Thực hiện trật tự an toàn giao thông - Đỗ Thị Oanh

1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.

 Hiểu được những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông

 Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.

 2. Kỹ năng: Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý một số tình huống khi đi đường thường gặp.

 Biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác về trật tự an toàn giao thông ; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1564Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thực hiện trật tự an toàn giao thông - Đỗ Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ - KHỐI PHỔ THÔNG
Trường:THCS Kim Sơn
MÔN HỌC: GDCD KHỐI LỚP: 6
Họ tên giáo viên: Đỗ Thị Oanh
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Trình độ chuyên môn:Đại học GDCD
Trình độ Tin học: B
Địa chỉ: Trường THCS Kim Sơn
ĐT: 01282008089
Số tiết của bài dạy:2 tiết 
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Qua bài học này học sinh hiểu được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.
 Hiểu được những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông 
 Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.
 2. Kỹ năng: Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý một số tình huống khi đi đường thường gặp.
 Biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác về trật tự an toàn giao thông ; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 
 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
II. Yêu cầu của bài dạy:
1. Về kiến thức của học sinh
a) Kiến thức về CNTT 
HS làm quen được với cách học bằng trình chiếu: Hình ảnh sinh động, trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ.
b) Kiến thức chung về môn học
HS nắm vững được các quy định về luật giao thông đường bộ, các loại biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông.
2. Về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học
a) Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
- Phần cứng:: Máy vi tính cài đặt hệ điều hành Windows, máy chiếu, phông chiếu
 - Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản): Office 2003, Violet 1.5 
b) Trang thiết bị khác/Đồ dùng dạy học khác:
Bảng phụ (giấy A2), bút viết bảng.
III. Chuẩn bị cho bài giảng:
1. Chuẩn bị của Giáo viên:Luật giao thông đường bộ.
Nghị định số 39/CP ngày 13/07/2001
Các số liệu cập nhật của các vụ tai nạn và số người thương vong trong cả nước, tại địa phương.
Bộ biển báo giao thông( đủ 4 loại).
2. Chuẩn bị của Học sinh: Ôn bài cũ, nghiên cứu bài mới, bảng phụ...
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng 
(Sử dụng CNTT một cách sáng tạo hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học)
1. Tổ chức lớp (thời gian 2 phút): Kiểm tra sĩ số, nội dung nhắc nhở
2. Kiểm tra bài cũ (thời gian 5phút):
 - Tên học sinh:Hà Hải Anh( lớp 6A)
 Nội dung, câu hỏi, đề kiểm tra:
 Có Tình huống: " Mẹ Hoa là người Nga, bố Hoa là người Việt Nam. Hoa sinh ra tại Nga. Lên 5 tuổi, cả nhà về Việt Nam sinh sống". Vậy Hoa có được nhập quốc tịch Việt Nam để trở thành công dân Việt Nam không? Vì Sao?
 HS trả lời: Hoa có được nhập quốc tịch Việt Nam, vì bố hoa là người Việt nam...
 GV đặt thêm câu hỏi phụ: Là công dân Việt Nam em có quyền và trách nhiệm gì với đất nước?Hãy hát một bài hát ca ngượi người anh hùng mà em thích?
3. Giảng bài mới (thời gian 30 phút):
a) Giới thiệu, dẫn nhập 
Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng : “ Sau chiến tranh và thiên tai thì Tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Hôm nay chúng ta cùngnhau tìm hiểu bài “ Thực hiện trật Tự an toàn gia thông(ATGT)”.
 GV chiếu đầu bài: Bài 14: ( 2 tiết )
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
b) Nội dung bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 Tìm hiểu thông tin sự kiện
GV: trình chiếu các thông tin, sự kiện về trật tự an toàn giao thông lên phông chiếu ( kích chuột vào chữ Thông tin sự kiện)
HS : đọc và xem các thông tin sự kiện.
GV: Nhấn vào nút quay lại ở slide cuối cùng ở phần thông tin sự kiên.
