Tiết 13, Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể - Năm học 2012-2013

A. MỤC TIÊU.

- HS phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.

- Trình này được chức năng của máu, nước mô và bạch huyết.

- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.

B. CHUẨN BỊ.

- Tranh phóng to H 13.1 ; 13.2.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới: (1phút)

 ? Em đã nhìn thấy máu chưa? Máu có đặc điểm gì?

 Theo em máu có vai trò gì đối với cơ thể sống?

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 13, Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/9/2012
Ngày dạy: 01/10/2012
Tuần 7	CHƯƠNG III- TUẦN HOÀN
Tiết 13 Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
A. MỤC TIÊU.
- HS phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu.
- Trình này được chức năng của máu, nước mô và bạch huyết.
- Trình bày được vai trò của môi trường trong cơ thể.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to H 13.1 ; 13.2.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: (1phút)
	? Em đã nhìn thấy máu chưa? Máu có đặc điểm gì?
	Theo em máu có vai trò gì đối với cơ thể sống?
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài 
- HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:-
H: Máu gồm những thành phần nào?
H: Có những loại tế bào máu nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.
- GV giới thiệu các loại bạch cầu(5loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là do nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.
- HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi:
H: Huyết tương gồm những thành phần nào?
*Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần s SGK
H: Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?
H: Nếu gặp trường hợp trên em có biện pháp gì để khắc phục ?
H: Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó?
H: Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?
H: Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
H:*Vì sao đĩa tiết gà ở mặt trên có màu đỏ thẫm, còn phần ở dưới (bên trong) có màu tươi hơn?
- GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi :
H: Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ?
H: Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ?
H: Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ?
H: Môi trường bên trong có vai trò gì ?
H:* Khi gãi trầy da, rướm máu có một chất nhớt, trong, hơi tanh ứa ra. Đó là chất gì?
I/Máu: (20phút)
1. Thành phần cấu tạo của máu
- Máu gồm:
+ Huyết tương 55%.
+Tế bào máu: 45% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Trong huyết tương có nước (90%), các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải...
- Huyết tương có chức năng:
+ Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
- Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 từ phổi về tim tới tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến tim và tới phổi.
II/Môi trường trong cơ thể: (20phút)
- Môi trường bên trong gồm ; Máu, nước mô, bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
4. Kiểm tra đánh giá: (3phút)
- Nêu thành phần cấu tạo và chức năng của máu, huyết tương đối với cơ thể?
- Tại sao nói máu, nước mô, bạch huyết là môi trường bên trong của cơ thể?
5. Hướng dẫn về nhà: (1phút)
- Học và trả lời câu 1, 2, 3, 4 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Máu và môi trường trong cơ thể (2).doc