Sinh học 10 - Phần trắc nghiệm

1- Phát biểu nào không đúng khi nói về virut?

A. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào.

B. Là dạng sống đơn giản nhất.

C. Dạng sống không có cấu tạo tế bào.

D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic.

[
]

2- Bệnh truyền nhiễm là bệnh:

A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

B. Do vi khuẩn và virut gây ra.

C. Do nấm và động vật nguyên sinh gây ra.

D. Chỉ có ở động vật, thực vật.

[
]

3- Câu nào sau đây có nội dung sai khi nói về bệnh truyền nhiễm:

A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác

B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh bất cứ trong điều kiện nào.

C. Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh

D. Muốn gây bệnh phải hội tụ 3 điều kiện: Mầm bệnh và độc tố, số lượng đủ lớn, con đường xâm nhiễm thích hợp.

[
]

4- Trong các bệnh sau, bệnh nào không phải là bệnh truyền nhiễm:

A. Bệnh lao

B. Bệnh bạch tạng.

C. Bệnh dại

D. Bệnh viêm gan A.

[
]

Loại miễn dịch nào sau đây có sự tham gia của các tế bào limphô T độc?

A. Miễn dịch tế bào.

B. Miễn dịch thể dịch.

C. Miễn dịch đặc hiệu.

D. Miễn dịch tự nhiên.

[
]

