Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả - Phạm Thị Kim Liên

- Tỉa hoa huệ trắng.

a. Hoa: Sử dụng đoạn trắng của cọng hành, thân tròn, đẹp, cắt ra nhiều đoạn bằng nhau, chiều dài gấp 3 lần đường kính tiết diện.

Dùng lưỡi dao lam xẻ sâu xuống ½

chiều cao. Ngâm nước 5-10 phút.

b. Cành: Lấy 1 cây cắt bỏ phần lá xanh, chừa lại 1 đoạn ngắn 1-2cm để tỉa thành cuống hoa.

c. Lá: Chọn 1 cây cắt bớt lá chùa 1 đoạn ngắn 10cm, dung mũi kéo nhọn tách mỗi cọng thành 2-3 lá nhỏ, ngâm nước vài phút.

 

doc 21 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2781Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả - Phạm Thị Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đọc SGK.
- Thao tác, học sinh quan sát.
- Giới thiệu hình 3.36 cho học sinh quan sát.
II. Thực hiện mẫu
3. Tỉa hoa từ quả dưa chuột.
a. Tỉa 1 lá và 3 lá.
* Một lá:
- Dùng dao cắt một cạnh quả dưa...
- Cắt lát mỏng theo cạnh xiên, cắt dính nhau từng hai lát một- tách 2 lát dính rẽ ra thành hình lá.
* Ba lá: Cắt lát mỏng theo cạch xiên và cắt dính nhau 3 lát một – xếp xoè 3 lát hoặc cuộn lát giữa 
lại.
b. Tỉa cành lá (Hình 3.33)
- Cắt một cạnh quả dưa thành hình tam giác, cắt nhiều lát mỏng dính với nhau tại đỉnh nhọn A của tam giác (Theo số lượng 5,7,9....)
- Cuộn các lát dưa xen kẽ nhau.
c) Tỉa bó lúa.
- Cách thực hiện như cách tỉa cành lá,nhưng chỉ khác là miếng dưa để tỉa được cắt hình tam giác cân có đỉnh cong.
4. Tỉa hoa từ quả cà chua.
+ Tỉa hoa hồng:
- Cắt ngang gần cuống quả cà chua, nhưng để dính lại một phần.
- Phần vỏ cà chua dày 0,1 -0,2 cm từ cuống theo dạng vòng tròn ốc xung quanh. Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuống dùng làm đế hoa.
5. Tổng hợp các kiểu tỉa hoa đơn giản.
4. Củng cố:
- Đánh giá tiết thực hành.. 
- Cho từng bàn đánh giá sản phẩm của nhau.
- Chấm sản phẩm, rút kinh nghiệm..
- Học sinh thu dọn dụng cụ, vật liệu.
5. Hướng dẫn về nhà 
- Về nhà các em tự tỉa hoa trang trí bằng các loại quả
- Đọc ôn lại chương III. Nấu ăn trong gia đình.
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 26
Tiết: 49+50+51
THỰC HÀNH :
TRỘN DẦU GIẤM - RAU XÀ LÁCH
NS: 25.2.2012
NG: 28.2.2012
 2.3.2012
 6.3.2012
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành:
- Biết qui trình thực hiện món rau xà lách trộn dầu giấm và yêu cầu kỹ thuật, biết cách trình bày sản phẩm.
2. Kỹ năng: Chế biến để những món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự.
3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ : 	
- GV + HS : các nguyên liệu và dụng cụ đã ghi ở SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI THỰC HÀNH
Tiết 49
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
-Thế nào là món trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp?
-Thế nào là muối chua? Có mấy cách muối chua? Chúng khác nhau như thế nào?
3. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài thực hành và những yêu cầu thực hiện để đạt mục tiêu.
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu qui trình thực hành.
MT: 
Biết qui trình thực hiện món rau xà lách trộn dầu giấm và yêu cầu kỹ thuật.
Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích nội dung thực hành.
