Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức cho học sinh hoạt động cặp, nhóm trong việc dạy học tiếng Anh có hiệu quả

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong nước cũng như trên toàn thế giới. Chính vì vậy nhu cầu học Tiếng Anh cũng trở nên lớn hơn bao giờ hết.

 Tuy nhiên, Tiếng Anh là một môn học thực sự khó, càng khó hơn với những khu vực nông thôn như trường THCS Mỹ Tú; vì đây là môn học nặng về từ vựng, khó về ngữ pháp, là môn học phải gắn với giao tiếp, học phải đi đôi với hành mà chúng ta lại chưa có những điều kiện đó.

 Để khắc phục được những điều kiện khách quan từ đó nâng cao được chất lượng học tập của bộ môn, giúp các em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế giao tiếp thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là làm sao để các em học sinh có cơ hội được thực hành sử dụng Tiếng Anh ngay từ trong lớp học. Muốn làm được điều này thì không gì tốt hơn là tổ chức thật tốt các hoạt động cặp, nhóm.

 Chính vì vậy trong suốt những năm học qua tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề “Tổ chức cho học sinh hoạt động cặp, nhóm trong việc dạy học tiếng Anh có hiệu quả”

 

doc 12 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 4526Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức cho học sinh hoạt động cặp, nhóm trong việc dạy học tiếng Anh có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI: 
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HOẠT ĐỘNG THEO CẶP, NHÓM TRONG VIỆC DẠY HỌC TIẾNG ANH CÓ HIỆU QUẢ
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong nước cũng như trên toàn thế giới. Chính vì vậy nhu cầu học Tiếng Anh cũng trở nên lớn hơn bao giờ hết. 
	Tuy nhiên, Tiếng Anh là một môn học thực sự khó, càng khó hơn với những khu vực nông thôn như trường THCS Mỹ Tú; vì đây là môn học nặng về từ vựng, khó về ngữ pháp, là môn học phải gắn với giao tiếp, học phải đi đôi với hành mà chúng ta lại chưa có những điều kiện đó.
	Để khắc phục được những điều kiện khách quan từ đó nâng cao được chất lượng học tập của bộ môn, giúp các em có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế giao tiếp thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là làm sao để các em học sinh có cơ hội được thực hành sử dụng Tiếng Anh ngay từ trong lớp học. Muốn làm được điều này thì không gì tốt hơn là tổ chức thật tốt các hoạt động cặp, nhóm.
	Chính vì vậy trong suốt những năm học qua tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề “Tổ chức cho học sinh hoạt động cặp, nhóm trong việc dạy học tiếng Anh có hiệu quả” 
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Vì sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Tiếng Anh, tạo ra được một môi trường nhỏ với những tình huống giao tiếp gần với thực tế để học sinh có cơ hội sử dụng Tiếng Anh, và đặc biệt là để có thể nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của học sinh trường Trung học cơ sở Mỹ Tú nên tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này.
Nghiên cứu thành công vấn đề này, chúng ta có thể đạt được một số kết quả như sau:
	- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng làm việc theo cặp, nhóm của học sinh.
	- Tìm ra được các hình thức chia cặp, nhóm phù hợp cho mỗi dạng hoạt động.
	- Rèn luyện được khả năng sử dụng Tiếng Anh vào thực tế giao tiếp cho học sinh.
	- Góp phần nâng cao chất lượng của môn học Tiếng Anh.
III. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong việc dạy học tiếng Anh có hiệu quả 
 2. Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng “Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong việc dạy học tiếng Anh có hiệu quả” là sang kiến kinh nghiệm nghiên cứu trong phạm vi đưa ra các tình huống và một số bài tập phù hợp với hoạt động theo cặp, nhóm. Đồng thời là một số cách tổ chức cặp, nhóm và hướng điều khiển các hoạt động theo cặp, nhóm. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
 2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo, SGK, tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng môn tiếng Anh.
 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy áp dụng hình thức hoạt động theo cặp, nhóm.
 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh.
