Tiết 11, Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa - Trường THCS Bưng Bàng

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- Biết được hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

- Có các khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

1.2 Kĩ năng:

- Biết cách dùng quả Địa Cầu và ngọn đèn hoặc hình vẽ trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau theo mùa.

- Kỹ năng sống: Tư duy, giao tiếp và làm chủ bản thân

1.3 Thái độ:

- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và vào những nội dung học có liên quan .

 - Yêu thiên nhiên

2. TRỌNG TÂM:

 - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn tùy theo các vĩ độ khác nhau.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2349Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 11, Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa - Trường THCS Bưng Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 11
Bài: 9 Tiết: 11
HIỆN TƯỢNG
NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN 
KHÁC NHAU THEO MÙA
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- Biết được hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.
- Có các khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
1.2 Kĩ năng:
- Biết cách dùng quả Địa Cầu và ngọn đèn hoặc hình vẽ trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau theo mùa.
- Kỹ năng sống: Tư duy, giao tiếp và làm chủ bản thân
1.3 Thái độ: 
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và vào những nội dung học có liên quan .
 - Yêu thiên nhiên 
2. TRỌNG TÂM:
 - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn tùy theo các vĩ độ khác nhau.
3. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- HS: SGK, tập ghi, viết, thước
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện
 6A1: ./ vắng :..
 6A2: ./ vắng :.. 
 4.2 Kiểm tra miệng:
 - Câu 1: Ngày 22 – 6 nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời? Nửa cầu đó có đặc điểm gì và có mùa gì?
 - Đáp án câu 1: Ngày 22.6 nửa cầu Bắc nghiêng về phía MT, lúc này nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên thời gian này là mùa nóng ở bán cầu Bắc
 - Câu 2: Trái Đất tự quay quanh MT theo hướng nào? Thời gian quay 1 vòng quanh MT là bao nhiêu?
 - Đáp án câu 2: 
 + Hướng chuyển động: Tây sang Đông
 + Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ
 - Câu 3: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS: Vào 22.6 MT chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
 - Đáp án câu 3: 23027’B. Gọi là đường chí tuyến Bắc
 4.3 Bài mới :
 Giới thiệu bài: Có khi nào các em tự hỏi tại sao trong 1 năm có những thời điểm sau tết khoảng tháng 5, 6 chúng ta thấy ban ngày kéo dài 6 giờ chiều mà trời vẫn còn sáng trong khi những tháng cuối năm chỉ mới 6 giờ chiều mà trời đã tối. Hay có khi nào các em tự hỏi tại sao có câu tục ngữ đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Những câu hỏi này hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trả lời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
- GV: Gợi ý cho HS phân biệt đường biểu thị trục Trái Đất ( B – N ) và đường phân chia sáng tối ( S – T )
- GV: Vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất ( B – N ) và đường phân chia sáng tối ( S – T ) không trùng nhau?
- HS: Do đường sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo
- GV giải thích: Do đường phân chia sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo còn đường biểu thị trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 660 33’ nên 2 đường này không trùng
nhau mà hợp với nhau 1 góc 230 27’.
- GV: Vào ngày hạ chí ( 22 / 6 ) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- HS: Chí tuyến Bắc
- GV: Nhận xét và ghi bảng
- GV: Vào ngày 22 / 12 ( đông chí ) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
- HS: Chí tuyến Nam
- GV: Nhận xét và ghi bảng
* Thảo luận nhóm:
- GV: Chia HS làm 4 nhóm
- Câu hỏi: Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào các ngày 22/ 12 và 22 / 6 ntn?
- HS: Thảo luận và treo bảng
- GV: Nhận xét từng nhóm và ghi bảng
- GV: Độ dài ngày đêm trong ngày 22/ 6 và 22 / 12 ở Xích Đạo ntn?
- HS: Bằng nhau
- GV: liên hệ tục ngữ Việt Nam “ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối
GV chuyển ý:
Hoạt động 2:
- GV: Vào các ngày 22 / 6 và 22 / 12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của hai nửa cầu ntn? Vĩ tuyến 66033 Bắc và Nam là những đường gì?
- HS: 22 / 6 từ vĩ tuyến 66033’ Bắc lên cực Bắc sẽ có ngày suốt 24 giờ. Còn từ vĩ tuyến 66033’ về cực Nam sẽ có đêm mà không có ngày. 66033 Bắc và Nam là đường vòng cực Bắc và Nam.
- GV: Nhận xét và ghi bảng
- GV: Từ vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam về 2 cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ dao động ntn? Ở các điểm cực thì số ngày hoặc đêm dài 24 giơ 
ntn?
- HS: Dao động từ 1 – 6 tháng
- GV: Nhận xét và ghi bảng
1. Hiện tượng ngày, đêm dài nắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
- Vào ngày 22 / 6 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’B, vĩ tuyến đó gọi là đường chí tuyến Bắc.
- Vào ngày 22 / 12 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 230 27’N, vĩ tuyến đó gọi là đường chí tuyến Nam.
- Mùa hè có ngày dài, đêm ngắn. Mùa đông có ngày ngắn, đêm dài.
- Càng xa Xích Đạo về phía hai cực, hiện tượng ngày, đêm dài ngắn càng biểu hiện rõ rệt. 
- Ở Xích Đạo quanh năm có ngày, đêm dài bằng nhau.
2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa 
- Vào các ngày 22 / 6 và 22 / 12 các điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ
- Các điểm từ vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam về 2 cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng. Riêng ở cực Bắc và Nam có ngày đêm dài suốt 6 tháng.
 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố 
 - Câu 1: Giải thích câu tục ngữ Việt Nam “ Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối
 - Đáp án câu 1: Vì VN nằm ở bán cầu Bắc nên trong tg này bán cầu Bắc nghiêng về phía MT nên nhận nhiều nhiệt và ánh sáng nên hình thành mùa hạ ở bán cầu Bắc, vào mùa hạ thì có ngày dài đêm ngắn vào mùa đông thì ngược lại
 - Câu 2: Độ dài ngày đêm trong ngày 22/ 6 và 22 / 12 ở Xích Đạo ntn?
 - Đáp án câu 2: Ở Xích Đạo quanh năm có ngày, đêm dài bằng nhau.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
 - Đối với bài học ở tiết này:
+ Học bài
+ Làm bài tập bản đồ
 - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
+ Đọc trước bài 10 CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
+ Tìm hiểu Trái Đất có mấy lớp? 
+ Đặc điểm của từng lớp
5. RÚT KINH NGHIỆM :
 - Nội dung: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Phương pháp: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Trường THCS Bưng Bàng.doc