HS : Tìm hiểu thông tin SGK + Quan sát hình vẽ
GV: Kể các nguyên liệu trong món trộn dầu giấm rau xà lách?
 + Rau xà lách. +Hành tây. +Cà chua
 + Tỏi, giấm, đường, muối, dầu ăn, rau thơm, ớt, xì dầu
GV : Rau xà lách cần sơ chế như thế nào? Mục đích việc ngâm nước muối loãng?
GV: Hành tây, cà chua cần sơ chế như thế nào?
GV: Nêu cách pha chế nước trộn? (Khuấy tan hỗn hợp giấm, đường, muối : nếm có vị chua, ngọt, hơi mặn. Cho tiếp vào 1thìa dầu ăn, khuấy đều cùng với hành, tỏi phi vàng.)
GV: Trình bày sản phẩm như thế nào?
4. Tổng kết: Có thể dùng rau càng cua thay thế
5. Dặn dò: Mỗi tổ chuẩn bị các nguyên liệu và dụng (SGK), không cần thịt bò.
Tiết 50+51
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về :
- Nguyên liệu : Kiểm tra chất lượng, nêu nhận xét rút ra kinh nghiệm.
- Dụng cụ : Kiểm tra các dụng cụ cần cho thực hành 
3. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết thực hành: Rau tươi, không nát; Vừa ăn, vị chua dịu, mặn ngọt, béo, thơm; trình bày đẹp
*Hoạt động 2 : Tổ chức thực hành
MT: 
- Chế biến để những món ăn với yêu cầu kỹ thuật tương tự
- Biết cách trình bày sản phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, trang trí.
1. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong tổ để thực hiện các thao tác:
- Ngâm rau trong nước muối loãng	- Làm nước trộn
- Ngâm hành tây	- Trộn
- Ngâm cà chua
2. Trình bày sản phẩm: Mỗi tổ tự trình bày theo sáng tạo của mình.
*Hoạt động 3 : Chấm, chọn
MT: 
- Biết cách nếm món ăn và nêu nhận xét.
- Rèn luyện kỹ năng nêu ý kiến của mình trước đám đông.
- Chọn mỗi tổ 1 em cùng với GV nếm món trộn của các tổ và nêu nhận xét theo yêu cầu tiết thực hành.
- Cho điểm Thực hành mỗi tổ về các mặt : Chuẩn bị, thao tác thực hành, sản phẩm, vệ sinh.
4. Tổng kết: 
Qui trình chế biến món trộn gồm những giai đoạn nào? ( Sơ chế - Chế biến - Trình bày)
5. Dặn dò: 
- Dọn vệ sinh nơi làm việc.
 - Chuẩn bị bài 20. Thực hành trộn hỗn hợp nộm rau muống
 - Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nguyên liệu như SGK.
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 27
Tiết: 52
Kiểm tra thực hành : Chế biến món ăn trộn dầu giấm
NS: 6.3.2012
NG: 9.3.2012
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức các em đã học về cách chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng thực hành nấu ăn.
II. Đề :
Em hãy thực hành chế biến một món ăn không sử dụng nhiệt: Trộn dầu giấm rau xà lách.
III. Đáp án- biểu điểm:
 - Chuẩn bị : Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu theo yêu cầu (2đ)
 - Chế biến : Theo các bước như đã học (4đ): 
 + Làm nước trộn dầu giấm.
 + Tiến hành trộn rau.
Trình bày : Sáng tạo, đẹp mắt (2đ).
Kỹ luật (1đ).
Vệ sinh (1đ).
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 28
Tiết: 53
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ 
TRONG GIA ĐÌNH
NS: 10.3.2012
NG: 13.3.2012
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiêu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị : 
GV: Các hình ảnh, thực đơn về các bữa ăn trong ngày, các bữa ăn, món ăn cân bằng chất dinh dưỡng.
HS: Nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thế nào là bữa ăn hợp lý ?
