Tiết 12, Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Trường THCS Bình Minh

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức

- Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ, lớp trung gian và Lõi (nhân). Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, về trạng thái, tính chất và nhiệt độ.

- Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng có thể di chuyển, dãn tách hoặc xô vào nhau tạo nên nhiều địa hình núi và hiện tượng động đất, núi lửa.

2. Kĩ Năng.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí thường sảy ra trong thiên nhiên.

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sáng tạo đồ dung trực quan sinh động.

3. Thái độ.

- Hs có cái nhìn khái quát về cấu tạo của trái đất rộng lớn.

- Thích thú, ham hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên.

II. Phương tiện dạy học.

- Giáo viên: Hình 26, 27 phóng to; Bảng phụ; Tư liệu tham khảo; quả địa cầu.

- Học sinh: Bút chì, thước kẻ, màu.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1966Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 12, Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Trường THCS Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.................................
Ngày dạy: .................................
Lớp: ..........................................
Tiết 12. Bài 10:
CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT.
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- Biết và trình bày cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ, lớp trung gian và Lõi (nhân). Đặc tính riêng của mỗi lớp về độ dày, về trạng thái, tính chất và nhiệt độ.
- Biết lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng có thể di chuyển, dãn tách hoặc xô vào nhau tạo nên nhiều địa hình núi và hiện tượng động đất, núi lửa.
2. Kĩ Năng.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí thường sảy ra trong thiên nhiên.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, sáng tạo đồ dung trực quan sinh động.
3. Thái độ.
- Hs có cái nhìn khái quát về cấu tạo của trái đất rộng lớn.
- Thích thú, ham hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học.
- Giáo viên: Hình 26, 27 phóng to; Bảng phụ; Tư liệu tham khảo; quả địa cầu...
- Học sinh: Bút chì, thước kẻ, màu...
III. Phương pháp.
- Vấn đáp gợi mở. 
- thuyết trình.
- Thảo luận nhóm.
- Khai thác kiến thức trên đồ dung trực quan.
IV. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	Nối cột A với cột B sao cho phù hợp về độ dài ngày đêm của các địa điểm:
Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời vào ngày 22/6
A
B
Vòng cực Bắc
Ngày = đêm
Chí tuyến Bắc
Ngày < đêm
Xích đạo
Ngày > đêm
Chí tuyến Nam
Ngày = 24h
Vòng cực Nam
Đêm =24h
- 3. Bài mới.
	Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống, chính vì vậy từ lâu các nhà khoa học đã dày công tìm hiểu về cấu tạo bên trong của Trái Đất ra sao? Sự hình thành, phân bố của các lục địa và đại dương trên lớp vỏ Trái Đất như thế nào?. Cho đến nay, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, , những vấn đề có nhiều bí ẩn đó đã dần được hé lộ. Bài học hôm nay, Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về cấu tạo bên trong của Trái đất.
