Tiết 1, Bài 1: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226-1400) - Lê Thị Thúy Oanh

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

a) Kiến thức:

_ HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.

b) Kĩ năng:

_ HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.

c) Thái độ:

_ HS biết trân trọng yêu qúi vốn cổ của cha ông để lại.

2. CHUẨN BỊ:

a) Giáo viên:

_ Tranh ảnh về mĩ thuật thời Trần (tranh ĐDDH 7)

_ Câu hỏi thảo luận.

b) Học sinh:

_ Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Trần.

_ Sách giáo khoa.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

_ Phương pháp trực quan

_ Phương pháp vấn đáp

_ Phương pháp trình bày

_ Phương pháp trao đổi, thảo luận.

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

4.1/ Ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

4.2/ Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6462Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 1, Bài 1: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226-1400) - Lê Thị Thúy Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Ngày dạy:25/08/2008
Bài 1
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN
( 1226 – 1400 )
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
a) Kiến thức:
_ HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Trần.
b) Kĩ năng:
_ HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
c) Thái độ:
_ HS biết trân trọng yêu qúi vốn cổ của cha ông để lại.
CHUẨN BỊ:
a) Giáo viên:
_ Tranh ảnh về mĩ thuật thời Trần (tranh ĐDDH 7)
_ Câu hỏi thảo luận.
b) Học sinh:
_ Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Trần.
_ Sách giáo khoa.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
_ Phương pháp trực quan
_ Phương pháp vấn đáp
_ Phương pháp trình bày
_ Phương pháp trao đổi, thảo luận.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4.1/ Ổn định tổ chức: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
4.2/ Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
4.3/ Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội.
_ Giáo viên yêu cầu hs đọc nội dung bối cảnh xã hội SGK/ 79.
? Mĩ thuật thời Trần và mĩ thuật thời Lý có quan hệ với nhau không?
(Có. Đây là sự tiếp nối nhưng có những nét đặc trưng)
? Nêu tóm tắt bối cảnh xã hội thời Trần?
Hs dựa vào SGK để trả lời
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét chốt ý và kết luận:
_ Gv nhắc lại một số thành tựu mĩ thuật thời Lý (lớp 6). Nhấn mạnh mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mĩ thuật thời Lý nhưng có đặc trưng riêng. Từ đó Gv chuyển ý sang hoạt động 2
Hoạt động 2: tìm hiểu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần.
Hs đọc nội dung SGK
? Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mĩ thuật thời Lý nhưng có những nét đặc trưng riêng như thế nào?
(điều kiện thuận lợi, mối quan hệ với quần chúng, giao lưu văn hóa với các nước lân cận)
Gv nhận xét chốt ý
Gv treo một số tranh - ảnh lên bảng. Hs quan sát trả lời câu hỏi:
? Hãy phân loại, loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, trang trí, gốm.
Gv chia nhóm thảo luận: 
Hs 3 tổ cử đại diện lên phân loại. Riêng nhóm 4 nhận xét.
Gv nhận xét chốt ý và chuyển sang giới thiệu nghệ thuật kiến trúc.
Hs đọc nội dung kiến trúc SGK/ 79.
Gv chia lớp thành 4 nhóm và đặt câu hỏi thảo luận cho từng nhóm.
Nhóm 1,2
? Hãy trình bày kiến trúc cung đình của mĩ thuật thời Trần?
Nhóm 3,4
? Hãy trình bày kiến trúc Phật giáo của mĩ thuật thời Trần?
Hs nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét chốt ý:
Ngoài ra còn có kiến trúc chùa làng (do XH biến động sau chiến tranh với Chiêm Thành, cuộc chiến với nhiều người dân nảy sinh tâm lý dựa vào thần quyền nên chùa làng được xây dựng thờ Phật- Thần
Gv chuyển ý sang tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
Hs đọc nội dung kiến trúc SGK/ 80.
Gv chia lớp thành 4 nhóm theo số đếm.
Nhóm 1,2
? Trình bày nghệ thuật điêu khắc?
Nhóm 3,4
? Trình bày chạm khắc trang trí?
Hs thảo luận nhóm cử đại diện trình bày.
Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét chốt ý. Gv cho hs xem tranh về điêu khắc và trang trí mĩ thuật thời Trần và phân tích cho học sinh thấy được vẻ đẹp mĩ thuật thời Trần.
Hs đọc nội dung kiến thức SGK/ 81.
? Những nét nổi bậc đồ gốm thời Trần so với thời Lý?
? Các họa tiết trên gốm thường sử dung là gì?
Hs trả lời cá nhân, hs khác nhận xét. Gv nhận xét, chốt ý.
Thông qua nội dung đã học, hs rút ra đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.
Hs trả lời cá nhân.
Hs khác nhận xét bổ sung.
I .Vài nét về bối cảnh xã hội:
_ Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mĩ thuật thời Lý.
_ Cơ cấu xã hội không có gì thay đổi lớn, chế độ trung ương tập quyền được củng cố.
_ Ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên.
II. Vài nét về mĩ thuật thời Trần:
_ Đặc điểm mĩ thuật thời trần là giàu chất hiện thực của mĩ thuật thời Lý.
_ Cách tạo hình khỏe khoắn gần gũi với đời sống nhân dân lao động.
Kiến trúc:
Kiến trúc cung đình:
_ Tu bổ lại kinh thành Thăng Long.
_ Xây dựng cung điện Thiên Trường.
_ Xây dựng nhiều khu lăng mộ nổi tiếng.
Kiến trúc Phật giáo:
_ Xây dựng những ngôi chùa, tháp nổi tiếng.
Điêu khắc và trang trí:
_ Tượng tròn: tượng tạc bằng đá, gỗ
_ Tượng bệ rồng: có hình dáng khỏe khoắn hơn rồng thời Lý.
_ Chạm khắc trang trí: chạm khắc gỗ với cảnh nhạc công, người chim và rồng, bệ đá hoa sen.
Đồ gốm:
_ Xương dày thô và nặng hơn so với gốm thời Lý.
_ Gốm gia dụng phát triển mạnh.
Chế tác được gốm hoa nâu và gốm hoa lam.
_ Họa tiết trang trí: hoa cúc, hoa sen được cách điệu.
III. Đặc điểm:
_ Vẻ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng --> sức mạnh, lòng tự hào của dân tộc.
_ Kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu, chất phác.
_ Tiếp cận nghệ thuật các nứơc láng giềng.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
Hoạt động 3: Đánh giá kết qủa học tập
_ GV đặt câu hỏi cho hs:
? Hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Trần?
? Đặc điểm của gốm thời Trần?
? Kiến trúc thời Trần so với thời Lý như thế nào?
_ Hs trả lời
_ Gv nhận xét chốt ý.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
_ Về ghi bài, học bài
_ Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Trần.
_ Xem bài 2: VTM cái cốc và quả
_ Mang mẫu cốc và quả
_ Chuẩn bị giấy vẽ, bút chì, que đo
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Thường thức mĩ thuật. Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) - Lê Thị Thúy Oanh - Trường.doc