Tiết 11, Bài 10: Tự lập

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập.

- Giải thích được bản chất của tính tự lập.

- Phân tích được ý nghĩa.

2. Kỹ năng:

Biết tự lập trong học tập, lao động, sinh hoạt cá nhân.

3. Thái độ:

Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

II. Phương tiện - phương pháp:

1. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 8.

- Tranh ảnh, băng hình, tục ngữ ca dao.

- Tấm gương nghèo vượt khó, tự lập vươn lên.

2. Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm, đàm thoại.

- Trò chơi, phiều học tập.

III. Hoạt động dạy - học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- GV: Đặt câu hỏi chiếu lên máy.

Câu hỏi: Em hãy kể một tấm gương về xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư mà em sống?

- GV: Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời, các học sinh khác theo dõi và bổ sung.

- Học sinh: bổ sung.

- GV: Nhận xét, cho điểm và chốt lại ý đúng bằng cách chiếu đáp án lên máy.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV: Kể 1 tấm gương về Nguyễn Ngọc Ký (từ 1 người tàn tật nhưng đã tự luyện tập viết bằng hai chân và sau này trở thành thầy giáo, còn viết rất đẹp)

Hoạt động 2 (Tìm hiểu mục Đặt vấn đề)

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 13389Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 10: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 - Bài 10: Tự lập
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập.
Giải thích được bản chất của tính tự lập.
Phân tích được ý nghĩa.
Kỹ năng:
Biết tự lập trong học tập, lao động, sinh hoạt cá nhân.
Thái độ:
Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
Phương tiện - phương pháp:
Phương tiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn GDCD lớp 8.
Tranh ảnh, băng hình, tục ngữ ca dao.
Tấm gương nghèo vượt khó, tự lập vươn lên.
Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề.
Thảo luận nhóm, đàm thoại.
Trò chơi, phiều học tập.
Hoạt động dạy - học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
GV: Đặt câu hỏi chiếu lên máy.
Câu hỏi: Em hãy kể một tấm gương về xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư mà em sống?
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời, các học sinh khác theo dõi và bổ sung.
Học sinh: bổ sung.
GV: Nhận xét, cho điểm và chốt lại ý đúng bằng cách chiếu đáp án lên máy.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
GV: Kể 1 tấm gương về Nguyễn Ngọc Ký (từ 1 người tàn tật nhưng đã tự luyện tập viết bằng hai chân và sau này trở thành thầy giáo, còn viết rất đẹp)
Hoạt động 2 (Tìm hiểu mục Đặt vấn đề)
GV: Gọi 1 học sinh đọc câu chuyện trong SGK
Học sinh: 1 học sinh đọc cả lớp theo dõi.
GV: Yêu cầu chia lớp thành 3 nhóm thảo luận các vấn đề sau (Chiếu lên máy, thảo luận trong 3 phút).
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hoạt động của anh Lê?
Nhóm 2: Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với 2 bàn tay trắng?
Nhóm 3: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
Học sinh: Chia 3 nhóm thảo luận, ghi kết quả ra giấy khổ lớn (hoặc bảng phụ).
GV: Đưa ra hiệu lệnh hết thời gian, gọi đại diện các nhóm lên trình bày
Học sinh: Đại diện các nhóm trình bày.
Các học sinh ở các nhóm khác bổ sung.
GV: 
Nhận xét, đưa ra các đáp án, chiếu lên máy
So sánh đáp án của các nhóm (nhóm nào nhanh và đúng nhất sẽ cho điểm)
Đáp án:
Anh Lê là người yêu nước nhưng anh không đủ can đảm và quyết tâm ra đi cùng Bác Hồ tìm đường cứu nước.
