Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Thị Hương

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.

- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

 2.Kĩ năng:

 - Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, xác định trạng thái của vật đối với vật mốc.

 3.Thái độ:

 - Tích cực, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm

II-CHUẨN BỊ::

 - Tranh hình 1.1, 1.2, 1.3.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1449Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 1, Bài 1: Chuyển động cơ học - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Ngày soạn: 24/08/2012
Tiết: 01
Ngày dạy: 27/08/2012
Bài1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I-MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
 2.Kĩ năng:
 - Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày, xác định trạng thái của vật đối với vật mốc.
 3.Thái độ:
 - Tích cực, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm
II-CHUẨN BỊ::
 - Tranh hình 1.1, 1.2, 1.3. 
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học
8A1:
8A2:.
8A3:.
8A4:.
8A5:
8A6:.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị SGK của HS cho năm học mới.
 3. Bài mới:
 * Đặt vấn đề: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây.Như vậy có phải M.Trời chuyển động còn T.Đất đứng yên không?
HOẠT ĐỘNG 1: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Yêu cầu HS thảo luận câu C1
- Vị trí các vật đó có thay đổi không? Thay đổi so với vật nào? àgiới thiệu vật mốc
- Gọi HS trả lời câu C2,C3
- Yêu cầu HS cho ví dụ về đứng yên
 - HS thảo luận nhóm. Từng nhóm cho biết các vật(ô tô, chiếc thuyền, đám mây, )chuyển động hay đứng yên.
- Cho ví dụ theo câu hỏi C2, C3
- C3: vật không thay đổi vị trí với một vật khác chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
 -Cho ví dụ về đứng yên.
I-Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
 - Để biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc
 - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN
- Cho HS xem hình 1.2
- Khi tàu rời khỏi nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên so với nhà ga, toa tàu?
- Cho HS điền từ vào phần nhận xét
- Trả lời C4,C5 cho HS chỉ rõ vật mốc
- Gọi HS trả lời C7
- Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc gì?
- Khi không nêu vật mốc thì hiểu đã chọn vật mốc là một vật gắn với Trái Đất.
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời từng câu: 
- C4 :hành khách chuyển động
- C5:hành khách đứng yên
- C6:(1) đối với vật này
 (2) đứng yên
- Trả lời C7
- Hoàn thành C8: M.Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái đất.
II-Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
- Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. 
- Người ta có thể chọn bất kì vật nào để làm mốc.
HOẠT ĐỘNG 3: GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP
- Cho Hs xem tranh hình 1.3
- Thông báo các dạng chuyển động như SGK
- Để phân biệt chuyển động ta dựa vào đâu?
- Yêu cầu HS hoàn thành C9
- HS tìm hiểu thông tin về các dạng chuyển động
- Quỹ đạo chuyển động
- Hoàn thành C9
III-Một số chuyển động thường gặp:
 - Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn .
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Hướng dẫn HS trả lời câu C10, C11
? Thảo luận nhóm trả lời câu C10.
? C11
- HS tiến hành thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
- Có trường hợp sai, ví dụ như vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
IV-Vận dụng:
- C10:Ô tô: đứng yên so với người lái xe, chuyển động so người đứng bên đường và cột điện.
Người lái xe: đứng yên so với ô tô, chuyển động so người đứng bên đường và cột điện.
Người đứng bên đường: đứng yên so với cột điện , chuyển động so ôtô và người lái xe.
Cột điện: đứng yên so với người đứng bên đường , chuyển động so ôtô và người lái xe.
- C11:có trường hợp sai, ví dụ như vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
4. Củng cố:
 - Chuyển động cơ học là gì? Ví dụ.
 - Ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng đứng yên so với vật khác? 
5. Dặn dò:
 - Xem “có thể em chưa biết”. Chuẩn bị bài “Vận tốc”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Chuyển động cơ học - Nguyễn Thị Hương - Trường THCS Liêng Trang.doc