V. TÍNH MỚI MẺ CỦA ĐỀ TÀI:
 Chương trình Tiếng Anh mới có nhiều thay đổi mới, song lại trở nên khó khăn hơn cho những học sinh vùng sâu vùng xa vì các em không có điều kiện được tiếp xúc với Tiếng Anh trong thực tiễn giao tiếp, bên cạnh đó kiến thức văn hoá- xã hội cơ bản của các em cũng rất hạn chế nên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc học tập của các em.
	Bài học Tiếng Anh của chương trình mới thường dài, nhất là các bài học ở khối lớp 8,9, lượng từ vựng nhiều, các chủ đề lại có nhiều các vấn đề mà học sinh không hiểu như các vấn đề xã hội, môi trường, Internet ... nên khi giảng dạy giáo viên rất khó giải thích để học sinh hiểu hết vấn đề đó còn nói gì đến dạy kiến thức, luyện tập. Chính vì thế bài học Tiếng Anh trở nên cứng nhắc, tẻ nhạt, nhàm chán và học sinh không còn hứng thú với môn học nữa.
	Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi hi vọng sẽ góp phần tìm ra những giải pháp để có thể tổ chức tốt các hoạt động nhóm, xử lí hiệu quả các kiến thức trong mỗi bài học tại những trường có cùng điều kiện như chúng tôi nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Anh. 
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 Việc dạy học nói chung và dạy bộ môn Tiếng Anh nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự thay đổi về phương pháp. Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã rất chú trọng đến phương pháp mới trong dạy Tiếng Anh. Vì vậy ngày nay việc học Tiếng Anh rất phong phú và đa dạng, ở bất kì đối tượng và hình thức nào thì bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết vẫn phải rèn luyện liên tục và nhằm đến mục đích giao tiếp. 
 Trước đây, giáo viên đúng vai trò trung tâm trong lớp học. Giáo viên luôn nói và nói còn học sinh chỉ có nghe và nghe và chấp nhận. Nếu học sinh luôn phụ thuộc vào giáo viên thì các em sẽ trở thành những người học thụ động và lười biếng. Học sinh chỉ có học thuộc lòng, lặp lại phần kiến thức sẵn có mà đôi khi các em không biết là mình đang nói gì. Các em sẽ không thể sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống thật sự một cách tự 
nhiên. Dần dần các em sẽ trở thành những người luôn phụ thuộc vào người khác.Nhưng hiện nay, phương pháp dạy học hiện đại là lấy học sinh làm trung tâm. Thế nên giáo viên phải biết dạy cho học sinh suy nghĩ một cách độc lập và trở nên chủ động, tích cực trong 
học tập. Học sinh được khuyến khích nói, giao tiếp với giáo viên, với bạn trong những ngữ cảnh thực tế, gần gũi với học sinh. Các em có cơ hội trình bày những ý tưởng và quan điểm của mình về một điều gì đó. Các em nói lên những gì các em đã đọc được, nghe được, thấy được, cảm nhận được. Thời gian nói của học sinh tăng lên và thời gian nói của giáo viên giảm xuống. Những đặc điểm trên đây được thấy rõ qua những buổi thảo luận cặp, thảo luận nhóm trong giờ học Tiếng Anh.
II. THỰC TRẠNG:
 - Trường THCS Mỹ Tú là một trường ở nông thôn, đa phần học sinh không có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, không có môi trường để giao tiếp, trao đổi ngoại ngữ với nhau. Hơn nữa, các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại ngày nay; vì vậy các em còn lơ là, không cố gắng trong việc học tiếng Anh.
 - Học sinh ở đây cũng có thói quen chuẩn bị bài ở nhà nhưng còn chuẩn bị qua loa, đối phó. Việc học của nhiều học sinh hầu như không quan trọng, không thích là các em có thể bỏ học, gây rất nhiều khó khăn cho giáo viên trong việc vừa lo giảng dạy lại vừa phải lo vận động học sinh ra lớp. Vì thế việc áp dụng những biện pháp cứng rắn, nghiêm khắc hầu như không thể thực hiện.
 - Việc tổ chức các hoạt động cặp, nhóm trong mỗi tiết học tiếng Anh thường rất khó khăn vì nhiều học sinh thường ỷ lại, ngại nói, ngại tham gia các hoạt động trên lớp . Đương nhiên hiệu quả bài học sẽ thấp.