Bác có sẵn long yêu nước; có lòng quyết tâm, hăng hái của tuổi trẻ, tin vào sức lực của chính mình.
Bài học:
Phải quyết tâm, không ngại khó khăn.
Có ý chí, nghị lực vươn lên và tự lập trong học tập và rèn luyện
Học sinh: Theo dõi đáp án của giáo viên.
GV: Chốt lại bằng Kết luận; ghi lại
Hoạt động 2: (Tìm hiểu nội dung bài học)
GV: Qua câu chuyện về Bác Hồ và anh Lê, Em hiểu thế nào là tự lập?
HS: Suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
GV: Nhận xét và chốt lại bằng mục (1) Nội dung bài học, SGK.
HS: Ghi bài
GV: 
- Chia học sinh thành 3 đội để thực hiện trò chơi “Tiếp sức”, mỗi đội có 2 học sinh.
- Các thành viên trong đội sẽ có những suy nghĩ độc lập, ai nghĩ ra trước viết ra trước, cứ như vậy thành viên này tiếp sức cho thành viên kia
- Lưu ý: Đáp án không được trùng nhau
- Yêu cầu: Em hãy tìm những hành vi thể hiện tính tự lập trong học tập (Đội 1) và trong lao động (Đội 2)
- Trò chơi sẽ diễn ra trong 2 phút.
GV: Tổ chức trò chơi
HS: 
- Thực hiện trò chơi
- Nhận xét kết quả.
GV: nhận xét, khen thưởng.
GV: Kết luận và đưa ra đáp án của mình bằng cách chiếu lên máy để học sinh theo dõi
Học tập
Lao động
Tự làm bài tập
Học thuộc bài trước khi đến trường.
Tự chuẩn bị đồ dung học tập
Trực nhật lớp một mình
Hoàn thành việc lao động do trường giao.
Tự nấu cơm.
GV: Từ trò chơi trên, em thấy tính tự lập được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét và Kết luận
GV: Cho HS làm bài tập miệng
Câu hỏi: Em hãy tìm những từ trái nghĩa với “Tự lập”.
HS: Làm việc cá nhân, suy nghĩ và phát biểu.
GV: Gọi một vài học sinh làm bài tập.
HS: Bổ sung và nhận xét.
GV: Nhận xét và chốt ý tưởng.
Trái với tự lập:
- Ỷ lại.
- Nhút nhát.
- Dựa dẫm.
- Phụ thuộc vào người khác.
GV:
- Vậy một người sống tự lập sẽ nhận được thái độ, tình cảm gì của mọi người?
- Sống tự lập sẽ có tác dụng gì với bản thân?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV:Nhận xét và kết luận bằng mục (2)/ Nội dung bài học, SGK.
GV: Các em phải làm gì để rèn luyện tính tự lập?
Nêu gương (hoạt động)
HS: Phát biểu.
GV: Nhận xét và chốt lại băng mục (3)/ Nội dung bài học, SGK
Hoạt động 4: Luyện tập
BT 2/ SGK:
GV: 
- Chiếu bài tập 2 lên máy.
- Yêu cầu học sinh đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến trên và giải thích được vì sao?
HS: 
- Lên bảng làm bài tập.
- HS khác bổ sung.
GV: Kết luận và chốt lại ý đúng bằng cách chiếu đáp án lên máy.
BT3/ SGK
Em hãy nêu và giải thích một vài câu tục ngữ nói về tự lập hoặc không tự lập mà em biết
Tổ 1, 2:
- “Há miệng chờ sung”
- “ Gió chiều nào xoay chiều ấy”
Tổ 3, 4:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng”
I. Đặt vấn đề
KL: Việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước chỉ với 2 bàn tay trằng đã thể hiện phẩm chất không sợ khó khăn, gian khổ; tự lập; tự tin vào bản thân
II. Nội dung bài học:
1. K/n:
Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tự tạo dựng cuộc sống, không trông chờ, dựa dẫm vào người khác
Biểu hiện:
Tự tin.
Bản lĩnh.
Vượt khó khăn, gian khổ.
Có ý chí phấn đấu kiên trì và bền bỉ.
3. Ý nghĩa:
- Người có tính tự lập sẽ nhận được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.
- Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.
4. Rèn luyện:
- Rèn luyện ngay từ nhỏ.
- Tự lập trong học tập.
- Tự lập khi đi làm
- Tự lập trong sinh hoạt hang ngày
Bài tập
BT2/ SGK
Đồng ý: c, d, đ, e
Không đồng ý: a, b
Giải thích: c
BT3/ SGK
Giải thích một câu làm mẫu

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Tự lập.doc