Tỉ lệ bản đồ - Nguyễn Pha Nhân

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Kiến thức:

Bước đầu nhận biết , hiểu được ý nghĩa về tỉ lệ bản đồ.

- Kĩ năng:

Đọc được và đúng các tỉ lệ ghi tên bản đồ.

Làm được các bài tập thực hành trong sách giáo khoa ( trang 155 ).

- Thái độ:

Thích thú,ham học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập môn toán

- GV: Chuẩn bị bản đồ Việt Nam và một tỉnh, thành ( có ghi tỉ lệ bản đồ phía dưới), máy chiếu.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tỉ lệ bản đồ - Nguyễn Pha Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/ 03/ 2014 
Ngày dạy : 08/ 04/ 2014 GVHD: Nguyễn Thị Kim Thoa	 
 Người dạy: Nguyễn Pha Nhân
Trường : TH Mỹ Thạnh An
 Lớp : 41
 Môn: Toán
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
BÀI : TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Kiến thức:
Bước đầu nhận biết , hiểu được ý nghĩa về tỉ lệ bản đồ.
- Kĩ năng:
Đọc được và đúng các tỉ lệ ghi tên bản đồ.
Làm được các bài tập thực hành trong sách giáo khoa ( trang 155 ).
- Thái độ: 
Thích thú,ham học toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- HS: Chuẩn bị đồ dùng học tập môn toán 
- GV: Chuẩn bị bản đồ Việt Nam và một tỉnh, thành ( có ghi tỉ lệ bản đồ phía dưới), máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV cho học sinh quan sát bản đồ Việt Nam.
- Hỏi: Góc trái phía dưới bản đồ có ghi gì?
- Kết luận: Ở góc phía dưới của một bản đồ nước Việt Nam có ghi:
 Tỉ lệ 1:10 000 000.
-Tỉ lệ đó gọi là tỉ lệ bản đồ . Vậy tỉ lệ bản đồ là gi? Để hiểu được vấn đề trên thì hôm nay thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay, bài: Tỉ lệ bản đồ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS mở SGK trang 154, quan sát bản đồ trong sách hoặc nhìn bản đồ trên màng hình.
- Yêu cầu HS đọc tỉ lệ được ghi trên bản đồ.
- Em nào có thể cho thầy biết tỉ lệ 
1: 10 000 000 được ghi trên bản đồ cho ta biết điều gì?
- GV nhân xét và kết luận : Tỉ lệ bản đồ 
1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ lại 10000000 lần. Chẳng hạn: Độ dài 1cm trên bản đồ tương ứng với 10000000 cm hay 10km trên thực tế.
- Tỉ lệ 1:10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số 
- Tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (1cm, dm, m,...) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000cm, 
10 000 000dm, 10 000 000m,...).
- Tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng một phân số có tử số là 1.
Ví dụ: ;
- Cho HS quan sát bản đồ địa lí tỉnh Bến Tre. Yêu cầu học sinh đọc tỉ lệ bản đồ.
- Đặt câu hỏi: 
+ Nếu thầy đo được độ dài hình vẽ của tỉnh Bến Tre trên bản đồ lần lượt là( 2dm, 5dm) thì độ dài trên thực tế là bao nhiêu?
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
- GV gọi HS trả lời( nêu miệng).
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Bài 2:
- GV gọi HS xác định yêu cầu bài tập2.
- HS dùng bút chì làm bài tập2 trong SGK.
- GV gọi 4HS đọc bài làm của mình.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài tập 3.
- HS dùng bút chì làm bài tập 3 trong SGK.
- GV gọi 4 HS đọc bài làm của mình.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
3. Củng cố và dặn dò.
- GV đưa ra tỉ lệ , yêu cầu HS đọc tỉ lệ và trả lời câu hỏi: 
+ Tử số 1 cho ta biết gì?
+ Mẫu số cho ta biết gì?
- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài học tiếp theo.
- Hát tập thể.
- HS quan sát.
- HS trả lời: tỉ lệ 1:10 000 000.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS đọc 1:10 000 000
- HS trả lời: hình nước Việt Nam được thu nhỏ mười triệu lần.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
 -Trả lời: 20 000dm , 50 000dm
- HS đọc bài tập 1.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài tập 2.
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài tập 3.
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS trả lời: Độ dài của một đơn vị đo trên bản đồ.
- HS trả lời: Độ dài thực tế của đơn vị đó.
- HS lắng nghe.
IV. Nhận xét của GVHD
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Người soạn	 Chữ ký của GVHD
Nguyễn Pha Nhân	Nguyễn Thị Kim Thoa

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Tỉ lệ bản đồ - Nguyễn Pha Nhân - Trường THCS Mỹ Thạnh An.doc