 - Giáo viên chưa đưa ra nhiều dạng bài tập cặp, nhóm hoặc các bài tập khó nên chưa thu hút sự tham gia nhiệt tình của học sinh. 
 - Do trình độ của học sinh không đều nhau nên việc chia cặp, nhóm cũng chưa phù hợp. 
 Bằng những hoạt động kiểm tra khảo sát ở các khối tôi phụ trách (khối 8), tôi đã thu được những kết quả sau: 
Tổng số học sinh
khối 8
Có khả năng hoạt động cặp, nhóm tốt
Có khả năng hoạt động cặp, nhóm khá
Có khả năng hoạt động cặp, nhóm trung bình
Có khả năng hoạt động cặp, nhóm yếu, kém
100
7 = 7%
25 = 25%
45 = 45%
23 = 23%
III. CÁC GIẢI PHÁP: 
 Vẫn biết việc nghiên cứu, tìm hiểu tổ chức hiệu quả các hoạt động cặp, nhóm trong mỗi bài học Tiếng Anh là rất cần thiết, nhưng để có thể nghiên cứu thành công và áp dụng được một cách hiệu quả nhất thì lại không hề dễ dàng gì. Với kinh nghiệm nghiên cứu và thực nghiệm trong thời gian qua của mình, theo tôi để tổ chức tốt các hoạt động này các giáo viên cần làm được những việc sau:
	- Xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động cặp, nhóm trong mỗi bài học 
	- Xác định hoạt động cặp, nhóm được tổ chức vào những dạng bài nào, phần nào của bài
	- Nắm vững các hình thức chia cặp, nhóm đối với từng đối tượng học sinh
	- Đánh giá đúng vai trò của giáo viên giảng dạy
 1. Vai trò của hoạt động cặp, nhóm trong mỗi bài học Tiếng Anh:
	 Có thể khẳng định ngay rằng hoạt động cặp, nhóm là một trong những hoạt động quan trọng nhất của mỗi bài học Tiếng Anh. Hoạt động này giúp tạo ra cho học sinh một môi trường giao tiếp gần với thực tế; giúp rèn cho học sinh khả năng làm việc tập thể; giúp tăng sự tự tin khi sử dụng ngôn ngữ ở học sinh và đương nhiên đây là một hoạt động để truyền tải một phần lớn nội dung yêu cầu của tiết học.
 a. Hoạt động cặp, nhóm là môi trường giao tiếp:
	 Thực vậy, cặp, nhóm chính là một môi trường dễ tạo và gần gũi nhất để học sinh có thể rèn luyện những kĩ năng, kiến thức vừa được học, đặc biệt là với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà các em không có bất kì một môi trường nào ngoài trường học để luyện tập. 
 Trong hoạt động đôi, nhóm, tuỳ theo yêu cầu của bài học giáo viên sẽ đưa ra các chủ đề khác nhau để cho học sinh luyện tập, có thể là nói hoặc viết. Học sinh sẽ được đóng vai trong các tình huống có thật để thực hành nói, cũng có thể trình bày các quan điểm, ý kiến để thực hành viết cũng như các hoạt động khác. Trong môi trường như vậy, tuy rằng không bằng những tình huống có thật ngoài đời nhưng cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các em sử dụng Tiếng Anh, các em sẽ có được nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn khi tham gia vào những điều kiện thật.
 Ví dụ: Unit 4: Our past – Speak (trang 41) 
 Bài tập 2: Now tell your partner about the things you used to do last year. 
 Yêu cầu: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động đôi, thực hiện yêu cầu của bài tập. 
 Thực hiện: Học sinh làm việc đôi, nói về những việc các em từng làm trong năm trước
 S1: Last year I used to get up late. Now, I get up early and do morning exercises.
 S2: Last year I used to be late for school. Now I am not. 
 Ví dụ: Unit 1: Back to school – B6,7. Names and addresses
 Bài tập 7: A survey
Name: _______________________
Address: _____________________
Means of transport: ____________
Distance: ____________________
 Yêu cầu: Giáo viên yêu cầu di chuyển trong lớp, làm một cuộc phỏng vấn với bạn trong lớp để hoàn thành phiếu điều tra
 Thực hiện: Học sinh di chuyển quanh lớp, hỏi bạn của họ để hoàn thành phiếu 
 S1: What’s your name? 
