Sáng kiến kinh nghiệm Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết phương trình hóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong chương trình THCS, Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực, rèn cho học sinh tư duy sáng tạo, khả năng trực quan nhanh nhạy, đặc bietj là rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng thực hành thí nghiệm. Vì vậy, giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em các kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học.

Học hóa học hiện nay không những học sinh học lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh vận dụng lý thuyết được học vào giải các bài tập lý thuyết, thực tiễn và đặc biệt là kĩ năng thực hành thí nghiệm.

Giải toán hóa học và lập phương trình hóa học (PTHH) là hai nội dung rất quan trọng đối với môn hóa học, tất cả các bài tập hoàn thành PTHH, tính toán và chuyển đổi giữa các chất . đều liên quan tới PTHH. Tuy nhiên học sinh bậc THPT nói chung, học sinh lớp 8, 9 nói riêng thường rất lúng túng và không đúng trong việc lập PTHH (cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng), dẫn đến việc tính toán hóa học bị sai liên quan đến phương trình hóa học.

 

doc 22 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1022Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các lỗi học sinh thường mắc phải khi viết phương trình hóa học loại phản ứng trao đổi trong dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H đúng.
 Thực chất của việc lập PTHH là dùng công thức hóa học (CTHH) để biểu diển chất và đặt các hệ số trước các chất sao cho số nguyên tử trước phản ứng bằng số nguyên tử sau phản ứng và hệ số ở hai vế phương trình phải tối giản.
	Khi lập PTHH, một số phản ứng ngoài điều kiện các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau thì một số phản ứng muốn xảy ra cồn cần thêm một số điều kiện khác như: nhiệt độ, chất xúc tác thích hợp, áp suất  Đặc biệt là loại phản ứng trao đổi trong dung dịch thì ngoài các điều kiện cơ bản còn cần một số điều kiện khác mà chuyên đề tôi nghiên cứu sẽ đề cập tới.
2. Cơ sở thực tiễn:
	Để đạt được mục đích của việc dạy – học hóa học trong trường THCS thì người giáo viên dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hóa học, người giáo viên cần phải có phương pháp truyền đạt thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh.
	Xuất phát từ thực tiễn dạy học hiện nay là đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tăng cường và hiệu quả việc sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, khai thác triệt để phòng học bộ môn, người giáo viên cần có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Đặc biệt là các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh hiện nay ngoài phần thi lý thuyết thì mỗi đội thi còn có phần thi thực hành. Vì vậy, giáo viên cần thể hiện rõ vai trò là người tổ chức, điều khiển cho học sinh hoạt động một cách chủ động, sáng tạo. Khi dạy bài học có liên quan đến thí nghiệm thực hành, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, thí nghiệm.
	Qua thực tế giảng dạy mấy năm qua, tôi nhận thấy đa số học sinh không tự giải quyết được các dạng bài tập hóa học. Trong đó, dạng bài tập lập PTHH cho các phản ứng hóa học cụ thể nói chung và dạng bài tập lập PTHH cho loại phản ứng trao đổi nói riêng, học sinh thường rất bỡ ngỡ, khó khăn và không làm được. Trong thời gian đó tôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra biện pháp khắc phục. Tôi nhận thấy có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên:
	- Trường tôi đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, mức độ nhận thức của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn, không có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình.
	- Bộ phận học sinh theo Công giáo khá nhiều, thời gian dành cho học tập không nhiều, nhiều học sinh còn ham chơi, lười học.
	- Việc học tập của học sinh chủ yếu ở giờ học chính khóa, thời gian ôn tập, củng cố cũng như hướng dẫn các dạng bài tập cho học sinh không có. Đặc biệt đối với bộ môn hóa học, học sinh chưa có khái niệm học phụ đạo thêm.
	- Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong giảng dạy, chưa có sự đầu tư nhiều trong giảng dạy.
	 - Kĩ năng lập phương trình hóa học của các em còn hạn chế, đặc biệt là việc cân bằng phương trình phản ứng. Đối với cân bằng PTHH dạng công thức tổng quát thì các em lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
- Học sinh nắm chưa vững hóa trị của các nguyên tố cũng như của các nhóm nguyên tử nên việc viết công thức hóa học của các chất trong phản ứng không đúng. Vì việc lập công thức hóa học của các chất chưa đúng nên rất nhiều học sinh tự tiện thay đổi công thức hóa học của các chất.