HS: nhận xét các thông tin sự kiện đó.
GV: kích chuột vào chữ “ Tình hình giao thông hiện nay”
GV ? Qua các thông tin sự kiện trên em có nhận xét gì ?
Trong cả nước?
Tại các địa phương?
HS : Trả lời 
GV : Trình chiếu nhận xét
Trong cả nước
Tại các địa phương
Số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân 
GV: nhấn chuột ( Thảo luận nhóm)
GV : Chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận nhóm:
Tổ 1, 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
Tổ 3: Nêu các nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông?
Tổ 4 :Làm thế nào để tránh tai nạn giao thông
HS : Thảo luận nhóm và trả lời 
GV: Nhận xét và cho điểm 
GV: trình chiếu các nguyên nhân và các nguyên nhân chính lên phông chiếu.
GV: bấm vào nút quay lại ở Slide 2 và trình chiếu các tình hình giao thông và nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
GV:? Vậy để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường ta phải làm gì?
HS : Trả lời.
GV: Vậy hệ thống báo hiệu giao thông gồm các loại như thế nào ta đi nghiên cứu ...
Nguyên nhân: 
Dân cư tăng nhanh.
Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều .
Quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
Ý thức của một số người tham gia còn chưa tốt
Nguyên nhân chính:
Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
Ý thức kém khi tham gia giao thông
Ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống biển hiệu giao thông đường bộ , hiệu lệnh của người điều khiển giao thông , tín hiệu đèn , biển báo hiệu, vạch kể đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tín hiệu đèn giao thông
GV:nhẫn chuột trình chiếu phần 2 nhỏ và phần a, 
* Đèn tín hiệu giao thông sau đó GV nhấn chuột vào mũi tên để tìm hiểu các loại đèn tín hiệu giao thông.
GV: ? Khi tham gia giao thông đường bộ em thấy có những kiểu đèn tín hiệu giao thông nào? Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu đó ? Nêu tác dụng các loại đèn đó?
HS : Thảo luận nhóm, và trả lời.
GV: nhận xét và chiếu lên phông chiếu các loại đèn và tác dụng của các loại đèn tín hiệu giao thông.
GV: Đưa ra một số bức tranh người tham gia giao thông vi phạm tín hiệu đèn giao thông 
HS quan sát các bức tranh và nhận xét các bức tranh đó.
Gv: Ngoài các tín hiệu bằng đèn thì khi tham gia giao thông chúng ta còn các loại biển báo giao thông.
GV: bấm vào nút quay lại trở về bài và chiếu các loại biển báo giao thông
2. Một số quy định về đi đường.
a. Các loại tín hiệu giao thông
* Đèn tín hiệu giao thông
- Có 3 loại đèn tín hiệu : Đèn đỏ , đèn xanh, đền vàng.
Tác dụng:
 Đèn xanh --> Được đi
 Đèn đỏ --> Dừng lại
 Đèn vàng --> Được đi nếu qua khỏi vạch sơn dừng lại.
 --> Dừng lại nếu chưa qua khỏi vạch sơn dừng lại.
 Đèn vàng nhấp nháy : Được đi nhưng cần chú ý
Hoạt động 4 : Tìm hiểu các loại biển báo
GV: Trình chiếu Các loại
 biển báo giao thông.(bằng cách nhấn chuột vào mũi tên)
HS quan sát các loại biển báo 
GV: Tổ chức trò chơi 
HS : Chia lớp làm 4 nhóm tổ chức trò chơi.
Yêu cầu: GV phát cho mỗi nhóm một bộ các loại biển báo .
HS : Quan sát các loại biển báo và phân loại các loại biển báo, và cho biết ý nghĩa các loại biển báo đó?
HS : Phân loại các loại biển báo và chỉ ra ý nghĩa các loại biển báo đó.
GV: Chiếu các các loại biển báo và ý nghĩa từng loại biển báo đó.