 S2: My name’s Lan.
 S1: Where do you live? 
 S2: I live in My Tu
 S1: How do you go to school?
 S2: I go to school by bike.
 S1: How far is it from your house to school?
 S2: It’s about 2 kilometer
 Nhận xét: Với cách tổ chức cặp, nhóm để hoạt động trong tình huống này, nhiều học sinh có thể tham gia vào tình huống giả định, các em lại có sự chuẩn bị nên sẽ tự tin hơn khi nói. Với sự khích lệ, gợi ý của giáo viên các em có thể sẽ đưa ra được nhiều ý kiến hay. Từ đó sẽ tăng hứng thú và hiệu quả cho bài học, giúp các em rèn luyện được kĩ năng nói Tiếng Anh. 
 b. Hoạt động nhóm làm tăng sự tự tin khi sử dụng ngôn ngữ ở học sinh
	Với những học sinh giỏi thì thường các em rất thích được thể hiện kiến thức ngôn ngữ của mình với các thầy cô giáo, các em thích được khen ngợi và được góp ý để tiến bộ. Nhưng ngược lại, với những học sinh còn yếu như học sinh ở trường tôi thường thì các em tránh phải nói hoặc viết khi có các thầy cô vì sợ sai, thậm chí nhiều học sinh còn giấu hoặc che vở khi thầy cô đến. 
Để khắc phục điều này, kinh nghiệm cho thấy là nên cho học sinh làm việc theo nhóm cùng trình độ, cùng dân tộc, hướng dẫn chung một cách tỉ mỉ từ trước và để ý xem các em thực hiện như thế nào để đưa ra những gợi ý, hướng dẫn kịp thời.
Khi khả năng của các em dần tiến bộ thì chắc chắn các em sẽ tự tin hơn nhiều khi phải nói, viết. Thậm chí rất nhiều em còn mạnh xung phong thể hiện.
 2. Các hình thức tổ chức hoạt động cặp, nhóm hiệu quả bộ môn Tiếng Anh:
 * Hoạt động cặp, nhóm trong bài nghe: 
 Ví dụ: English 8 – Unit 3: At home – Listen 
 Yêu cầu: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo đôi, gọi tên các tranh; sau khi giới thiệu ngữ liệu mới, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để đưa ra cách nấu món ăn được đề cập trong bài nghe.
 Thực hiện: Thảo luận đôi, sau đó thảo luận nhóm để bàn luận về thành phần để nấu món ăn đó.
 * Hoạt động cặp, nhóm trong bài nói:
 Ví dụ: English 7 – Unit 3: At home – B1,2: Hoa’s family
 Bài tập 2. Read
 - Now practice with a partner.
 a) Talk about Lan’s family.
 What does her father/ mother/brother do? 
 Where does he/ she work?
 - About you.
 b) Talk about your family.
 Where does your father/ mother/ sister work?
 What does he/ she do?
Yêu cầu: Sau khi học sinh đọc bài đọc về gia đình của Lan, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo đôi, hỏi và trả lời về gia đình Lan và gia đình của bạn mình
Thực hiện: Học sinh làm việc theo đôi, thực hiện yêu cầu của bài tập.
 * Hoạt động đôi, nhóm trong bài đọc:
 Trong dạy đọc, các hoạt động cặp, nhóm thường chỉ được sử dụng trong phần khởi động (Warm up) hoặc phần cuối (Post - Reading), nhưng qua kinh nghiệm dạy học ở trường với nhiều học sinh còn yếu tôi nhận thấy sẽ rất hữu ích nếu để học sinh làm bài đoán True or False hoặc trả lời các câu hỏi của bài đọc hiểu cùng nhau.
 Ví dụ: English 8 – Unit 3: At home – Read 
 Bài tập 1. Answer. True or false?
 Bài tập 2: Ask and answer
Yêu cầu: Sau khi giải thích bài tập, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập True/False; đồng thời các em sẽ trả lời câu hỏi trong bài tập 2 cùng nhau.
 Thực hiện: Học sinh làm việc đôi, đọc từng câu trong bài tập sau đó quyết định là true or false, sau đó cùng nhau sửa lại những thông tin sai. Tiếp theo các em sẽ làm việc nhóm (4 học sinh) để trả lời câu hỏi trong bài tập 2.