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Kiến thức cần đạt
Hỏi: Nhắc lại bán kính của Trái đất khoảng bao nhiêu km?
Trả lời: 6370 km.
Hỏi: Việc tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất có dễ dàng không?
Trả lời: Rất khó khăn.
Hỏi: Con người mới chỉ nghiên cứu trực tiếp cấu tạo Trái đất ở độ sau bao nhiêu mét?
Trả lời: 15000 mét.
Hỏi: em có so sánh gì giữa con số này với bán kính Trái đất?
Trả lời: Vô cùng nhỏ bé.
Giảng: Mũi khoan 15000 mét là kỉ lục thuộc về nước Nga năm 1984. Gần đây, trong khi các nước Nga, Mĩ mải mê với dự án bay ra ngoài không gian thì Năm 2006 tàu Chikyu của Nhật đã tiến hành khoan và thăm dò lòng đất, đạt kỉ lục 2.400m tính từ đáy đại dương. Song, những con số này còn vô cùng nhỏ bé với bán kính trên 6000km của Trái đất.Như vậy, việc dùng các biện pháp nghiên cứu trực tiếp là hoàn toàn không thể. 
Hỏi: Vậy phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thế nào?
Trả lời: Các phương pháp gián tiếp.
Phương pháp địa chấn.
Phương pháp trọng lực.
Phương pháp địa từ.
Ngoài ra còn nghiên cứu thành phần, tính chất của các mẫu thiên thạch, các mẫu đất đấ của thiên thể khác như mặt trăng để hiểu biết thêm về cấu tạo của Trái Đất.
Giảng: Như vậy, Thông qua các phương pháp trên thì các nhà khoa học đã phần nào phỏng đoán được về cấu tạo bên trong của Trái đât.
Hỏi: Dựa vào hình 26, cho biết cấu tạo bên trong Trái Đất được chia thành mấy lớp? nêu tên các lớp đó?
Trả lời: 3 lớp (vỏ, trung gian, nhân)
Gv giới thiệu bảng kiến thức trang 32.
Thảo luận nhóm.
Chia 4 nhóm.
Cử nhóm trưởng.
Số lượng: 8 Hs
Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi: Dựa vào hình 26 và bảng ở trang 32 hoàn thiện lát cắt minh hoạ cấu tạo bên trong Trái đất.
____________
Hs tiến thảo luận. 
Trưng bày kết quả thảo luận.
Gv cho Hs nhận xét.
Yêu cầu 1 nhóm hoàn thiện nhất lên trình bày cấu tạo bên trong Trái đất.
Gv nhận xét.
Hỏi: Em có nhận xét gì về độ dày, và nhiệt độ của các lớp?
Trả lời
Độ dày: Vỏ mỏng nhất, nhân dày nhất.
Nhiệt độ: càng xuống sâu nhiệt độ càng cao.
Giảng: (khái quát thành phần cấu tạo của mỗi lớp). Nhân cấu tạo chủ yếu từ Niken và sắt; Trung gian chủ yếu là các loại đá bazơ nóng chảy (mắc ma); Vỏ chủ yếu là các loại đá phiến thạch, granit, bazan rắn chắc..
Gv cho Hs biết vị trí của tâm động đất.
Hỏi: Tâm động đất nằm ở lớp nào?Lớp này có ảnh hưởng đến đời sống của loài người trên mặt đất không? Tại sao?
Trả lời: Có. Gây ra hiện tượng động đất núi, núi lửa.
Hỏi: Trong 3 lớp, lớp nào mỏng nhất nhưng lại có vai trò quan trọng nhất? 
Trả lời: Vỏ Trái Đất.
Chuyển ý: Chúng ta cùng sang phần (2) để tìm hiểu xem cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất như thế nào? Tại sao lại nói lớp vỏ Trái Đất là quan trọng nhất?
Cho Hs xem video tư liệu.
Hỏi: Lớp vỏ chiếm bao nhiêu % thể tích, và bao nhiêu % khối lượng của Trái đất?
Hs: Trả lời.
Giới thiệu hình 27 (Sgk) Các địa mảng của lớp vỏ Trái đất.
Hỏi: Qua hình ảnh cho thấy lớp vỏ Trái đất có phải là một khối liên tục và đồng nhất không?
Trả lời: Không.
Hỏi: Vậy nó được cấu tạo như thế nào?
Trả lời.:
Hỏi: Nêu số lượng các địa mảng ? Đó là những đại mảng nào?
Trả lời: 7 mảng chính
Yêu cầu 1 Hs lên xác định các địa mảng lớn và các địa mảng nhỏ.