- Hầu hết học sinh không nhớ và hiểu tính chất hóa học của các chất nên khi viết PTHH minh họa các em còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không viết được PTHH minh họa cho các tính chất hóa học đó.
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên về các hợp chất vô cơ ở chương trình hóa học lớp 8 đa số học sinh nắm chưa vững, dẫn đến các em không nhận biết được một chất cụ thể thuộc loại oxit, axit, bazơ hay là muối.
- Khi lập PTHH loại phản ứng trao đổi, học sinh do không nắm vững các điều kiện để một phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra. Vì thế mà học sinh vẫn viết các PTHH xảy ra theo như tính chất hóa học mà các em được học nhưng nhiều phản ứng thực chất nó không xảy ra. Đây được xem là sai lầm mắc phải nhiều nhất của học sinh mà tôi thấy được trong mấy năm học vừa qua.
- Học sinh chưa biết hay là rất ít khi sử dụng bảng tính tan trong nước của một số axit, bazơ và muối. Mặc dù nội dung bảng này rất quan trọng cho học sinh cũng như cho giáo viên sử dụng trong việc xét một phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng trao đổi xảy ra hay không?
- Một nguyên nhân khách quan nữa là kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu loại phản ứng trao đổi còn rất hạn chế. Nội dung chương trình mà Bộ GD & ĐT quy định cho "phản ứng trao đổi" thuộc chương trình hóa học THCS rất ngắn. Cụ thể, bài "tính chất hóa học của muối" quy định dạy trong 1 tiết bao gồm cả mục II - Phản ứng trao đổi. Trong 1 tiết này có cả kiến thức luyện tập.
Vì các nguyên nhân trên, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh đối với môn hóa còn rất thấp. Học sinh không tự lập được các PTHH nói chung và PTHH loại phản ứng trao đổi trong dung dịch nói riêng. Học sinh không biết được bản chất của phản ứng trao đổi, không biết cách xem xét phản ứng nào xảy ra và phản ứng nào không xảy ra.
Cụ thể kết quả học tập của học sinh trong năm học 2012 – 2013 và 2013 – 2014 như sau:
Năm học
Điểm 8 - 10
Điểm 6,5 - 7,5
Điểm 5 - 6,5
Điểm < 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2012 - 2013 (số HS: 116)
6
5,2
19
16,4
41
35,3
50
43,1
Qua kết quả khảo sát ở trên, chúng ta thấy được tỷ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, số học sinh yếu, kém còn nhiều.
Từ thực trạng học sinh như vậy, tôi đã dành thời gian để thử nghiệm phương pháp riêng của mình và bước đầu đã cho kết quả khả quan.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
 Nếu học sinh nắm chắc kiến thức về công thức hóa học, b¶n chÊt cña phản ứng hóa học vµ ®Æc biÖt n÷a lµ hãa trÞ cña c¸c nguyªn tè (®Ó lËp nhanh c«ng thøc hãa häc) thì học sinh có thể viết được sơ đồ của phản ứng. Thông thường đối với học sinh lớp 8, 9 thì đề thường cho sơ đồ phản ứng hoặc chỉ yêu cầu lập những PTHH đơn giản nên học sinh có thể viết được sơ đồ phản ứng. Khó khăn còn lại mà học sinh thường mắc phải là cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Nh­ng ®èi víi mét sè ®Ò häc sinh yªu cÇu lËp PTHH cña mét sè ph¶n øng d¹ng tæng qu¸t th× häc sinh hÇu nh­ kh«ng gi¶i quyÕt ®­îc kÓ c¶ c¸c em häc sinh kh¸ giái.
 Thông thường học sinh cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố bằng cảm tính, thậm chí một số em còn thay đổi cả chỉ số nguyªn tö của các chất, ...
1. Khái niệm:
- Phản ứng trao đổi trong dung dịch là phản ứng hóa học, trong đó giữa hai chất tham gia phản ứng trao đổi thành phần phân tử cho nhau để tạo thành những hợp chất mới.
- Đối với môn hóa học nói chung thì định nghĩa về phản ứng trao đổi trong dung dịch được phát biểu như sau: Phản ứng trao đổi trong dung dịch là phản ứng mà không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.