MT: 
Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
Rèn luyện kỹ năng tư duy rút ra kết luận.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: - Em hãy cho biết nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia đình:
+ Có những loại món ăn nào?
+ Có những loại chất dinh dưỡng nào ?
+ Em có cảm thấy ngon miệng không ?
HS: Dựa vào thực tế trả lời.
GV:- Cho HS xem thực đơn của các bữa ăn gia đình, trong đó thể hiện các tình huống khác nhau.
+ Một thực đơn hoàn chỉnh có 3 món : Canh, món mặn, xào hay luộc.
+ Một thực đơn cũng gồm 3 món nhưng trùng lặp nguyên liệu chính.
GV: - Hướng dẫn HS phân tích bữa ăn đó hợp lý chưa?
 - Thế nào là bữa ăn hợp lý ?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu việc phân chia
 bữa ăn trong ngày
MT: 
Biết cách phân chia bữa ăn trong ngày.
Biết vận dụng kiến thức để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
Ngoài việc cấu tạo thực đơn của bữa ăn, việc phân chia số bữa ăn trong ngày có cần thiết không ?
GV : Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa trong khoảng 4 giờ.Vì vậy, khoảng cách giữa các bữa ăn thường từ 4 - 5 giờ là hợp lý.
GV: - Trong ngày nên ăn mấy bữa ? Bữa ăn nào là bữa chính ?
HS: - Mỗi ngày nên ăn 3 bữa.GV:-
GV: - Có nên bỏ bữa ăn sáng không ? Vì sao ?
GV: -Tại sao buổi trưa phải ăn nhanh ?
HS: - Bữa trưa phải ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi.
GV: - Bữa ăn tối cần lượng thức ăn như thế nào ?
GV: - Phân tích thêm trường hợp người quá gầy hoặc quá béo
GV: - Để đảm bảo sức khỏe cần ăn uống như thế nào?
HS: - Kết luận
I. Thế nào là bữa ăn hợp lý ?
Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày :
- Bữa sáng : Nên ăn vừa phảI, đủ chất
- Bữa trưa : Cần ăn bổ sung đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi.
- Bữa tối : cần ăn tăng khối lượng với đủ các món ăn nóng và các loại rau, củ, quả.
*Tóm lại: Cần ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, dủu chất dinh dưỡng là điều kiện để đảm bảo tốt cho sức khoẻ.
 4. Kiểm tra đánh giá
- Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn ?
- Hãy kể những món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hằng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lý chưa ?
5. Dặn dò:
- Học bài
- Tìm hiểu phần còn lại của bài
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 28
Tiết: 54
TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH (tt)
NS: 13.3.2012
NG: 16.3.2012
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiêu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng kiến thức để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị : 
GV: Các hình ảnh, thực đơn về các bữa ăn trong ngày, các bữa ăn, món ăn cân bằng chất dinh dưỡng.
HS: Nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là bữa ăn hợp lý ? Cho 1 ví dụ ?
 - Cần phân chia các bữa ăn trong ngày như thế nào ?
- Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe ?
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý
MT: 
Biết được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và hiêu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lý.
Biết vận dụng kiến thức để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: - Em hãy nêu ví dụ về bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao gọi đó là bữa ăn hợp lý ?
HS: - Quan sát hình 3.24 SGK 
GV: - Để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình cần dựa theo những nguyên tắc nào?
HS: - Dựa vào thông tin trình bày 
GV: Cho biết nhu cầu dinh dưỡng của:
+ Trẻ em đang lớn?
+ Người lớn đang làm việc?
+ Phụ nữ có thai?
+ Người đau ốm?
+ Người già?
GV: - Để tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình cần căn cứ điều kiện gì?
HS: - Căn cứ vào điều kiện tài chính.
GV: - Cho ví dụ về việc thay thế thức ăn đắt tiền à rẻ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng
GV: - Thế nào là cân bằng dinh dưỡng ?
 - Thực phẩm được chia thành nhữnh nhóm nào? Cho ví dụ
GV: - Tại sao phải thay đổi món ăn ? .Thay đổi như thế nào? Cho ví dụ?