Giảng: Vỏ trái đất gồm một phức hệ đá nằm trên mặt Môkhôrôvich. Ðây là mặt phân chia vỏ trái đất với quyển trung gian mang tên nhà khoa học Nam Tư, người đề xuất vào năm 1909
 (gọi tắt là mặt Môkhô).
Thành phần lớp vỏ chủ yếu là đá Granit, đá bazan, đá phiến thạch rắn chắcvà các lớp trầm tích lục địa, đại dương.
Hỏi: Em có so sánh gì về địa hình lục địa và đại dương?
Trả lời:
Lục địa nổi cao trên mặt nước biển.
Đại dương thấp trũng, nước bao phủ.
Hỏi: Các địa mảng có di chuyển không? Tại sao?
Hs trả lời dựa vào trạng thái lớp trung gian: Nằm trên lớp vật chất dẻo, đàn hồi nên dễ dàng di chuyển theo chiều ngang dọc. tối đa 18cm/năm.
Hỏi: Các mảng có những kiểu tiếp xúc nào?
Hs: Trả lời
Hỏi: Khi các mảng tiếp xúc sảy ra hiện tượng gì?
Mở rộng: sự hình thành của dãy núi ngầm đấy Đại Tây Dương do tách giãn hai mảng Âu-Á và Nam Mĩ. Hình thành dãy Himalaya do mảng Ấn Độ xô vào mảng Âu-Á.
Cho Hs xác định vị trí Việt Nam nằm trên địa mảng nào?.
Hỏi: Nước ta có chịu ảnh hưởng khi các mảng tiếp xúc không?
Hs:..
Giảng: nước ta nằm trên một mảng nền đối ổn định, nên ít chịu ảnh hưởng của vận động kiến tạo Trái đất.
Mở rộng:
 “Đảo tro” Hòn Tro hay Gò Mới là một hòn đảo hình thành do hoạt động của núi lửa dưới biển ở phía nam đảo Phú Quý, ngoài khơi Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam vào năm 1923. Tuy nhiên, hòn Tro chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi bị sóng biển đánh tan do đảo này được tạo thành từ vật liệu chưa được cố kết chặt chẽ.
27 trận động đất ở Việt Nam trong nửa năm qua khu vực tập trung động đất nhiều nhất là Bắc Trà My (Quảng Nam), tới 11 trận. Các chuyên gia cảnh báo nơi này còn tiếp tục xảy ra những chấn động.
Hỏi: Tại sao nói lớp vỏ Trái đất có vai trò vô cùng quan trong?
Hs: Trả lời..
Hs xem hình minh hoạ.
Tích hợp môi trường: 
Hiện nay một số nơi đang bị ô nhiễm nặng do hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí bừa bãi. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần cảnh báo. Không chỉ các tổ chức, cơ quan hay nhà nước nào riêng biệt, mà bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ của mỗi cá nhân chúng ta.
Hỏi: Vậy để giữ Trái đất luôn xanh – sạch – đẹp thì, ngay ở ghế nhà trường chúng ta cần có thói quen nào?
Hs: trả lời
Gv tổng kết bài học
1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Chia thành 3 lớp:
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.
- Chiếm 1,5 % thể tích và 1 % khối lượng Trái đất.
* Cấu tạo: 
- Từ các địa mảng nằm kề nhau.
- Các mảng di chuyển chậm: Xô vào nhau; Tách xa nhau àđộng đất, núi lửa?
(Bảng kiến thức)
* Vai trò:
- Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên..xã hội loài người.
4, Củng cố.
	Cả lớp xem tư liệu video liên quan đến bài học của nhóm 4 chuẩn bị;
5, Hướng dẫn học bài:
Học bài và làm bài tập 1,2 SGK (Trang 30)
Chuẩn bị bài mới.
+ Các nhóm 1,2: Dựa vào bảng kiến thức bài 10 (trang 32) vẽ hình minh hoạ.Trình bày cấu tạo bên trong của Trái đất trên hình minh hoạ.
+Nhóm 3,4: Chuẩn bị đồ dùng mô phỏng cấu tạo bên trong Trái đất và các địa mảng. Trình bày cấu tạo vỏ trái đất. Nêu tên các địa mảng chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất - Trường THCS Bình Minh.doc