- Phương trình phản ứng trao đổi có dạng tổng quát:
AB + CD → AD + CB
	A, B, C, D trao đổi vị trí cho nhau còn số oxi hóa của mỗi nguyên tố không thay đổi.
2. Điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra:
- Các chất tham gia phản ứng phải tan trong nước (trừ phản ứng giữa muối tác dụng với axit và axit tác dụng với bazơ).
Ví dụ:	 BaSO4 + KCl → Không xảy ra
Na2SO4 + Fe(OH)2 → Không xảy ra
- Phản ứng phải tạo thành chất kết tủa (chất không tan trong nước).
Ví dụ: 	 KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl ↓
2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2 ↓
- Phản ứng tạo thành chất điện ly yếu:
+ Phản ứng tạo thành nước:
Ví dụ 1:	 NaOH + HCl → NaCl + H2O
Ví dụ 2: 	 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
+ Phản ứng tạo thành axit yếu (axit dễ bay hơi):
Ví dụ 1: 	 2NaCl + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl ↑
Ví dụ 2: 	 FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑
+ Phản ứng tạo thành chất khí:
Ví dụ 1:	 Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O
Ví dụ 2:	 CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
3. Một số loại phản ứng trao đổi thường gặp cấp THCS:
3.1. Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới.
2HCl + CuS → CuCl2 + H2S ↑
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên lưu ý và bổ sung cho học sinh kiến thức sau: Một số muối sunfua như CuS, PbS, Ag2S, HgS không tan trong axit thông thường (HCl, H2SO4 loãng) nên axit yếu H2S đẩy được các muối này ra khỏi muối của axit mạnh.
H2S + CuCl2 → CuS ↓ + 2HCl
H2S + Pb(NO3)2 → PbS ↓ + 2HNO3
3.2. Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nói rõ cho học sinh biết loại phản ứng này luôn luôn xảy ra, không cần xét điều kiện vì H2O là chất điện ly yếu.
2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2H2O
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2H2O
- Đối với axit yếu loại đa nấc, ví dụ H3PO4 khi tác dụng với bazơ mạnh, ví dụ NaOH thì tùy thuộc vào tỷ lệ số mol giữa H3PO4 và NaOH mà ta thu được một muối hay nhiều muối, muối axit hay muối trung hòa.
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
3.3. Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới.
Ví dụ: 	 CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2 ↓
FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + Fe(OH)2 ↓
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑ + H2O
- Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên nói rõ cho học sinh biết: Trường hợp kết tủa hiđroxit tạo ra là hiđroxit lưỡng tính như Al(OH)3, Zn(OH)2  thì nó sẽ tan trở lại trong kiềm dư.
Ví dụ 1: 	 AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3 ↓
Nếu dư NaOH:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Ví dụ 2:	 ZnSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Zn(OH)2 ↓
Nếu dư NaOH:
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
3.4. Muối tác dụng với muối → Hai muối mới.
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓
Lưu ý: Muối axit của axit mạnh được xem như một axit.
Ví dụ: 	 2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
3.5. Axit tác dụng với oxit bazơ → Muối và nước.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nói rõ cho học sinh biết loại phản ứng này luôn luôn xảy ra, không cần xét điều kiện vì H2O là chất điện ly yếu.
	CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
	Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh: Fe3O4 khi tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo thành 2 muối:
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
3.6. Bazơ tác dụng với oxit axit. 
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:	 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
- Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt khi giải bài toán tính theo PTHH thì giáo viên cần lưu ý cho học sinh:
+ Oxit axit CO2, SO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ đầu tiên tạo ra muối trung hòa và nước. Sau đó nếu còn dư CO2 (hay SO2) thì nó tác dụng tiếp với muối trung hòa và nước để tạo ra muối axit.
Ví dụ: CO2 tác dụng vơi dung dịch NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (1)
Nếu dư CO2:
Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 (2)
+ Oxit NO2 khi tác dụng với dung dịch bazơ thì phản ứng tạo thành 2 muối:
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
4NO2 + 2Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Ba(NO2)2 + 2H2O
Nếu có mặt của O2:
4NO2 + O2 + 4NaOH → 4NaNO3 + 2H2O
3.7. Oxit axit tác dụng với oxit bazơ → Muối.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh biết điều kiện để phản ứng thuộc loại này xảy ra: Một trong 2 oxit phải có một oxit mạnh (thuộc oxit bazơ mạnh hay oxit axit mạnh tương ứng).
