Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Hoàng Đình Tuấn

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày

Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đạc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

 2. Kĩ năng : Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan trong cuộc sống hằng ngày.

 3. Thái độ : Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong nhóm

 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Giáo viên: Tranh phóng to các hình: 1.1; 1.2; 1.3; 1.4; 1.5

 2. Học sinh : SGK, vở, bút

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Hoàng Đình Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 01
Ngày soạn: 20/08/2009
	 BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đạc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
 2. Kĩ năng : Vận dụng được kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan trong cuộc sống hằng ngày. 
 3. Thái độ : Có tinh thần cộng tác, phối hợp với các bạn trong nhóm
 B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1. Giáo viên: Tranh phóng to các hình: 1.1; 1.2; 1.3; 1.4; 1.5
 2. Học sinh : SGK, vở, bút 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
 + Ổn định lớp:
 + Kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ: 	Không
III. Bài mới:
Đặt vấn đề: 
 GV: * Giới thiệu về chương trình vật lí 8:
 - Gồm hai chương: Chương 1: cơ học. Chương 2: nhiệt học
 - Chương 1 gồm 18 bài nghiên cứu về các nội dung chính như sau: Chuyển động là gì, đứng yên là gì? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Quán tính là gì? Công cơ học là gì?...
 * Vào bài mới: Các em biết Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng tây. Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên
GV: Làm thế nào để nhận biết một ôtô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời..đang chuyển động hay đứng yên?
HS: Thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày
GV: Ghi tóm tắt cách nhận biết của các nhóm lên bảng rồi hướng dẫn các nhóm cùng trao đổi thống nhất câu trả lời
GV: Trong vật lí, để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm vật mốc. Có thể chọn bất kì một vật nào làm vật mốc
GV: Các em dựa vào ví dụ trên cho biết làm thế nào để biết một vật là chuyển động?
HS: Trả lời theo hiểu biết
GV: Chốt
HS: Tìm ví dụ về chuyển động cơ học, chỉ rõ vật được chọn làm vật mốc.
GV: Dựa vào cách nhận biết một vật chuyển động, hãy cho biết khi nào một vật được coi là đứng yên? Ví dụ.
HS: Trả lời câu hỏi. Nêu ví dụ.
GV: Chốt
 I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
- Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên
GV: Treo tranh hình 1.2. (Chú ý tàu đang rời khỏi ga)
HS: Thảo luận theo nhóm và trả lời C4, C5, C6, C7. Ghi kết quả vào phiếu học tập.
GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận
HS: Nhóm cử đại diện trình bày 
GV: Hướng dẫn các nhóm cùng tìm câu trả lời đúng. Yêu cầu HS nhận xét kết quả thảo luận theo nhóm.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn
GV: Chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Ta nói: chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
HS: Cá nhân suy nghĩ trả lời C8
GV: Chốt câu trả lời
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
C4: So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay đổi so với nhà ga.
C5: So với toa tàu thì hành khách là đứng yên vì vị trí của khách hàng đối với toa tàu không đổi
C6: Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác
HOẠT ĐỘNG 3: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp
GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ SGK và mô tả chuyển động của vật.
HS: Quan sát tranh và mô tả chuyển động
GV: Giới thiệu về các dạng chuyển động thường gặp.
GV: Yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về các dạng chuyển động thường gặp.
HS: Nêu ví dụ
III. Một số chuyển động thường gặp
Chuyển động thẳng
Chuyển động cong
Chuyển động tròn
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
GV: Treo tranh vẽ hình 1.4
 + Bức tranh mô tả gì?
 + Mỗi vật trong tranh chuyển động hay đứng yên so với vật nào?
HS: Trả lời câu hỏi của GV:
HS: Trả lời C11
GV: Hướng dẫn và chốt câu trả lời
IV. Vận dụng
C10: 
 + Ôtô đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
 + Người lái xe đứng yên so với ôtô,chuyển động so với người bên đường và cột điện.
C11: 
 Có trường hợp sai. Ví dụ như vật chuyển động tròn quanh vật mốc
IV. Củng cố: HS: Đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết
 GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu chuyển động của đầu van xe đạp
V. Dặn dò : Học bài cũ, nghiên cứu bài mới: Làm thế nào để nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động?
 Câu hỏi soạn bài.
Vận tốc là gì?
Công thức tính vận tốc?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Chuyển động cơ học - Hoàng Đình Tuấn - Trường THCS Tà Long - Đakrông - Quảng Trị.doc