Tiết 10: Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Bài đọc thêm: Hội xuân "Sắc bùa" - Nguyễn Thị Thu Hương

A/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Ôn tập bài hát, hát thuần thục và thuộc lời ca. Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. Đọc đúng nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 4.

- Luyện kỹ năng hát đồng đều hoà giọng, hát lĩnh xướng.

- Có thêm hiểu biết về một nét văn hoá dân tộc của người “Mường” qua phần lẽ hội, hội xuân “Sắc bùa”.

B/ Chuẩn bị:

GV: Đàn, máy chiếu.

HS: Thanh phách, học thuộc bài cũ, xem trước bài mới.

C/ Tiến trình dạy học:

1. ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số

- ổn định nề nếp

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen lồng ghép trong giờ

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài:

Tiết trước các em đã được học bài hát “Chúng em cần hoà bình”. Để giúp các em trình bày bài hát được tốt hơn. Hôm nay, cô cùng các em sẽ ôn lại bài hát này. Ngoài ra các em còn được làm quen với một bài TĐN mới và một nét sinh hoạt văn hoá riêng của người đồng bào “Mường” qua bài đọc thêm, “Hội xuân Sắc bùa”.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 10: Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Bài đọc thêm: Hội xuân "Sắc bùa" - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
ôn tập bài hát: chúng em cần hoà bình
Tập đọc nhạc: TĐN số 4
Bài đọc thêm: hội xuân “Sắc bùa”
A/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập bài hát, hát thuần thục và thuộc lời ca. Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. Đọc đúng nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 4.
- Luyện kỹ năng hát đồng đều hoà giọng, hát lĩnh xướng.
- Có thêm hiểu biết về một nét văn hoá dân tộc của người “Mường” qua phần lẽ hội, hội xuân “Sắc bùa”.
B/ Chuẩn bị:
GV: Đàn, máy chiếu.
HS: Thanh phách, học thuộc bài cũ, xem trước bài mới.
C/ Tiến trình dạy học:
ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số
ổn định nề nếp
Kiểm tra bài cũ: Đan xen lồng ghép trong giờ
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Tiết trước các em đã được học bài hát “Chúng em cần hoà bình”. Để giúp các em trình bày bài hát được tốt hơn. Hôm nay, cô cùng các em sẽ ôn lại bài hát này. Ngoài ra các em còn được làm quen với một bài TĐN mới và một nét sinh hoạt văn hoá riêng của người đồng bào “Mường” qua bài đọc thêm, “Hội xuân Sắc bùa”.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV: Trình chiếu bản nhạc “ Chúng em cần hoà bình” và mở bài hát mẫu.
HS: Nghe và cảm nhận
GV: Đàn mẫu âm luyện thanh
HS: Luyện thanh theo mẫu, theo đàn
GV: Đệm đàn(chọn giọng và đệm cho phù hợp)
HS: Hát theo đàn 1-2 lần
GV: Nghe và phát hiện những chỗ HS hát sai. GV hát và đàn mẫu sửa lại cho HS.
HS: Sửa các lỗi sai
GV: Bài hát có tính chất âm nhạc và nội dung như thế nào?
HS: Bài hát với tính chất hành khúc, giai điệu vui tươi trong sáng nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống yên vui, đầy tình thân ái.
GV: Yêu cầu hát + gõ đệm theo nhịp
HS: Thực hiện
GV: Gọi 1-2 bàn kiểm tra.
HS: THực hiện.
GV: Làm mẫu hát + Nhún theo nhịp và vận động một số động tác đơn giản
Vd: 
 “ Để ngàn cây lá hoa vươn mầm xanh”. Hai tay tạo thành hình vòm mở rộng ra.
Hoặc câu: “Bạn bè sống với nhau trong tình yêu thương”
