Thực hành: Vật liệu cơ khí (Tuần 10 - Tiết 20)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lao động, làm việc theo quy trình.

3. Thái độ: Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:

- GV: Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan, bộ mẫu vật vật liệu cơ khí, búa, đe, dũa.

- HS: Nghiên cứu bài, vật liệu: dây đồng, nhôm, thép, nhựa, chuẩn bị mẫu báo cáo.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Tổ chức. ( 1 )

8A

8B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 )

? Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

? Kể tên một số sản phẩm cơ khí phổ biến, ứng dụng của chúng.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thực hành: Vật liệu cơ khí (Tuần 10 - Tiết 20)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:
Ngày dạy: 8 
Tiết 20: thực hành: 	 
vật liệu cơ khí
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lao động, làm việc theo quy trình.
3. Thái độ: Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
- GV: Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan, bộ mẫu vật vật liệu cơ khí, búa, đe, dũa.
- HS: Nghiên cứu bài, vật liệu: dây đồng, nhôm, thép, nhựa, chuẩn bị mẫu báo cáo.
III. Tiến trình bài dạy: 	
1. Tổ chức. ( 1’ )
8A
8B	
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
? Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?
? Kể tên một số sản phẩm cơ khí phổ biến, ứng dụng của chúng.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài: (1’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Nội dung vả trình tự thực hành: (10’)
GV: Nêu mục tiêu và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HS: Tìm hiểu và thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
GV: Nêu các nội dung và trình tự các bước thực hành.
HS: Quan sát ghi nhớ.
GV: Tiến hành thao tác mẫu cho HS quan sát.
- Phân biệt kim loại và phi kim loại.
- So sánh kim loại đen và kim loại màu.
- So sánh vật liệu gang và thép.
- Cách nhận biết, phân biệt (quan sát ngoài).
- Cách so sánh. ( dùng lực búa, tay).
HS: Ghi nhớ các bước, thao tác thực hiện làm mẫu của GV.
GV: Hướng dẫn HS ghi kết qủa vào bảng báo cáo thực hành.
HS: Ghi nhớ.
I. Mục tiêu.
- Sgk.
II. Chuẩn bị.
- Sgk.
III. Nội dung.
1. Phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
- Quan sát bên ngoài.
- So sánh tính cứng và tính dẻo.
2. So sánh vật liệu kim loại đen và kim loại màu.
- Quan sát bên ngoài.
- So sánh tính cứng, tính dẻo.
- So sánh khả năng biến dạng.
3. So sánh vật liệu gang và thép.
- Quan sát màu sắc, mặt gãy.
- So sánh tính chất của hai vật liêu.
IV. Báo cáo thực hành.
- Bảng báo cáo thực hành trang 65 sgk. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành: (25’)
GV: Chi nhóm, phát dụng cụ, thiết bị.
HS: Nhận dụng cụ, thiết bị thực hiện luyện tập thực hành theo yêu cầu của GV.
GV: Qyan sát, uốn nắn qúa trình HS thực hiện.
HS: Trình bày kết qủa vào bảng báo cáo, nộp kết qủa, vệ sinh.
V. Luyện tập.
1. Phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.
2. So sánh vật liệu kim loại đen và kim loại màu.
3. So sánh vật liệu gang và thép.
4. Trình bày vào báo cáo thực hành.
 4. Củng cố, đánh giá kết quả học tập: ( 2’ )
- GV: Đánh giá, nhận xét tiết học thực hành của học sinh.
5. Dặn dò. ( 1’ )
- Tiếp tục học cách nhận biết vật liệu, tập so sánh lại tính chất của các loại vật liệu cơ khí khác.
- Chuẩn bị bài sau: dụng cụ cơ khí.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Thực hành - Vật liệu cơ khí.doc