HS ghi bài
GV Đưa ra bức tranh người tham gia giao thông đi vào đường ngược chiều sai biển báo.
HS Quan sát bức tranh.
GV: ? Người tham gia giao thông có hành vi nào sai phạm? Vì sao?
HS trả lời cá nhân.
GV : Chiếu quy tắc giao thông đường bộ và các hình ảnh một số tín hiệu giao thông đường bộ đồng thời gv giải thích từng hình ảnh đó. Sau đó GV bấm vào nút quay lại bài thực hiện giao thông.
GV: chiếu các điều 9, 19 - Luật giao thông đường bộ ( bằng cách nhấy chuột vào mũi tên ở phần quy tắc giao thông)
HS theo dõi và nghiên cứu các điều 9, điều 10 - luật giao thông đường bộ( Ý nghĩa các loại biển báo), và các loại tín hiệu giao thông đường bộ.
GV: nhất chuột và nút quay lại.
GV: Chốt lại bài học bằng cách nhắc lại các kiến thức đã học
* Các loại biển báo giao thông.
- Có 4 loại biển báo giao thông :
+ Biển báo cấm : hình tròn, viền đỏ.
+ Biển báo chỉ dẫn : Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh lam.
+ Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam.
+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ.
c) Mở rộng, khái quát kiến thức (thời gian ....phút) 
4. Liên hệ đến các môn học khác (thời gian ....phút)
5. Củng cố kiến thức và kết thúc bài (thời gian ....phút)
Học thuộc bài.
Nghiên cứu các tình huống, và bài học tiết sau.
Chuẩn bị bảng nhóm...
Tiết 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra sĩ số 
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ ( Bằng cách Chơi trò chơi ô chữ)
GV: tổ chức cho hs chơi trò chơi.
GV Chiếu Slide 2 sau đó kích chuột vào phần trò chơi “ Đi tìm biển báo”
HS : Tham gia trò chơi.
GV : sau khi kết thúc trò chơi gv kích chuột vào nút quay lại 
Gv : kích chuột xuất hiện chữ “ Xử lý tình huống” sau đó gv nhấn chuột vào chữ “ Xử lý tình huống” và yêu cầu hs giải quyết các tình huống đó.
HS giải quyết tình huống 1 sau đó GV yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh , rồi nhận xét các bức tranh đó.
GV: chiếu Luật giao thông đường bộ ( Điều 30)
HS theo dõi
GV đặt câu hỏi 
? Từ tình huống một và các bức tranh trên chúng ta rút ra bài học gì khi đi bộ trên đường?
GV : chốt lại bài 
HS : Giải quyết tiếp tình huống 2
Và rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp trên đường ?
GV: Yêu cầu hs quan sát các bức tranh, rồi nhận xét các bức tranh đó.
GV: Chiếu Luật giao thông đường bộ ( Điều 29)
HS theo dõi 
GV: khấn chuột vào nút quay lại ở điều 29
GV: kích chuột chiếu phần 2 và phần b bài học, sau đó giáo viên kích chuột vào mũi tên ở phần b 
GV : Chiếu các quy định về đi đường.
HS theo dõi và ghi bài 
HS: quan sát bức tranh và nhận xét các hoạt động đó?
GV : Chột lại bài bà bấm chuột vào mũi tên quay lại bài.
2. Một số quy định về đi đường.
a. Các loại tín hiệu giao thông
b. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông
* Đường bộ:
Đối với người đi bộ : 
+Phải đi trên hề phố, lề đường, không có lề phải đi sát mép đường.
+ Đi đúng phần đường quy định.
+ Đi theo tín hiệu giao thông.
Đối với người điều khiển xe đạp: 
Không
+ Đèo 3; đi hàng 3; kéo, đẩy nhau; phóng nhanh, vượt ẩu; Lượn lách, đánh võng; Thả hai tay; Rẽ trước đầu xe cơ giới.
Phải
+ Đi đúng phần đường; đi đúng chiều; đi bên phải; tránh bên phải; Vượt bên trái.
Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp của người lớn 
Đối với người điều khiển xe cơ giới
Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe cơ giới
* Đường sắt
Không :
+ Thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt.
+Thò đầu, tay chân ra ngoại khi tầu đang chạy.
+Không ném các vật nguy hiểm lên tầu và ngược lại.
Hoạt động 3 : Luyện tập – Liên hệ thực tế
GV: Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những quy định cơ bản của luật giao thông để giúp chúng ta hiểu và thực hiện tốt, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
GV: Em nào có thể kể cho các bạn ở khu phố em, trường lớp em đã có những hoạt động, việc làm gì để hưởng ứng tích cực tháng an toàn giao thông?
? Những việc làm của Nhà nước nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
HS : Trả lời 
GV: Như chúng ta đã thấy trật tự an toàn giao thông là vấn đề đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội. Chúng ta cũng được biết Đảng và nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này. Để hưởng ứng phong trào nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông thì “ Trách nhiệm của học sinh chúng ta là gì?” Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trách nhiệm của học sinh đối với an toàn giao thông.
Ở nơi cư trú.
Ở trường học, lớp học.
Ở nơi công cộng.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm – Liên hệ bản thân
GV: Chia nhóm học sinh và nêu câu hỏi thảo luận: Bản thân các em đã làm gì để góp phần đảm bảo trật tự ATGT?
HS : Thảo luận theo nhó và ghi ý kiến của mình vào giấy A2
GV: Gắn phiếu trả lời của nhóm lên bảng, yêu cầu đại diện từng nhóm trình bầy, các nhóm khác nhận xét đóng góp ý kiến.
GV : Chiếu tóm tắt trách nhiệm của học sinh đối với trật tự ATGT.
3. Trách nhiệm của học sinh đối với trật tự An toàn giao thông.
- Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền những quy định của Luật giao thông.
- Nhắc nhở cho mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.
- Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật giao thông,
Hoạt động 5 : Củng cố - Thi trắc nghiệm
GV: tổ chức cho HS thực hiện thi trắc nghiệm giao thông
GV: Chiếu các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách nhấn chuột vào vào chữ củng cố trên màn hình
HS quan sát các câu hỏi và trả lời.
GV: Sau bài học này em có thể gửi cho các bạn học sinh trong cả nước “ Một bức thông điệp” với nội dung về trật tự an toàn giao thông?
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
Học thuộc bài mới.
Tìm hiểu các quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Chuẩn bị tình huống sau: (đóng tiểu phẩm)
Trên đường đi học về, Tứ đi xe đạp đèo Bảo và Quốc, vừa đi vừa 
 đánh võng, cười đùa. Đến ngã tư các bạn vẫn lao xe nhanh. Bỗng có một cụ già qua đường, do không chú ý nên các bạn đã va phải cụ.
 - Vai thể hiện : 
 + Ba bạn Tú, Bảo , Quốc.
 + Một cụ già.
 + Một nhóm học sinh khoảng 3 đến 4 bạn ( giúp bà cụ ....tự đặt lời thoại).
V. Nguồn tài liệu tham khảo
SGK, SGV, Thông tin an toàn giao thông, Giao thông tuổi teen...
Tranh ảnh sưu tầm trên mạng internet.
- Phần mềm hỗ trợ: Violet, Powpoint
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy 
- Tranh ảnh đẹp, các thông tin chính của bài học sinh nắm bắt nhanh.
- Tiết kiệm được nhiều thời gian 
- Học sinh thích và hứng thú tham gia vào tiết học. Học sinh được hoạt
động nhóm nhiều và được nghiên cứu phát hiện kiến thức một cách chủ động. Rèn được kĩ năng và thao tác thực hành cho học sinh.
 Ngày 05 tháng 2 năm 2009
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI SOẠN 
	 Đỗ Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Thực hiện trật tự, an toàn giao thông - Đỗ Thị Oanh.doc