GV: - Tại sao trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến ?
III. Nguyên tắc tổ chức bữa hợp lý trong gia đình :
1) Nhu cầu của các thành viên :
Căn cứ vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng,nghề nghiệp...của từng thành viên trong gia đình
2) Điều kiện tài chính :
 Cần mua đủ thức ăn cần thiết với số tiền hiện có.
3) Sự cân bằng chất dinh dưỡng
Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh.
4) Thay đổi món ăn : Để tránh nhàm chán
- Thay đổi phương pháp chế biến
- Thay đổi hình thức trình bày
- Trong bữa ăn không có nhiều món ăn cùng loại thực phẩm.
 4. Kiểm tra đánh giá.
 - Hãy kể tên những món ăn mà em đã dùng trong ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lý chưa?
 - Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?
 5. Dặn dò.
 - Học bài theo câu hỏi SGk.
 - Chuẩn bị bài: Quy trình tổ chức bữa ăn..
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 29
Tiết: 55
QUI TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN
NS: 17.3.2012
NG: 20.3.2012
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được thực đơn là gì, nguyên tắc xây dựng thực đơn, cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và số người dự bữa. Biết cách chế biến món ăn và phục vụ bữa ăn chu đáo.
2. Kỹ năng: Tự xây dựng được thực đơn, chế biến món ăn, biết cách phục vụ.
3. Thái độ: Có ý thức ăn uống khoa học.
II. Đồ dùng dạy học : - Một số mẫu thực đơn ở các nhà hàng..
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra : 
Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình ? Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?
3. Bài mới: 
*HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm thực đơn và nguyên tắc xây dựng thực đơn
MT: 
Hiểu được thực đơn là gì, nguyên tắc xây dựng thực đơn, cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và số người dự bữa.
Có kỹ năng xây dựng thực đơn cho gia đình.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HS : - Xem các mẫu thực đơn đã sưu tầm
GV: - Thực đơn là gì?
HS: - Khái niệm thực đơn.
GV: - Bữa ăn gia đình có thực đơn không?
GV: - Các món ăn ghi trong thực đơn có cần phải bố trí, sắp xếp hợp lý không ?
* GV : Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ảnh phần nào phong tục, tập quán và thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm.
HS: - Cho ví dụ về thực đơn trong bữa ăn thường ngày, bữa cỗ? (Ghi bảng)
GV: - Việc xây dựng thực đơn cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
GV: - Bữa cơm thường ngày em ăn những món gì ?
GV: - Những bữa cỗ của gia đình tổ chức như thế nào ?
GV: - Những bữa liên hoan, tiệc cưới...thường dùng những món gì ?
HS: - Xác định trong ví dụ trên: món ăn khai vị, món sau khai vị, món ăn chính, món ăn thêm, món tráng miệng?
GV: - Làm thế nào để bảm đảm yêu cầu về dinh dưỡng của bữa ăn ?
GV: - Cho ví dụ để thấy thực đơn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế? 
HS: - Kết luận về nguyên tắc xây dựng thực đơn.
I. Xây dựng thực đơn :
1. Thực đơn là gì ? Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày...
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn :
a- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn :
- Bữa ăn thường ngày: Có 3-4 món
- Bữa cỗ, liên hoan: Có từ 4-5 món trở lên
b- Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu bữa ăn :
+ Món khai vị
+ Món sau khai vị
+ Món ăn chính
+ Món ăn thêm
+ Món ăn tráng miệng
+ Đồ uống
c- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế :
4. Kiểm tra đánh giá :
- Thực đơn là gì ?
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn ?
5. Dặn dò : 
- Học bài, tự xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày, bữa liên hoan ở lớp em.
- Tìm hiểu việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 29
Tiết: 56
QUI TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN(tt)
NS: 20.3.2012
NG: 23.3.2012
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được thực đơn là gì, nguyên tắc xây dựng thực đơn, cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và số người dự bữa. Biết cách chế biến món ăn và phục vụ bữa ăn chu đáo.
