Tiết 12, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU :

 1. Về kiến thức :

 - Hoc sinh hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của loài người.

 - Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.

 2 . Về kỹ năng :

 - Hình thành ở học sinh một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.

3. Về thái độ :

 - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn luôn hướng tới và tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.

II. CHUẨN BỊ:

 - SGK, STK GDCD 8.

 - Bảng phụ, ảnh Lương Đình Của nghiên cứu sáng tạo ra lúa lai năng xuất chất lượng cao

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 26028Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 12, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10 / 11/ 2008 
 Ngày giảng : 18 / 11/ 2008 
 Tuần 12- Tiết 12:
 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo 
 ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu :
 1. Về kiến thức :
 - Hoc sinh hiểu được các hình thức lao động của con người đó là lao động chân tay và lao động trí óc. Học tập là lao động trí óc để tiếp thu tri thức của loài người.
 - Hiểu những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
 2 . Về kỹ năng :
 - Hình thành ở học sinh một số kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động.
3. Về thái độ :
 - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được, luôn luôn hướng tới và tìm tòi cái mới trong học tập và lao động.
II. Chuẩn bị:
 - SGK, STK GDCD 8. 
 - Bảng phụ, ảnh Lương Đình Của nghiên cứu sáng tạo ra lúa lai năng xuất chất lượng cao 
III. các hoạt động dạy học .
 1. ổn định tổ chức .
 2. Kiểm tra bài cũ: 
H: Em hiểu như thế nào về lao động tự giác và sáng tạo? Lấy VD?
H: Kể một số tấm gương lao động tự giác, sáng tạo?
 3. Bài mới :
 Hoạt động 1: Khởi động
 Giờ trướccác em đã được tìm hiểu thế nào về lao động tự giác và sáng tạo. Vậy lao động tự giác và sáng tạo đem lại ý nghĩa gì trong cuộc sống, và cách rèn luyện để trở thành người lao động tự giác và sáng tạo như thế nào chúng ta cùngtìm hiểu tiếp:
 Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của lao động tự giác và lao động sáng tạo.
H: Lấy ví dụ về lao động tự giác và lao động sáng tạo?
H: Có cần thiết phải lao động tự giác và sáng tạo không ? Cụ thể ?
Lợi ích tự giác: 
 + Không làm phiền người khác ị được mọi người tôn trọng qúy mến, xây dựng được quan hệ thân ái trong trường, lớp, gia đình, xã hội.
 + Lao động 
 + Học tập và các hoạt động khác đạt kết quả cao.
Lợi ích của sáng tạo: Chất lượng, hiệu quả sẽ tăng lên cao.
H: Em hãy nêu mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo ?
 + Mối quan hệ gắn bó: có tự giác mới vui vẻ, tự tin và làm việc có hiệu quả. Tự giác là điều kiện để sáng tạo.
 + ý thức tự giác, óc sáng tạo là động cơ bên trong của các hoạt động, tạo ra sự say mê tinh thần vượt khó trong học tập, lao động)
H: Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ gì trong qúa trình học tập ?
HS : Trả lời .
GV: Học tập tự giác là cơ sở của học tập sáng tạo: Vì vậy tự giác và sáng tạo là 2 phẩm chất cần phải rèn luyện, lâu dài, bền bỉ, có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi.
H: Vậy chúng ta nên rèn luyện lao động tự giác và tích cực sáng tạo như thế nào?
H: Em đã làm gì để rèn luyện lao động tự giác sáng tạo ?
HS: Tự liên hệ bản thân .
H: Kể một số tấm gương về việc rèn luyện lao động tự giác sáng tạo?
GV: Lưu ý học sinh: Phải có thái độ nghiêm khắc, tránh lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, ngại khổ, sống buông thả lười suy nghĩ trong học tập và lao động.
VD: HS lười phát biểu, có phát biểu nhưng chưa ngắn gọn, chỉ đọc lại trong sách.
GV: Học tập là loại hình lao động trí tuệ đặc biệt
Biết tự giác, sáng tạo đ Vì đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập và lao động
 - Tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. Muốn có phải rèn luyện lâu dài, bền bỉ, có ý thức vượt khó, khiêm tốn học hỏi.
 Hoạt động 3: Luyện tập 
GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập
HS: Đọc bài tập 1, xác định yêu cầu.
H: Nêu VD biểu hiện lao động tự giác sáng tạo hoặc thiếu tự giác sáng tạo?
- Học sinh lấy thêm 1 số VD khác.
H: Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác sáng tạo trong học tập?
H: Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo?
H: Theo em, nên quan niệm như thế nào cho đúng về tự tự giác sáng tạo?
GV: Rèn luyện phẩm chất trí tuệ: "Vì (thành công) có được do 1% di truyền còn lại 99% mồ hôi + nước mắt"
 Nội dung cần đạt
I. Đặt vấn đề.
 1. Truyện đọc :
 2. Tình huống :
II. Nội dung bài học .
1. Khái niệm
- Lao động tự giác: 
- Lao động sáng tạo:
2. ý nghĩa
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động, không ngừng hoàn thiện, phát triển nhân cách.
- Tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục.
3. Rèn luyện
- Phải có kế hoạch trong mọi hành động.
- Tự giác không để nhắc nhở
- Chịu khó sũy nghẽ, tìm cách cải tiến trong học tập và lao động
- Phải rèn luyện hàng ngày
III. Bài tập
BT1/30
- Tự làm bài tập ị Tìm phương pháp giải quyết tốt nhất.
đ Tự giác, sáng tạo
- Bị nhắc nhở mới làm bài tập, làm qua loa
đ Chưa tự giác, sáng tạo
BT2/30
- Bài tập chống chéo, không vận dụng thực hành được
- Kết quả học tập không cao đ Học yếu.
- Học vẹt, sao chép y nguyên.
BT3/30
- Hiệu quả, chất lượng học tập thấp. Học tập không tiến bộ 
- Lười suy nghĩ, lạc hậu
đ Đầu óc kém phát triển
- Chỉ quen với phương pháp cũ, không tiếp cận được tri thức mới 
BT4/30
- Rèn luyện phẩm chất tự giác đ đúng.
4. Củng cố
 - H: Chúng ta cần có thái độ như thế nào để rèn luyện tính tự giác và sáng tạo ?
 * Thái độ của chúng ta.
 - Coi trọng lao động chân tay và trí óc
 - Lao động cần cù, chăm chỉ, có năng suất 
 - Chống lười biếng, cẩu thả.
 - Tiết kiệm chống lãng phí 
 - Cần xây dựng kế hoạch cho mình 
5. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài, hoàn chỉnh bài tập
 - Xem trước bài: "Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình"
 *****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Lao động tự giác và sáng tạo (2).doc