 * Hoạt động đôi, nhóm trong bài viết:
	Hoạt động đôi, nhóm đặc biệt hữu ích đối với các bài viết trong phần While-writing. Đối với học sinh trong trường tôi, tôi thường cho các em làm bài viết theo cặp, nhóm. Tôi sẽ gợi ý cụ thể các em trong quá trình viết và sẽ chữa trước lớp khi bài viết hoàn thành.
 Ví dụ: English 8: Unit 4: Our past – Write
Yêu cầu: Giáo viên giải thích bài tập, yêu cầu học sinh làm việc việc nhóm (4 học sinh mỗi nhóm) để viết lại câu chuyện
Thực hiện: Học sinh làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên
 3. Những lưu ý khi sử dụng hoạt động cặp, nhóm:
	Tuỳ mỗi dạng bài, mỗi hoạt động mà giáo viên có thể đưa ra các hình thức chia cặp, nhóm khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho bài học. Tuy nhiên nói chung khi chia cặp, nhóm chúng ta thường dựa theo hai tiêu chí, đó là dựa
vào yêu cầu của hoạt động và trình độ của học sinh.
	Theo yêu cầu của hoạt động ta chia lớp ra thành các nhóm lớn nhỏ khác nhau sao cho phù hợp. Ví dụ khi cho học sinh tham gia vào các hoạt động mang tính chất trò chơi ta thường chia lớp thành các nhóm lớn (trong các hoạt động như: Brainstorming, Lucky Numbers, Net work, Slap the board, Pelmanism...). Khi học sinh tham gia vào các hoạt động mang tính chất rèn luyện kĩ năng, thực hành ngôn ngữ ta lại thường chia lớp thành đôi hoặc nhóm nhỏ từ 4-6 học sinh (trong các hoạt động như: Write it up, Survey, Discussion, Role play ... ).
	Theo trình độ của học sinh ta thường chia lớp thành những nhóm có nhiều đối tượng học sinh để các em học hỏi nhau, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ.
	Có nên chia các cặp, nhóm gồm toàn học sinh yếu? Thông thường thì điều này là không hợp với nguyên tắc chia cặp, nhóm học tập trong lớp học vì các em sẽ không thể học hỏi từ bạn mình. Nhưng theo kinh nghiệm giảng dạy thực tế ở những nơi nhiều học sinh yếu như trường chúng tôi tôi thấy đây là một cách chia cặp, nhóm hoàn toàn phù hợp và có nhiều ưu điểm.
	Khi tổ chức hoạt động đôi, nhóm ở trường tôi đã thực hiện với cách thức như sau:	 Khi yêu cầu hoạt động đôi, tôi thường cho một số học sinh khá, giỏi làm việc cùng nhau, học sinh yếu thực hiện cùng nhau có sự theo dõi và giúp đỡ của giáo viên. Khi chia nhóm tôi chia những học sinh khá, giỏi vào một số nhóm. Trong mỗi nhóm này tôi giao cho một em học sinh giỏi phụ trách, hướng dẫn các bạn khác cùng thực hiện hoạt động. Các nhóm còn lại gồm chủ yếu là các học sinh yếu sẽ do tôi trực tiếp hướng dẫn. Như vậy không những những học sinh khá giỏi ngoài việc thực hiện được yêu cầu của giáo viên còn có nhiều cơ hội thể hiện những gì các em muốn. Còn những học sinh yếu tôi có thể kiểm soát và đảm bảo rằng các em có tham gia vào hoạt động, không ỷ lại vào bạn cùng nhóm và với sự giúp đỡ của tôi các em đó cũng sẽ thực hiện được các hoạt động tốt hơn.
d. Giáo viên với việc tổ chức hiệu quả các hoạt động cặp, nhóm:
 Trong phương pháp dạy học mới nói chung, người học làm trung tâm của quá trình học tập còn giáo viên là người định hướng, hướng dẫn cho học sinh, đóng vai trò chủ đạo của hoạt động dạy học. Chính vì thế vai trò của giáo viên là cực kì quan trọng, đòi hỏi người giáo viên phải năng động hơn và phải rèn luyện thường xuyên để có trình độ cao hơn trước. Trong việc tổ chức hoạt động cặp, nhóm vai trò của người giáo viên cũng như vậy.