CaO + CO2 → CaCO3
MgO + SO3 → MgSO4
3.8. Oxit axit tác dụng với dung dịch muối.
	Oxit axit tác dụng với dung dịch muối thì đầu tiên oxit đó tác dụng với nước tạo ra axit tương ứng, sau đó axit tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 3.2 ở trên.
Ví dụ 1: Khi sục SO2 vào dung dịch Na2CO3:
SO2 + H2O → H2SO3
Na2CO3 + H2SO3 → Na2SO3 + CO2 ↑ + H2O
Ví dụ 2: Khi sục SO3 vào dung dịch BaCl2:
SO3 + H2O → H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
3.9. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối.
Đầu tiên oxit tác dụng với nước tạo thành bazơ kiềm tương ứng. Sau đó bazơ tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 3.3 ở trên.
Ví dụ 1: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na2O tác dụng với dung dịch muối CuSO4.
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Ví dụ 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho K2O tác dụng với dung dịch muối Al2(SO4)3.
K2O + H2O → 2KOH
6KOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 ↓ + 3K2SO4
Nếu dư KOH:
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
4. Những điều cần chú ý khi viết PTHH loại phản ứng trao đổi.
a. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững tính tan của một số axit, bazơ và muối trong nước (sử dụng bảng tính tan).
- Các chất ít tan, chất kết tủa:
	+ Hầu hết các axit tan trong nước trừ axit H2SiO3 (thực tế là SiO2.H2O).
	+ Đa số bazơ không tan trong nước trừ LiOH, NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NH4OH.
	+ Tất cả muối của kim loại Na, K; muối amoni NH4+; muối axit đều tan trong nước.
	+ Hầu hết muối clorua (Cl-) tan trừ: AgCl, PbCl, CuCl.
	+ Hầu hết muối sunfat (SO42-) tan trừ: BaSO4, PbSO4, CaSO4, Ag2SO4.
	+ Muối nitrat (NO3-), muối axetat (CH3COO-) đều tan.
	+ Muối cacbonat (CO32-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại kiềm và muối amoni.
	+ Muối sunfua (S2-) hầu hết không tan và ít tan trừ muối của kim loại kiềm và muối amoni.
- Lưu ý: Các trường hợp chất ít tan trong nước (hiđroxit, muối của axit yếu ) có thể tan trong axit mạnh. Nhưng muối của axit mạnh như BaSO4, PbSO4, CaSO4, Ag2SO4 hoàn toàn không tan trong axit mạnh.
- Một số muối không tồn tại trong dung dịch như: Fe2(CO3)3, Al2(CO3)3, Fe2(SO3)3 ...
b. Những điểm cần nhớ:
- Một số axit mạnh thường gặp: H2SO4, HNO3, HCl, HBr, HI, HClO4, HCOOH
- Một số axit trung bình thường gặp: H2SO3, H3PO4 
- Một số axit yếu thường gặp: H2S, H2CO3, CH3COOH, NH4+ các axit hữu cơ
- Một số bazơ mạnh thường gặp tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 
- Một số bazơ trung bình thường gặp: Mg(OH)2, Cu(OH)2 
- Một số bazơ lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, 
- Một số bazơ yếu: Dung dịch NH3, dung dịch amin 
- H2SO4 loãng không đẩy được HCl ra khỏi dung dịch muối clorua, trái lại H2SO4 đặc nóng với tinh thể NaCl thì được.
- Một số axit yếu cũng có thể đẩy được axit mạnh ra khỏi dung dịch muối nếu muối tạo thành ít tan hoặc kết tủa:
Ví dụ:	 H2S + CuSO4 → CuS ↓ + H2SO4
- Người ta dùng H2SO4 đặc để đẩy axit yếu hoặc axit dễ bay hơi ra khỏi dung dịch muối do H2SO4 bền không bay hơi (đây là phương pháp sunfat dùng điều chế HCl, HF) nhưng tuyệt đối không dùng axit HNO3 do axit HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
- Bazơ kiềm mạnh mới tác dụng được với muối của bazơ yếu:
Ví dụ: 	 2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2 ↓
Mg(OH)2 + NaCl → không phản ứng.
