Thiết kế bài dạy Môn Lịch sử - Lớp 5 - Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

Thiết kế bài dạy

Môn : Lịch sử - lớp 5

Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập

I/ Mục tiêu

 1. Kiến thức

- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu sử ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .

2. Kĩ năng

 - Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2 – 9 – 1945 tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập vào Ngày 2 – 9 nhân dân Hà Nội tập trung taị Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.

3. Thái độ :

- Tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước.

II/ Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: SGK lịch sử lớp 5, tranh ảnh tư liệu về bài học, phiếu học tập cho học sinh.

- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Môn Lịch sử - Lớp 5 - Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy
Môn : Lịch sử - lớp 5
Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập
I/ Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu sử ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
2. Kĩ năng
 - Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2 – 9 – 1945 tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập vào Ngày 2 – 9 nhân dân Hà Nội tập trung taị Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.
3. Thái độ : 
- Tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: SGK lịch sử lớp 5, tranh ảnh tư liệu về bài học, phiếu học tập cho học sinh.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 
thời gian
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
10’
15’
8’
2’
I/ Ổn định tổ chức lớp 
- Gv cho cả lớp hát bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
1) Kiểm tra bài cũ:
- Gv đặt ra câu hỏi gọi hs trả lời câu hỏi của bài trước:
 (*) Em hãy tường thuật lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà nội vào ngày 19-8-1945?
 (*) Thắng lộ của cách mạng tháng tám có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta?
- Gv yêu cầu hs nhận xét và bổ xung cho bạn.
- GV nhận xét và đánh giá.
II/ Bài mới
1) Giới thiệu bài:
 - GV cho hs qan sát các hình minh họa về ngày 2-9-1945 và giới thiệu bài: Trong bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về một sự kiện trọng đại của dân tộc ta qua bài “ Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc Lập”
 - Gv ghi tên bài lên bảng
2) Nội dung
a: Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội ngày 2 - 9- 1945.
* Mục tiêu: Học sinh biết ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình ( Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí MInh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và dùng tranh ảnh của sách giáo khoa để miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào ngày 2-9-1945
-Gv tổ chức cho Hs thi tả cảnh quan vào ngày 2-9-1945.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét và tổ chức cho cả lớp bình chọn bạn tả hay nhất, hấp dẫn nhất. 
- Gv nhận xét và tuyên dương bạn tả hay nhất.
=> Gv kết luận: Hà Nội tưng bừng cờ hoa, đồng bào Hà Nội không kể gái, trai, già, trẻ, mọi người đều xuống đường hướng về quảng trường Ba Đình chờ biểu lễ. Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
b: Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố Độc lập.
* Mục tiêu: Hs biết là đây là một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
* cách tiến hành:
- Gv yêu cầu hs đọc SGK/22 làm việc theo nhóm cùng đọc cùng thảo luận về diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta diễn ra như thế nào? 
- Gv đưa ra các câu hỏi gợi ý cho hs
 + Buổi lễ được bắt đầu khi nào?
 + Trong buổi lễ diễn ra các sự việc chính nào?
 + Buổi lễ kết thúc ra sao? 
_ Gv yêu cầu đại diện của các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình trước lớp 
- Gv gọi hs nhận xét và bổ xung cho các nhóm
- GV nhận xét.
-GV đặt ra các câu hỏi khác gọi hs trả lời:
 + Khi đọc Bác Hồ đã dừng lại để làm gì?
 + Theo em, việc Bác dừng lại và hỏi nhân dân “ Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ? ” cho thấy tình cảm của Người với nhân dân như thế nào ? 
- Gv kết luận những nét chính về diễn biến của buổi lễ.
c: Hoạt động 3: Một số nội dung của bản tuyên ngôn Độc lập và ý nghĩa của sự kiện này.
* Mục tiêu: Hs biết ngày 2-9 Trở thành ngày Quốc khánh của nước ta.
- Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn độc lập .
 - Yêu cầu học sinh : Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của 2 đoạn trích bản Tuyên ngôn độc lập . 
- Cho 3 học sinh nêu ý kiến trước lớp. 
=> Gv kết luận: Bản tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền Độc lập, tư do thiêng liêng liêng của dân tộc Việt nam.
* Ý nghĩa lịch sử của ngày 2-9
- Yêu cầu học sinh thảo luận để tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của sự kiện 2-9-1945 thông qua các câu hỏi :
 - Sự kiện lịch sử 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm rứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam ? 
Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào ?
 Những việc đó có như thế nào đến lịch sử dân tộc ta ?
 Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam ? 
- Gv gọi đại diện nhóm trình bày, cả lớp lắng nghe để nhận xét và bổ xung.
=> Gv nhận xét và kết luận: Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta, kết thúc hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta , khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . Sự kiện này một lần nữa khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập của dân tộc ta . 
III/ Củng cố dặn dò
- Ngày 2-9-1945 là ngày gì dân tộc ta ? 
- Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài và xem trước bài học của tiết sau.
- Hs cả lớp hát
- Hs trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe.
- Hs nhận xét và bổ xung.
- Hs quan sát hình và chú ý lắng nghe.
- Hs ghi bài vào vở
Học sinh làm việc theo cặp. Lần lượt từng em miêu tả cho bạn bên cạnh nghe và sửa chữa cho nhau.
- 3 học sinh thi tả, có thể dùng tranh minh họa, dùng lời của mình hoặc đọc các bài thơ có tả quang cảnh ngày 2-9-1945 mà mình biết.
- Hs nhận xét, cả lớp bình chọn bạn tả hay nhất.
- Hs lắng nghe
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs thảo luậntheo nhóm 4 người cũng đọc SGK và xây dựng diễn biến của buổi lễ thông qua các câu hỏi gợi ý của Gv.
+ Buổi lễ được bắt đầu vào đúng 14h.
+ Các sự kiện được diễn ra trong buổi lễ:
- Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân
- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
- Các thành viên của chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên hệ trước đồng bào quốc dân.
+Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ và lời khảng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập còn vang vọng mãi trong mỗi người dân Việt Nam.
- Đại diện của 3 nhóm trình bày bài trước lớp, cả lớp lắng nghe.
- Hs nhận xét và bổ xung
- Hs trả lời:
+ Bác Hồ dừng lại để hỏi: “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” 
+ Điều đó cho thấy Bác Hồ rất gần giũi, giản dị và cũng vô cùng kính trọng nhân dân . Vì lo lắng nhân dân không nghe rõ được nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập, một văn bản có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với lịch sử đất nước nên Bác trìu mến hỏi : “ Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ? ”
- Hs chú ý lắng nghe.
2 học sinh lần lượt đọc trước lớp .
 - Học sinh trao đổi với nhau để tìm hiểu nội dung chính bản Tuyên ngôn Độc lập . - 3 học sinh nêu ý kiến trước lớp . Cả lớp nhận xét, bổ sung . 
- Hs chú ý lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó rút ra ý nghĩa lịch sử.
- Hs trình bày, cá lớp lắng nghe nhận xét và bổ xung
- Hs chú ý lắng nghe
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời: + Ngày kỉ niệm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập . + Ngày khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam . Ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam . - 1 số học sinh trình bày trước lớp .
- hs lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su 5_12172573.doc