2. Kỹ năng: Tự xây dựng được thực đơn, chế biến món ăn, biết cách phục vụ.
3. Thái độ: Có ý thức trong xây dựng phần ăn cho gia đình.
II. Chuẩn bị : 
GV: Một số mẫu thực đơn ở các nhà hàng.
HS: Nội dung bài học.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra : 
- Thực đơn là gì? Cho ví dụ về thực đơn của bữa ăn thường ngày, bữa cỗ? (Ghi bảng)
- Trình bày các nguyên tắc xây dựng thực đơn?
 3. Bài mới:
*HĐ 2: Tìm hiểu cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
MT: 
- Biết lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
- Rèn luyện kỹ năng lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng thực đơn cụ thể. 
- Cho HS phân tích ví dụ về thực đơn của bữa ăn thường ngày( phần kiểm tra)
GV:
- Để thực hiện các món ăn ghi trong thực đơn, cần chọn thực phẩm như thế nào về số lượng, chất lượng? (Gia đình em có 4 người)
GV:
- Muốn chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày cần chú ý đến vấn đề gì?
- Cho 1 ví dụ về thực đơn thường ngày ở gia đình em và lượng thực phẩm cẩn chuẩn bị cho thực đơn đó?
GV: Phân tích thực đơn cho bữa cỗ ở ví dụ trên?
GV: Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn của bữa tiệc trên?
GV: - Định lượng thực phẩm cho 1 người X tổng số người dự trù à tránh lãng phí
- Cho 1 ví dụ về thực đơn của bữa tiệc ở gia đình em với khoảng 50 người, dự kiến số lượng thực phẩm cần chuẩn bị theo thực đơn đó?
- Cho HS thử tính toán xem với số lượng thực phẩm trên thì cần số tiền là bao nhiêu? Bình quân đầu người là bao nhiêu? Nhận xét?
GV: Muốn chọn thực phẩm cho thực đơn dùng cho các bữa tiệc, cần chú ý đến vấn đề gì?
II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn 
1. Đối với thực đơn thường ngày :
- Chọn đủ các loại thực phẩm trong 1 ngày
- Đáp ứng nhu cầu năng lượng và định lượng khẩu phần ăn trong ngày
* Thực phẩm phải đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh, đủ dùng, phù hợp ngân quỹ gia đình.
2. Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi :
- Chuẩn bị thực đơn phù hợp, cân đối với số người dự, không nên quá cầu kì, tiêu xài lãng phí.
4. Kiểm tra đánh giá:
 - Tại sao nói lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng trong việc tạo nên chất lượng thực đơn ?
 - Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn cần chú ý điều gì ?
 5. Dặn dò : 
- Tìm hiểu phần còn lại của bài
- Sưu tầm hình ảnh về trình bày món ăn.
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 30
Tiết: 57
QUI TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN (tt)
NS: 24.3.2012
NG: 27.3.2012
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được thực đơn là gì, nguyên tắc xây dựng thực đơn, cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và số người dự bữa. Biết cách chế biến món ăn và phục vụ bữa ăn chu đáo.
2. Kỹ năng: Tự xây dựng được thực đơn, chế biến món ăn, biết cách phục vụ.
3. Thái độ: Ý thức trong xây dựng khẩu phần ăn hợp lí.
II. Chuẩn bị : 
GV: Một số mẫu thực đơn ở các nhà hàng.
HS: Nội dung bài học
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra : 
- Nêu cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày ?
 - Nêu cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn của bữa liên hoan, chiêu đãi ?
3. Bài mới:
*HĐ 3: Tìm hiểu các kĩ thuật về chế biến món ăn
MT: 
Biết cách chế biến món ăn và phục vụ bữa ăn chu đáo.
Rèn luyện các kĩ thuật thao tác chế biến.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: - Muốn chế biến món ăn phải qua các khâu nào ?
