky_nang_tu_hoc_trong_giang_day_mon_sinh_hoc.doc