5. Cách khắc phục và ví dụ cụ thể.
5.1. Axit tác dụng với bazơ → Muối và nước.
	Giáo viên lưu ý cho học sinh tính chất này luôn luôn xảy ra, cả bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
	Trong đó, giáo viên đưa ra định nghĩa về phản ứng trung hòa khác trong SGK: Phản ứng trung hòa là phản ứng hóa học giữa dung dịch axit với dung dịch bazơ tạo thành muối trung hòa và nước.
Ví dụ: 	 HCl + NaOH → NaCl + H2O
 H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
5.2. Axit tác dụng với muối → Muối mới và axit mới.
	Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp đầu tiên trong chương trình hóa học lớp 9. Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:
- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử H trong axit trao đổi với nguyên tử kim loại hoặc là hai gốc axit trao đổi cho nhau.
- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: Ít nhất một trong hai sản phẩm sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi.
- Cần sử dụng bảng tính tan.
Ví dụ 1.	 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
2HCl + CuS → CuCl2 + H2S ↑
HCl + Na2SO4 → Không xảy ra
Ví dụ 2. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào phản ứng được với nhau? Giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra?
	a. HCl + CuSO4 → b. H2S + CuCl2 →
	c. H2SO4 + Na2SO3 → d. HNO3 + BaCl2 →
	Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững các vấn đề lưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản và nhanh chóng.
	Câu (a) và (d), phản ứng không xảy ra vì sản phẩm sinh ra không có chất kết tủa hoặc là chất khí.
	Câu (b) và (c), phản ứng xảy ra như sau:
H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl
H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
5.3. Muối tác dụng với bazơ → Muối mới và bazơ mới.
- Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa học lớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối”. Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:
- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong muối và trong bazơ trao đổi cho nhau hoặc là gốc axit của phân tử muối trao đổi với nhóm –OH của phân tử bazơ.
- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: 
+ Hai chất tham gia phản ứng phải tan trong nước.
+ Ít nhất một trong hai sản phẩm sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi. 
- Cần sử dụng bảng tính tan.
Ví dụ 1.	 CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
CaCl2 + KOH → Không xảy ra
NaCl + Al(OH)3 → Không xảy ra
Ví dụ 2. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình phản ứng (nếu có) khi cho:
Dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH
BaSO4 vào dung dịch KOH
NaNO3 vào dung dịch Ca(OH)2
- Đối với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh cần nắm vững các vấn đề lưu ý như ở trên thì chúng ta sẽ giải quyết bài tập một cách đơn giản và nhanh chóng. Riêng đối với câu (a) giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh trường hợp nếu dư dung dịch NaOH. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên đưa ra kiên thức này để bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Câu a. Xuất hiện kết tủa trắng dạng keo, sau đó một phần kết tủa bị tan nếu dùng dư NaOH.
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓
Nếu dư NaOH: 
 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
- Câu (b) không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì muối BaSO4 không tan trong nước.
- Câu (c) cũng không có hiện tượng gì xảy ra, phản ứng không xảy ra vì hai sản phẩm sinh ra là Ca(NO3)2 và NaOH đều tan trong nước, không phải là chất kết tủa hay là chất khí.
5.4. Muối tác dụng với muối → Hai muối mới.
- Đây là loại phản ứng trao đổi thường gặp tiếp theo trong chương trình hóa học lớp 9 - ở bài 9 “Tính chất hóa học của muối”. Đối với loại phản ứng này, giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau:
- Những thành phần nào của hai chất tham gia phản ứng trao đổi cho nhau để tạo thành hợp chất mới: Nguyên tử kim loại trong hai muối trao đổi cho nhau hoặc là hai gốc axit của hai phân tử muối trao đổi với nhau.
- Điều kiện để phản ứng loại này xảy ra: 
+ Hai muối tham gia phản ứng phải tan trong nước.
+ Ít nhất một trong hai muối sinh ra phải là chất kết tủa hoặc là chất dễ bay hơi. 
- Cần sử dụng bảng tính tan.
