Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PT DTNT THCS TP Buôn Ma Thuột

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng chủ trương thực hiện đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đạt được thì phải tùy thuộc vào nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, kiến thức và những kỹ năng cơ bản. Muốn làm được điều này thì giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực đó phải thật sự là quốc sách hàng đầu”. Nhà nước ta đã không ngừng tăng cường đầu tư ngân sách và nhiều chính sách quan trọng để phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong việc thực hiện sứ mệnh đó, mỗi cơ sở giáo dục của cả nước phải phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên. Từ nguyên lý này, ta có thể nhận ra để giáo dục được một thế hệ trẻ như mong muốn phải được thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và thông qua nhiều dạng hoạt động giáo dục.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mặc dù chỉ là hoạt động giáo dục ngoài kế hoạch dạy học các môn chính khóa, nhưng hoạt động này lại là công cụ mạnh mẽ để phát triển giá trị, nội dung, các quan hệ xã hội thực tiễn một cách sâu sắc.

Bởi vì chương trình giáo dục hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt nó kiểm nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu và mở rộng kiến thức mới. Mặt khác thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp người học nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ năng sống.

Với những đặc điểm về tâm lý, về xã hội của tuổi học trò việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là dịp tạo cho các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ được kinh nghiệm giao tiếp, làm giàu thêm kinh nghiệm sống cho mình.

 

docx 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1562Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường PT DTNT THCS TP Buôn Ma Thuột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngoài giờ lên lớp:
- Chào cờ đầu tuần: Nhận xét thi đua, phổ biến công việc tuần mới, nghe nói chuyện nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn.
- Sinh hoạt cuối tuần: Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra nhiệm vụ cho tuần mới. Nâng cao tính tự quản của học sinh.
- Thực hiện chủ đề 2 tiết /1 tháng. Giúp các em duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giáo dục học sinh lòng biết ơn. Hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể.
g. Các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trong quá trình thực hiện giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn, tư vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động tập thể, để học sinh phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động. Ba khâu này phải liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau. 
Phương pháp tổ chức phải phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh để phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh giữ vai trò chủ đạo của hoạt động với sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm.
Tổ chức hoạt động phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của địa phương, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nên phương pháp phải linh hoạt nội dung và hình thức phải thích hợp đối với học sinh. 
h. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Kiểm tra thường xuyên hàng ngày về việc thực hiện nề nếp, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Kiểm tra, đánh giá tiến hành kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua và rút ra bài học kinh nghiệm.
i. Các nguyên tắc và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
* Các nguyên tắc:
- Đảm bảo tính mục đích: Mục đích quản lý gắn với việc nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Phát huy tính tích cực: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động của người học, nhưng do giáo viên tổ chức, thiết kế nên cần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự định hướng của giáo viên.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sao cho ít tốn thời gian và nguồn lực nhưng đem lại hiệu quả cao.
- Đảm bảo tính pháp chế: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS theo định hướng xây dựng trường học thân thiện thực hiện theo hệ thống các văn bản có tích pháp lý của Bộ GD- ĐT, những Thông tư hướng dẫn của ngành và văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT.
* Các phương pháp 
- Phương pháp tâm lý - giáo dục
+ Thuyết phục động viên giáo viên, học sinh nhận thức đúng về chủ trương, nội dung, vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
+ Thu hút người học tham gia tự giác, tích cực vào họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Phương pháp hành chính: Sử dụng hệ thống văn bản có căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều khiển, quản lý và chỉ đạo hoạt động. 
- Phương pháp tổ chức: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường với lực lượng xã hội.
- Phương pháp kinh tế: Huy động nguồn tài chính từ các tổ ngoài xã hội.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG PT DTNT THCS TP BUÔN MA THUỘT.
1. Thuận lợi
Trường PT DTNT THCS TP Buôn Ma Thuột được xây dựng trong một khung cảnh sư phạm xanh sạch, thoáng mát, ở ven TP Buôn Ma Thuột.
Với nỗ lực phấn đấu, tâm huyết yêu nghề, yêu trẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong nhiều năm trường đạt trường Tiên tiến xuất sắc. 
Được sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể của UBND các cấp và hội cha mẹ học sinh, nhà trường có đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại đảm bảo chất lượng học tập của học sinh đạt kết quả cao.