Hai tay đặt vào lồng ngực
HS: Theo dõi
GV: Yêu cầu cả lớp thực hiện
HS: Thực hiện
GV: Gọi 1-2 bạn hoặc nhóm lên kiểm tra
HS: Lên bảng kiểm tra.
GV: Trình chiếu bài TĐN và phát vần
- Bài TĐN được viết ở nhịp gì? Nêu định nghĩa của nhịp đó?
- Bài đã sử dụng cao độ, trường độ âm nhạc nào?
HS: TL
GV: Kết luận và ghi bảng
HS: Ghi bài
GV: Đàn thang âm Cdur và các âm tục
HS: Luyện cao độ
GV: Yêu cầu cả lớp đọc tên nốt nhạc của bài
HS: Đọc tên nốt nhạc theo que chỉ của GV
GV: Đàn giai điệu và đọc mẫu bài TĐN
HS: Nghe và cảm nhận
GV: Bài được chia thành mấy câu, các câu được phân chia như thế nào?
HS: Bài được chia thành 5 câu, mỗi câu 2,5 ô nhịp
GV: Hướng dẫn HS miệng đọc tay vỗ âm hình tiết tấu chủ đạo.
HS:Thực hiện như ở bên
GV: Đàn giai điệu câu một: 2- 3 lần
HS: Nghe ở lần 1, nhẩm theo ở lần 2-3
GV: Yêu cầu cả lớp đọc nhạc câu một
HS: Nhìn bảng phụ đọc nhạc câu một
GV: Tiến hành tương tự với các câu còn lại
Lưu ý: Câu 2, 4, 5 có sử dụng nốt đen chấm đôi
HS: Đọc câu 1ð câu 2ð câu 1+ 2
 câu 3ð câu 4ð câu 3+ 4.
 câu 5ð câu 3,4+ 5.
GV: Đàn giai điệu
HS: Đọc nhạc toàn bài
GV: Yêu cầu đọc nhạc+ gõ đệm theo phách
HS: Thực hiện
GV: Chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm đọc nhạc (cao độ) Sau đó đổi
 Nhóm hát lời ngược lại 
GV: Đệm đàn
HS: Hát lời ca + cao độ
GV: Chỉ định 1 HS đọc bài SGK
HS: Một em đọc, cả lớp lắng nghe
GV: Trình chiếu 1 vài hình ảnh về lễ hội “Sắc bùa”
HS: Quan sát
GV: Hội xuân “Sắc bùa” thường diễn ra vào thời điểm nào trong năm và của dân tộc nào?
HS: Hội xuân “Sắc bùa” thường diễn ra vào dịp tết và đầu xuân của dân tộc Mường.
GV: ý nghĩa của lễ hội
HS: Là một hình thức chúc tụng cầu mong được mùa, cầu mong cuộc sống bình yên cho mọi người
GV: Những địa phương nào cùng tổ chức ngày hội này?
HS: Quảng Ngãi, Bến Tre, Quảng Bình
GV: “Sắc bùa” do ai tiến hành và gồm có những nhân vật và đồ vật gì?
HS: “Sắc bùa” do phường Bùa tiến hành, gồm một ông trùm giỏi, 12 cô gái mang 12 chiếc chiêng có núm, 2 người khiêng 2 cái thúng gạo đựng tặng phẩm.
GV: Kết luận:
 Tóm lại đây là một nét sinh hoạt đặc sắc rất riêng của đồng bào Mường, hiện nay vẫn còn tồn tại nhưng không còn theo đầy đủ thủ tục lệ xưa. Chúng ta cần giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá dân tộc riêng đó.
I.Ôn bài hát:
Chúng em cần hoà bình 
Nhạc và lời: Hoàng Long- 
 Hoàng Lân.
- Nghe lại bài hát mẫu
- Luyện thanh
- Ôn luyện theo các hình thức: 
+ Hát + gõ đệm theo nhịp
+ Hát nhún chân theo nhịp và vận động một số động tác đơn giản.
- Kiểm tra
II. Tập đọc nhạc số 4
 Mùa xuân về
 Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
 Tính chất vừa phải
 Bài được viết ở nhịp 4/4 giọng Cdur
Cao độ: Mi- Pha- Son- La- Si- Đô
Trường độ: Móc đơn, nốt đen, nốt đen chấm đôi, nốt trắng, dấu lặng đen
Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp lấy đà.
Âm hình tiết tấu chủ đạo:
III. Bài đọc thêm
 Hội xuân “Sắc bùa”
D/ Củng cố:
Trình bày bài hát “Chúng em cần hoà bình”
Trình bày bài TĐN số 4
E/ Về nhà:
Đọc đúng cao độ, trường độ, hát thuộc lời ca bà TĐN số 4, thuộc bài hát “Chúng em cần hoà bình”
Xem trước bài giờ sau./.
*** Hết ***

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 10. Ôn tập bài hát - Chúng em cần hòa bình - Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Phùng Xá.doc