Ví dụ 1. 	 NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓
FeCl3 + NaNO3 → Không xảy ra
CaSO4 + BaCl2 → Không xảy ra
5.5. Oxit bazơ tác dụng với dung dịch muối.
- Đối với chương trình hóa học lớp 9 thì tính chất hóa học này không đưa ra trong bài “Tính chất hóa học của oxit bazơ” cũng như trong bài “Tính chất hóa học của muối” nhưng theo tôi, trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì đây là một kiến thức quan trọng mà giáo viên cần phải đưa ra giảng dạy.
- Giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học sinh: Đầu tiên oxit tác dụng với nước tạo thành bazơ kiềm tương ứng. Sau đó bazơ tác dụng với muối theo điều kiện của phản ứng trao đổi thuộc loại 6.3 ở trên.
Ví dụ 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho CaO tác dụng với dung dịch muối FeSO4.
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + FeSO4 → Fe(OH)2 ↓ + CaSO4
Ví dụ 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Na2O tác dụng với dung dịch muối ZnCl2.
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2 ↓ + 2NaCl
Nếu dư NaOH:
2NaOH + Zn(OH)2 → Na2ZnO2 + 2H2O
Trên đây chỉ giới thiệu một số loại phản ứng trao đổi điển hình, những lỗi học sinh thường mắc phải cũng như một số cách khắc phục mà tôi đưa ra trong quá trình giảng dạy môn hóa học lớp 9 cấp THCS. Đề tài được tôi áp dụng cho từng đối tượng học sinh trong một lớp cũng như cho các lớp có đối tượng học sinh khác nhau. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra, lên cấp THPT các em còn gặp nhiều loại phản ứng trao đổi trong dung dịch, ví dụ dạng phản ứng trao đổi “ion” trong dung dịch cũng như một số cách giải câu hỏi và bài tập về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.
 	Trong suốt thời gian viết đề tài, tôi luôn cố gắng thông qua thực tế giảng dạy trên lớp để kiểm nghiệm đề tài và ngược lại. Trước tiên, cần giúp HS nắm vững một cách có hệ thống về các loại phản ứng trao đổi trong dung dịch thường gặp trong chương trình hóa học lớp 9. Sau đó từng bước nâng dần kĩ năng, tập dượt cho học sinh cách nhận dạng một phản ứng thuộc loại phản ứng trao đổi, biết được một phản ứng trao đổi muốn xảy ra cần những điều kiện gì, những thành phần nào trao đổi cho nhau cũng như biết được những lỗi mà các thường mắc phải khi lập PTHH thuộc loại phản ứng trao đổi trong dung dịch. Trong quá trình luyện tập và làm bài tập các em dần dần khắc phục được các sai lầm của mình. Những HS khá giỏi môn Hoá hứng thú tìm đến với các bài tập khó, biết thêm một số kiến thức nâng cao ngoài SGK mà giáo viên đưa ra. Kết quả kiểm tra khả năng viết PTHH của học sinh được nâng dần lên.
Tóm lại, đề tài này tôi chỉ nêu ra được một vài phương pháp khắc phục, mặc dù còn nhiều phương pháp hơn nữa, nhưng vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên tôi chưa thể phát hiện thêm được các phương pháp khác nữa. Cuối cùng tôi rất mong sự đóng góp chân thành và thẳng thắn của quý đồng nghiệp và các em học sinh để tôi có thể sữa chữa bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đó là nguồn động viên và kinh nghiệm quý báu để giúp cho quá trình giảng dạy của bản thân tôi sau này được tốt hơn.
6. Kết quả của việc nghiên cứu:
	Trên cơ sở khai thác các nội dung như trên, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh ở những lớp trực tiếp giảng dạy trong 3 năm gần đây.
Đề ra: (Thời gian làm bài 20 phút)
Câu 1. Viết các PTHH xảy ra (nếu có):
	a. HNO3 + Cu(OH)2 →
	b. HCl + NaNO3 →
	c. BaCl2 + Na2SO4 →
	d. AlCl3 + KOH (dư) →
	e. HCl + CaSO3 →
	g. Fe(OH)3 + NaCl →
Câu 2. Nêu hiện tượng và viết PTHH khi cho:
Kim loại Na vào dung dịch muối CuSO4.
BaCO3 vào dung dịch axit H2SO4.
Kết quả thu được như sau: 
Năm học
Điểm 8 – 10
Điểm 6,5

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem_12182248.doc