HS: - Sơ chế thực phẩm, chế biến món ăn, bàybàn
GV: - Sơ chế thực phẩm là làm gì? Gồm những động tác nào?
GV: - Vì sao cần thực hiện đúng qui trình trên?
GV: - Mục đích của chế biến là gì?
GV: - Em hãy kể lại các phương pháp chế biến thực phẩm đã học?
GV: - Nêu 1 ví dụ minh họa và chọn phương pháp thích hợp cho từng loại món ăn của thực đơn ?
GV: - Giới thiệu một số hình ảnh món ăn có trang trí đẹp mắt để kích thích hứng thú.
GV: - Vì sao phải chú ý khâu trình bày món ăn?
GV: - Cách trình bày ntn đối với món canh, trộn?
*HĐ 4: Tìm hiểu cách bày bàn và thu dọn
MT:
Biết cách trình bày các món ăn và thu dọn sau khi ăn.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát, trình bày.
GV: - Ngoài việc Chuẩn bị thực đơn, lựa chọn thức ăn, chế biến món ăn...người tổ chức cần lưu ý đến vấn đề gì nữa để hoàn chỉnh bữa ăn? 
GV: - Hình thức trình bày bàn phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
GV: - Tại sao việc bày bàn phụ thuộc vào dụng cụ ăn uống và cách trang trí ?
GV:- Để tạo bữa ăn thêm chu đáo, lịch sự, người phục vụ phải có thái độ như thế nào ?
GV: - Tại sao khi dọn bàn phải xếp các dụng cụ ăn uống theo từng loại ?
GV: - Tại sao không thu dọn dụng cụ ăn uống khi còn người đang ăn ?
III. Chế biến món ăn :
1. Sơ chế thực phẩm :
+ Loại bỏ phần không ăn được
+ làm sạch thực phẩm
+ Cắt, thái
+ Tẩm gia vị
2. Chế biến món ăn :
Làm cho thực phẩm chín, dễ hấp thụ, tăng giá trị cảm quan. Tuỳ theo yêu cầu của thực đơn mà chọn phương pháp chế biến món ăn phù hợp.
 3. Trình bày :
Để tạo vẻ đẹp cho món ăn, tăng giá trị bữa ăn, kích thích ăn ngon miệng.
IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn :
1. Chuẩn bị dụng cụ :
- Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa tiệc để tính số bàn ăn và các loại bát, đĩa... cho đầy đủ.
- Cần chọn những dụng cụ đẹp.
2. Bày bàn ăn :
- Bàn ăn phải trang trí lịch sự, đẹp mắt.
- Cách trình bày bàn và bố trí chỗ ngồi cho khách phụ thuộc vào tính chất của bữa ăn.
3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn 
a) Phục vụ :
- Ân cần, niềm nở
- Khi dọn ăn tránh với tay trước mặt khách.
b) Dọn bàn ăn :
- Xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại.
- Không thu dọn dụng cụ ăn uống khi còn người đang ăn.
4. Kiểm tra đánh giá :
- Trình bày cách sắp xếp bàn ăn và cách phục vụ trong bữa tiệc, liên hoan ?
- Dọn bàn ăn trong khi nào ?
5. Dặn dò : 
- Chuẩn bị : Thực hành xây dựng thực đơn 
- Sưu tầm 1 số mẫu thực đơn để thực hành
IV. RKN: ..................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................
Tuần: 30
Tiết: 58
THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
NS: 27.3.2012
NG: 30.3.2012
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Thông qua bài thực hành học sinh nắm được:
- Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày
- Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa cỗ, bữa liên hoan.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ: Yêu thích công việc, thích tìm tòi khám phá những cái mới áp dụng vào thực tiễn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Chuẩn bị danh sách các món ăn thường ngày trong gia đình, bữa liên hoan, bữa tiệc, bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn thường ngày. 
2. HS: Đọc SGK bài 23, 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chứ

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Thực hành - Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả - Phạm Thị Kim Liên - Trườn.doc