Hằng năm nhà trường được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách của nhà nước theo quy định và được sự đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường do cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp, tiến hành thực hiện dân chủ công khai.
Thực hiện chặt chẽ đúng qui chế công tác quản lí học tập các môn văn hoá và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, chú trọng rèn luyện kĩ năng sống, hoàn thiện nhân cách và phát triển toàn diện cho học sinh. 
Có cơ sở vật chất tốt, đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động giáo dục, có một môi trường sư phạm xanh sạch, khang trang thoáng mát, đầy đủ phòng học, trang thiết bị và đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo viên có trình độ, nhiệt tình, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy.
2. Khó khăn:
Học sinh 100% là con em người dân tộc thiểu số nhiều gia đình vì điều kiện kinh tế khó khăn nên sự quan tâm còn hạn chế. Còn có học sinh chậm tiến, chưa ngoan do gia đình thiếu sự quan tâm.
3. Tổ chức khảo sát thực trạng.
a. Nội dung khảo sát.
- Mức độ nhận thức của học sinh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Sự phối hợp của các lực lượng tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
b. Phương pháp khảo sát
- Quan sát các hoạt động bằng việc tham dự buổi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nghiên cứu kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm .
- Điều tra bằng, phỏng vấn, trao đổi trò chuyện trực tiếp giáo viên chủ nhiệm, học sinh.
c. Phương pháp đánh giá
Tổng hợp các thông tin, ý kiến thông qua phỏng vấn, trao đổi trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm, học sinh. Sau đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4. Kết quả khảo sát
a. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh.
- Nhận thức của giáo viên: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần hình thành và phát triển đạo đức, giáo dục hành vi tốt đẹp, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi cho học sinh, giúp học sinh có tinh thần thoải mái, có tâm trạng tốt cho việc học tập các môn văn hóa ở trên lớp. 
- Tuy nhiên vẫn có giáo viên chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh cho rằng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chỉ là hoạt động vui chơi giải trí.
b. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch.
Công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một yếu tố quan trọng tuy nhiên vẫn chưa huy động được nguồn kinh phí từ các tổ chức, đoàn thể dành riêng cho hoạt động này. Việc dành kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, động viên giáo viên, học sinh khi tham gia các lớp học đó còn hạn chế. 
c. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động cho giáo viên chỉ thông qua cuộc họp chủ nhiệm. Đặc biệt đối với học sinh là chủ thể tham gia hoạt động nhưng không được bồi dưỡng.
- Kiểm tra giáo án, dự giờ tiết sinh hoạt, hoạt động chủ điểm của các lớp thấy chưa đồng bộ
- Việc tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các lễ hội dân gian, ngày lễ truyền thống ở địa phương ở mức tốt chiếm tỷ lệ ít, chủ yếu ở mức khá, vì vậy chỉ một số học sinh và ít giáo viên được tham gia.
* Thực trạng tổ chức thực hiện theo chủ đề hàng tháng:
- Hình thức tiết chào cờ: Phần nhiều tiết chào cờ chỉ để nhận xét thi đua giữa các lớp. Nội dung sinh hoạt dưới cờ chưa phong phú.
- Hình thức tiết sinh hoạt lớp: Giáo viên chủ nhiệm chủ yếu dành thời gian cho việc tổng kết thi đua, nhận xét tuần, kiểm điểm học sinh, phổ biến công việc tuần tới. Hoạt động theo chủ đề hàng tháng, sinh hoạt văn nghệ chiếm tỷ lệ ít.
* Thực trạng tổ chức hoạt động tập thể:
- Các hoạt động bắt buộc như: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc phòng toàn dân 22/12, ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2, ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, ngày sinh nhật Bác 19/5, được tiến hành theo quy định nhưng quy mô và hiệu quả tổ chức các hoạt động này chưa có hiệu quả cao.
- Hoạt động thi biểu diễn văn nghệ tổ chức chưa có quy mô lớn. Việc tổ chức thi giữa các lớp chưa có dẫn tới việc nhiều lớp mất công đầu tư nhưng không có giải.
* Nguyện vọng của các em học sinh.
- Đa số các em rất thích tổ chức cắm trại, tham gia các lễ hội truyền thống, tổ chức dã ngoại theo môn học, tổ chức thăm quan bảo tàng, di tích văn hóa lịch sử, tổ chức thi các trò chơi dân gian, tổ chức nhiều sân chơi trí tuệ khác.
- Một số thích các hoạt động nghe và trao đổi ý kiến về các vấn đề mà thanh niên quan tâm, kết nghĩa, giao lưu với các trường, các đơn vị bộ đội... Tham gia hoạt động từ thiện, tấm áo tặng bạn, tổ chức thăm viếng, chăm sóc đài tưởng niệm, di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương, thi sáng tác thơ, văn...
Chương 3: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP
I. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống quản lý của nhà trường.
1. Mục đích: Gắn kết và phát huy sức mạnh trí tuệ của nhiều chủ thể giáo dục, có các hình thức hoạt động khác nhau và có một môi trường hoạt động lành mạnh.
2. Nội dung, cách thức thực hiện.
* Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần có một cơ chế thống nhất chỉ đạo phối hợp lực lượng giáo dục dựa vào các hướng:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải có sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, giáo viên chủ nhiệm là người thiết kế, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề hàng tháng ở lớp mình phụ trách, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường phối hợp thực hiện. Kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đánh giá vào hạnh kiểm của học sinh.
- Ban chỉ đạo gồm: Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, Chủ nhiệm. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là chỉ đạo, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Ban chỉ đạo quy định vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể nhà trường. Ban chỉ đạo có trách nhiệm liên hệ phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Phân công nhiệm vụ.
* Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giám sát quá trình hoạt động hàng tháng, liên hệ phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đánh giá kết quả hoạt động của các giáo viên chủ nhiệm.
* Phó trưởng ban chỉ đạo là Tổng phụ trách có nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm thực hiện ở các lớp theo kế hoạch và theo sự chỉ đạo của ban chỉ đạo. Hàng tháng, hàng tuần, giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp liên quan. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên chủ nhiệm thường xuyên. 
* Ủy viên là giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề giáo dục ở lớp mình, lựa chọn thiết kế nội dung tổ chức các hoạt động hàng tháng đảm bảo mục tiêu giáo dục của chủ điểm, phối hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn và các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức các hoạt động, có vai trò cố vấn trong các hoạt động, luôn chú trọng bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đội ngũ cán bộ lớp để các em biết tự quản, tổ chức điều hành các hoạt động có hiệu quả.
3. Điều kiện thực hiện. 
Kế hoạch hoạt động năm học phải chi tiết và rõ ràng, phải chỉ rõ cơ chế chỉ đạo, phối hợp, trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm của cá nhân về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhà trường cần có sự thống nhất về cách quản lý và các biện pháp tháo gỡ những điều còn bất cập, phân cấp rõ ràng về nhân lực, tài chính để tạo môi trường chính sách năng động trong việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách chủ động.
Giải pháp 2: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
1. Mục đích: Giúp mọi người hiểu đúng, đủ về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo sự nhất trí trong hành động, và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
2. Nội dung, cách thức thực hiên.
- Với giáo viên: Hiệu trưởng triển khai trong hội nghị cán bộ viên chức và trong các buổi họp hội đồng, nêu tính cần thiết của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Họp ban chỉ đạo và các thành viên trong ban chỉ đạo tổ chức thí điểm, sau đó nhân rộng ra các tổ, mỗi tổ trở thành tuyên truyền viên, cán bộ Đoàn, Đội tuyên truyền trong buổi chào cờ đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền cho học sinh trong buổi sinh hoạt lớp. Tuyên truyền phải đi đôi với việc tổ chức, triển khai có hiệu quả tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mới có tác dụng thiết thực.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên và học sinh là một việc làm quan trọng cần được chú ý, nếu làm tốt công việc này sẽ giúp thu hút được giáo viên và học sinh tham gia đông đảo. Tuy nhiên người phụ trách hoạt động này cần tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mới, những kiến thức mới để tạo sự hứng thú, khám phá cho học sinh.
3. Điều kiện thực hiện.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ở những trường bạn, giúp giáo viên có thêm kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp họ nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây cũng là cơ hội để họ giao lưu, chia sẻ thông tin, hiểu biết cũng như tầm nhìn về công tác này.
Giải pháp 3: Chuẩn bị tốt điều kiện và phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
1. Mục đích: Nhằm tạo những điều kiện tốt về vật chất và tinh thần cho việc tổ chức thực hiện nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách thuận tiện và có hiệu quả.
2. Nội dung, cách thức thực hiện.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài những nội dung được tổ chức tại lớp, tại sân trường, còn có những hoạt động khác như thăm quan, dã ngoại, cắm trại, các hoạt động về môi trường, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, kết nghĩa giao lưu, văn nghệ, thể dục, thể thao... tổ chức tốt các hoạt động trên, không chỉ cần con người mà phải có cơ sở vật chất, tài chính và thời gian.
- Các thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hết sức đa dạng, phong phú, vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau, vì vậy cần phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết. Đối với những hoạt động phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh như biểu diễn nghệ thuật, tìm hiểu kiến thức khoa học thì cần các phòng học bộ môn, nhà đa năng, phải có máy chiếu, màn hình, âm li, loa đài, nhạc cụ, trống các loại, tranh ảnh, băng đĩa hình có liên quan đến chủ điểm giáo dục và các bảng biểu, sơ đồ, giấy, bút mầu, các đồ dùng để vui chơi... Phòng đọc thư viện cần tài liệu phong phú, đa dạng để học sinh khai thác thông tin...
- Đối với tình trạng thiếu cơ sở vật chất, nhà trường cần có kế hoạch tu sửa, trang bị, duy trì sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất đã có, khuyến khích động viên học sinh tìm tòi tự tạo ra những trang thiết bị, phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động. Đây là cách làm rất có tác dụng nhằm phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động của tập thể, nhà trường.
- Tích cực tham gia công tác xã hội giáo dục, tham mưu với chính quyền địa phương quyên góp để có sân chơi, bãi tập, xây dựng môi trường học tập an toàn.
Tuyên truyền và vận động phụ huynh học sinh ủng hộ, tặng trang thiết bị như đàn, nhạc cụ truyền thống... cho các lớp học, phòng đa năng.
3. Điều kiện thực hiện 
Ban chỉ đạo hoạt động phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường bằng các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa để nhà trường phân bổ kinh phí hợp lí. 
Giải pháp 4: Đa dạng hóa môi trường và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Mục đích: Tạo sự hấp dẫn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tạo ra sự hứng thú đối với học sinh, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động.
2. Nội dung và cách thức thực hiện
Chủ đề, hình thức tổ chức hoạt động luôn đổi mới, đa dạng hóa các loại hình hoạt động. Điều mới lạ bao giờ cũng hấp dẫn đối với học sinh, làm cho các em say mê khám phá. Nếu các hoạt động mà nội dung đơn điệu, không phong phú học sinh sẽ nhàm chán. Hoạt động phải bao gồm: Hoạt động học tập, hoạt động văn hóa thể thao, hoạt động vui chơi giải trí. Có thể tiến hành với nhiều hình thức: Hội diễn văn nghệ, câu lạc bộ học tập, các cuộc thi sân chơi trí tuệ, hội khỏe phù đổng...
- Đối với tổ chức ngoại khóa các môn học, căn cứ vào phân phối chương trình, tùy theo tính chất từng môn có hình thức sinh hoạt khác nhau và có sự kết hợp đoàn thể thực hiện. Như: Môn văn thì thi sáng tác thơ, văn... Môn GDCD thi an toàn giao thông... Vật Lý, Hóa học với những tiết thí nghiệm và cuộc thi em yêu khoa học... Qua đó các em rút ra nhiều bài học bổ ích về nhân sinh quan khoa học, nhận biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
- Những chuyến về nguồn sẽ giúp học sinh ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, rèn cho các em những đức tính quý báu như tinh thần nhân ái, ý thức cộng đồng, lòng yêu cuộc sống, yêu cái đẹp cần tổ chức giao lưu với bộ đội, thăm trường nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật...
- Giáo dục tinh thần tương thân, tương ái “Lá lành đùm lá rách”, qua các hoạt động thăm hỏi chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn, thăm nghĩa trang liệt sĩ, qua các hoạt động từ thiện ...
- Các ngày lễ lớn kỷ niệm trong năm cần tiến hành nghiêm túc và long trọng
+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11: Tổ chức theo hình thức mít tinh kỷ niệm ngày lễ truyền thống của ngành; tuyên dương khen thưởng giáo viên có những thành tích, các tập thể lớp và cá nhân học sinh có thành tích trong học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2: Tổ chức Văn nghệ chủ đề mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới; tổ chức văn nghệ thi hát các làn điệu dân tộc, thi các trò chơi dân gian trong lễ hội truyền thống dân tộc ở địa phương.
+ Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3: Có thể tổ chức hội trại, trong hội trại tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; hội thi học sinh thanh lịch, các trò chơi dân gian, vẽ tranh chủ đề vì một môi trường thân thiện.
- Tổ chức trò chơi dân gian thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, các buổi giao lưu văn nghệ với mục đích nhằm duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa của địa phương, giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.
- Cải tiến một số nội dung và hình thức của buổi chào cờ như: Việc tổng kết, phê bình, có thể thông qua bảng tin và giao cho giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở giáo dục, dành thời gian để sinh hoạt các nội dung mà các em quan tâm và yêu thích. chẳng hạn như: “Sinh hoạt văn nghệ: thi hát ca khúc truyền thống, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dưới cờ,...” cách thực hiện như sau: 
+ Lần lượt các lớp thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để hình thành cho cho các em những chuẩn mực về kiến thức đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị, và kỹ năng sư phạm.
+ Khi kể cần đưa ra những câu hỏi cho học sinh toàn trường như: “Bạn có những cảm nghĩ gì về những đức tính tốt đẹp?”; “Trong tuần qua bạn đã học tập được những gì ở đức tính ấy”. Đáp án sẽ được trả lời vào buổi chào cờ tuần sau...
- Hoạt động này giúp các em thêm tự tin, hăng hái phát triển và say mê tìm tòi phát hiện những câu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ và những tấm gương học tập. 
- Các hoạt động khác khi đưa vào tiết chào cờ tùy theo chủ đề có thể lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức đan xen cho phù hợp. 
- Nếu tháng đó trùng với ngày kỷ niệm lớn phải đưa hoạt động gắn với ngày kỷ niệm đó. Mục đích của việc đưa những hoạt động và hình thức tổ chức trong giờ chào cờ như vậy sẽ có tác dụng khích lệ phong trào thi đua các hoạt động của nhà trường và tạo sự thi đua giữa tập thể lớp.
- Trong quá trình giáo dục việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một biện pháp cần thiết, cần làm ngay đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Giúp học sinh có hứng thú và niềm tin trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện ở trường. Bản thân học sinh sẽ trưởng thành qua phong trào hoạt động thực tiễn.
3. Điều kiện thực hiện:
- Nhà trường cần thông qua kế hoạch với các nguồn lực khác nhau để huy động tiềm lực từ các nhà hảo tâm ngoài xã hội, hỗ trợ tổ chức các hoạt động theo kế hoạch nhà trường và phát huy ý tưởng mới. Huy động cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ về kinh phí để nhà trường có điều kiện tổ chức thực hiện hoạt động có hiệu quả.
- Khi tiến hành hoạt động phải phải thiết kế các chương trình hành động một cách chu đáo, có nội dung thiết thực gắn với nhiệm vụ học tập và mang tính giáo dục cho học sinh. Nếu làm qua loa đại khái, nghiêng về thành tích sẽ mất thời gian, sức lực và còn mất niềm tin của các em.
Giải pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện các hoạt động
1. Mục đích: Tiếp nhận những thông tin ngược về tình hình tổ chức thực hiện nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên và học sinh, thấy được mặt tốt cần phát huy, mặt tồn tại cần khắc phục, đem lại hiệu quả thiết thực.
2. Cách thức thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch đánh giá phù hợp với điều kiện nhà trường và đưa vào kế hoạch chung của trường.
- Kiểm tra phải tuân theo các nguyên tắc nhất định để đảm bảo mục tiêu giáo dục, cần chú ý đến thời gian và lực lượng tham gia kiểm tra sao cho có hiệu quả tối ưu nhất.
- Dựa trên các yếu tố, điều kiện thực tế khách quan.
- Việc nhận xét đúng khả năng thực tế của các lực lượng, vừa động viên, giúp đỡ tạo điều kiện để phát huy tốt hơn.
- Kiểm tra phải có biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
- Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra hoặc giao nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kiểm tra việc thực hiện và có biện pháp giải quyết kịp thời những vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
- Phải xây dựng tiêu chí cụ thể, khi xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động Ban chỉ đạo phải căn cứ vào mục đích của từn

Tài liệu đính kèm:

  • docxSKKN To chuc hoat dong giao duc ngoai gio len lop o truong THCS_12280066.docx