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sinh học 10 - Phần trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Phát biểu nào không đúng khi nói về virut?
A. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào. 	
B. Là dạng sống đơn giản nhất. 
C. Dạng sống không có cấu tạo tế bào. 	
D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic.
[]
2- Bệnh truyền nhiễm là bệnh: 
A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. 	
B. Do vi khuẩn và virut gây ra. 
C. Do nấm và động vật nguyên sinh gây ra. 	
D. Chỉ có ở động vật, thực vật.
[]
3- Câu nào sau đây có nội dung sai khi nói về bệnh truyền nhiễm:
A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh bất cứ trong điều kiện nào.
C. Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh
D. Muốn gây bệnh phải hội tụ 3 điều kiện: Mầm bệnh và độc tố, số lượng đủ lớn, con đường xâm nhiễm thích hợp.
[]
4- Trong các bệnh sau, bệnh nào không phải là bệnh truyền nhiễm:
A. Bệnh lao	 
B. Bệnh bạch tạng. 
C. Bệnh dại	 
D. Bệnh viêm gan A.
[]
Loại miễn dịch nào sau đây có sự tham gia của các tế bào limphô T độc?
A. Miễn dịch tế bào. 	
B. Miễn dịch thể dịch. 	
C. Miễn dịch đặc hiệu. 	
D. Miễn dịch tự nhiên.
[]
5- Miễn dịch không đặc hiệu là:
A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.	
B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi. 
C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể. 
D. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
[]
6- Đặc điểm nào có thể chứng minh virut là dạng trung gian giữa thể sống và thể không sống? 
A. Kí sinh nội bào bắt buộc. 
B. Cấu trúc rất đơn giản. 
C. Hình thái đơn giản. 
D. Vật chất di truyền chỉ là ADN hoặc ARN.
[]
7- Một số loại virut chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định vì:
A. Trên bề mặt TB có các thụ thể là tín hiệu đặc thù dành riêng cho mỗi loại virut. 
B. Virut có thể xâm nhập bằng cách ẩm bào hay thực bào.
C. Sinh sản nhờ vào hệ gen của tế bào vật chủ.
D. Virut có hệ gen mã hóa Lizôxom làm tan thành tế bào.
[]
8- Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là: 
A. Intefêron.	 
B. Enzim.	
C. Chất kháng thể.	
D. Hoocmon.
[]
9- Thành phần cấu tạo có ở mọi virut là gì?
A. Một phân tử axit nucleic và vỏ bọc protein.
B. Chỉ có các phân tử axit nucleic.
C. Chỉ có các phân tử protein.
D. Màng tế bào chất và nhân.
[]
10- Nếu trộn axit nucleic của virut chủng B với một nửa protein của chủng virut A và một nửa protein của chủng virut B thì chủng virut lai sẽ có dạng:
A. vỏ giống A và B, lõi giống B.
B. vỏ giống A, lõi giống B.
C. giống chủng A.
D. giống chủng B.
[]
11- Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì virut
A. chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
B. có kích thước vô cùng nhỏ bé.
C. không có hình dạng đặc thù.
D. có hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nucleic.
[]
12- Virut đưa hệ nucleocapsit vào trong tế bào chủ, sau đó “cởi áo” là nội dung giai đoạn nào trong chu trình sinh tan?
A. Hấp phụ	
B. Xâm nhiễm. 	
C. Lắp ráp	
D. Phóng thích.	
[]
13- Trong cơ thể người HIV hoạt động như thế nào? 
A. HIV làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
B. HIV gây nhiễm và phá hủy một số tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào)
C. HIV kí sinh, phá hủy và làm giảm hồng cầu, làm cho người bệnh thiếu máu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
D. HIV kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu 
[]
14- Virut thực vật xâm nhiễm tế bào và lan truyền bệnh theo con đường:
A. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước. 
B. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào. 
C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào. 
D.Nhờ côn trùng, gió, nước. 
[]
15- Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai? 
A. Truyền từ mẹ sang con. 
B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh. 
C. Khả năng lây truyền rất cao. 
D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.
[]
16- Nội dung nào là sự xâm nhập của Virut kí sinh động vật? 
A. Sau khi bám thụ thể, Virut đưa hệ nucleocapsit vào tế bào chủ, sau đó "cởi áo" protein. 	
B. Sau khi bám thụ thể,Virut bơm axitnucleic vào trong tế bào chủ. 
C. Sau khi bám thụ thể, Virut tự tổng họp vật chất ở đó. 	
D. Sau khi bám thụ thể, Virut xâm nhập vào và lắp ráp các thành phần tạo Virut hoàn chỉnh. 
[]
17- Giai đoạn hình thành ADN và các thành phần khác của phagơ gọi là: 
A. Giai đoạn sinh tổng hợp. 
B. Giai đoạn lắp ráp. 
C. Giai đoạn phóng thích. 	 
D. Giai đoạn hấp phụ. 
[]
18- Đối tượng tác động của virut HIV là: 
A. Bạch cầu LimphoT4. 
B. Bạch cầu. 	
C. Hồng cầu. 	
D. Tiểu cầu. 
[]
19- Câu nào có nội dung chưa chính xác? 
A. Hệ gen của virut gồm có ADN và ARN. 
B. Virut có cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic.
C. Virut không có cấu trúc tế bào.
D. Virut sống ký sinh nội bào bắt buộc ở tế bào vật chủ.	 
[]
20- Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện:
A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu
B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm đủ lớn
C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn
D. Có virut gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh + Đường xâm nhiễm phù hợp
[]
21- Đâu là phương thức lây truyền theo hình thức truyền dọc: 
A. Truyền từ mẹ sang con qua sinh nở hoặc qua sữa mẹ. 
B. Tiêu hóa, VSV vào cơ thể qua ăn uống
C. Sol khí hoặc do côn trùng đốt. 
D.Tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, quan hệ tình dục hoặc qua đồ dùng
[]
22- Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai? 
A. Truyền từ mẹ sang con. 	
B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn ® không thấy biểu hiện bệnh. 
C. Khả năng lây truyền rất cao. 	
D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.
[]
23- Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở
A. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
B. nước tiểu, mồ hôi.
C. đờm, mồ hôi, nước bọt ở miệng.
D. nước tiểu, đờm, nước bọt ở miệng.
[]
24- Khi điểm thụ thể của một loại virut trên vi khuẩn bị phá vỡ thì không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. các phagơ hấp thụ trên bề mặt tế bào vi khuẩn.
B. không xảy ra các phản ứng hóa học tương ứng.
C. các phagơ bị tan biến.
D. phagơ xâm nhập vào vi khuẩn.
[]
25- Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự:
A. hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
B. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → sinh tổng hợp → phóng thích.
C. hấp phụ → xâm nhập → sinh tổng hợp → lắp ráp → phóng thích.
D. hấp phụ → lắp ráp → xâm nhập → sinh tổng hợp → phóng thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTN VIRUT - BỆNH TRUYỀN NHIỄM GỐC.docx