	Trước hết giáo viên phải nắm thật chắc các kĩ năng giảng dạy cơ bản, hiểu rõ về các cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động, đưa ra được các chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, giúp đỡ học sinh kịp thời ở mức độ cần thiết để các em hoạt động hiệu quả hơn.
Giáo viên cũng cần phải không ngừng sáng tạo, tìm ra được nhiều hình thức chia cặp, nhóm sao cho phù hợp với mỗi lớp học, mỗi đối tượng học sinh khác nhau, không nhất thiết cứ phải theo một khuôn mẫu, miễn là học sinh hiểu bài thực hiện tốt các yêu cầu cầu bài học. 
IV. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
 Sau một năm học phần lớn học sinh đã có nhiều chuyển biến trong khả năng thích nghi về hoạt động cặp, nhóm từ đó các kí năng cơ bản như : nghe, nói đọc viết tiến bộ hơn và dần nâng cao vốn từ vựng của mình cũng như biết cách sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau. Số lượng này đầu tiên chỉ tập trung ở các em khá và dần chuyển sang các em học lực trung bình, học lực yếu .điều này báo hiệu sự tiến bộ của các em về vấn đề hoạt động nhóm. Kết quả cụ thể như sau:
- Kết quả kiểm tra cuối học kì 1, năm học 2014 – 2015:
Tổng số 
học sinh
khối 8
Có khả năng hoạt động nhóm tốt
Có khả năng hoạt động nhóm khá
Có khả năng hoạt động nhóm
trung bình
Có khả năng hoạt động nhóm
yếu, kém
100
12 = 12%
30 = 30%
45 = 45%
13 = 13%
 - Kết quả kiểm tra cuối năm 2014 – 2015:
Tổng số 
học sinh
khối 8
Có khả năng hoạt động nhóm tốt
Có khả năng hoạt động nhóm
khá
Có khả năng hoạt động nhóm
trung bình
Có khả năng hoạt động nhóm
yếu, kém
100
18 = 18%
35 = 35%
41 = 41%
6 = 6%
PHẦN 3: KẾT LUẬN
I. NHỮNG KẾT LUẬN VỀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ nghiên cứu và tìm ra sáng kiến kinh nghiệm tổ chức hiệu quả các hoạt động cặp, nhóm trong môn học Tiếng Anh để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn của học sinh là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở những trường có điều kiện như trường của chúng tôi.
	Với những kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu, thực hiện tôi thấy kinh nghiệm dạy học này có nhiều ưu điểm. Nó có thể cho ta thấy được tính hiệu quả ngay từ những bài học đầu tiên, và nếu duy trì liên tục nó sẽ có tác động rất tích cực đối với các bài học Tiếng Anh. Phương pháp này tác động tích cực tới cả giáo viên và học sinh.
	Với giáo viên, việc sử dụng phương pháp này sẽ buộc giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu kĩ về đối tượng học sinh mà mình giảng dạy, chuẩn bị kĩ các cách hướng dẫn sao cho thật đơn giản, dễ hiểu, thường xuyên rèn luyện phương pháp dạy học nhờ đó trình độ tay nghề sẽ từng bước được nâng cao. 
	Với học sinh, việc được học những bài học Tiếng Anh luôn luôn sinh động và có nhiều hoạt động thú vị sẽ làm cho các em thêm yêu thích môn học, kích thích được tinh thần, ý thức học tập bộ môn. Các em hiểu rằng càng học tốt thì sẽ càng có nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động rất hay của bài học. Nhờ đó các em sẽ không ngừng cố gắng và chắc chắn kết quả học tập bộ môn sẽ được nâng cao hơn.
II. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
- Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc sinh hoạt chuyên môn theo cụm, theo tổ cho giáo viên môn Tiếng Anh.
- Với trường: Đề nghị nhà trường tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
 Mỹ Tú, ngày . tháng .. năm 2015
	 Người viết 
 Nguyễn Thị Thùy Dương
Ý kiến nhận xét và đánh giá của Hội đồng khoa học
..

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc