Tiết 14, Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch - Nguyễn Thị Lan

i.mục tiêu

1.kiến thức

-hs trả lời được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi

các tác nhân gây nhiễm.

-trình bày khái niệm miễn dịch.

-phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

-có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.

2.kỹ năng

rèn một số kỹ năng:

-quan sát tranh hình sgk, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.

-kỹ năng khái quát hoá kiến thức.

-vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

-hoạt động nhóm.

3.tháiđộ

-giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.

-có ý thức tiêm phòng bệnh

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 14, Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 14	 	
BAI 14: BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-HS trả lời được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi 
các tác nhân gây nhiễm.
-Trình bày khái niệm miễn dịch.
-Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
-Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
2.Kỹ năng
Rèn một số kỹ năng:
-Quan sát tranh hình SGK, nghiên cứu thông tin ® phát hiện kiến thức.
-Kỹ năng khái quát hoá kiến thức.
-Vận dụng kiến thức giải thích thực tế.
-Hoạt động nhóm.
3.Tháiđộ
-Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
-Có ý thức tiêm phòng bệnh 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
GV: +Tư liệu về miễn dịch.
 + Tranh : Sơ đồ hoạt động thực bào ; Sơ đồ tiết kháng thể để vô hiệu hoá các 
kháng nguyên ; Sơ đồ hoạt động của tế bào T phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh
 Học sinh : Tìm hiểu về tiêm phòng bệnh dịch trẻ em và một số bệnh khác
-Phương pháp:Đàm thoại, thảo luận nhóm.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Ổn định: 
Giáo viên kiểm tra sĩ số - vệ sinh lớp
2.Kiểm tra bài cũ:5/
-Thành phần của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu.
*Máu gồm:-Huyết tương:Lỏng trong suốt, màu vàng 55%.
 -Tế bào máu:Đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu (45%. )
-Môi trường trong có vai trò gì?
+Môi trường trong gồm: Máu, nước mô và bạch huyết.
+Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
3.Bài mới
Mở bài: Khi em bị mụn ở tay, tay sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi, trong nách có hạch. Vậy do đâu mà tay khỏi đau? Hạch ở trong nách là gì?
1.Hoạt động 1:Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm
Mục tiêu: Chỉ ra 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đó là: Đại thực bào, limphô B, limphô T.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi 
-GV nêu câu hỏi: 
+Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
+Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
-GV nêu câu hỏi:
+Vi khuẩn, vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu?
-Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia thực bào?
+Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
+Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào?
-GV nhận xét phần trao đổi của các nhóm và giảng giải thêm kiến thức như ở thông tin bổ sung để HS có cái nhìn khái quát hơn.
-Quay trở lại vấn đề mở bài, em hãy giải thích: Mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi.
-GV liên hệ với căn bệnh thế kỉ AIDS để HS tự giải thích.
-HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 14.2 SGK tr.45 tự trả lời câu hỏi ® HS khác bổ sung ® rút ra kết luận.
-Cá nhân đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3, 14.4 tr.45,46 SGK ® ghi nhớ kiến thức.
-Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày trên tranh ® nhóm khác nhận xét bổ sung (nhiều nhóm trình bày)
-HS trình bày lại đầy đủ 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể.
-HS vận dụng kiến thức trả lời.
+Do hoạt động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn ở mụn.
+Hạch ở nách đó là bạch cầu được huy động đến.
 I.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU
*Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
Thực bào:
+ Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá.
+Limphô B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn.
+Limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
2.Hoạt động 2:Miễn dịch
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm miễn dịch, phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi 
-GV cho môt ví dụ: Dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhiều người không bị mắc. Những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với dịch bệnh này.
?Miễn dịch là gì?
(GV lưu ý: HS thường ko chú ý hiện tượng là môi trường xung quanh có mầm bệnh).
?Có những loại MD nào?
?Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì?
-GV giảng giải về vacxin:
+Yc HS liên hệ thực tế.
+Em hiểu gì về dịch SARS và dịch cúm do vi rút H5N1 gây ra vừa qua?
+Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào? Và kết quả như thế nào?
-HS nghiên cứu thông tin trong SGK ® ghi nhớ kiến thức.
-Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức thực tế, và các thông tin trên phim ảnh ® thống nhất câu trả lời.
-Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung.
-HS đọc kết luận SGK.
II.Miễn dịch:
-Miễn dịch: Là khả năng không mắc một số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh.
-Có 2 loại miễn dịch:
+Miễn dịch tự nhiên:
Khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể)
+Miễn dịch nhân tạo:
Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng vacxin.
IV. CỦNG CỐ
Hãy đánh dấu nhân vào câu trả lời đúng
1.Hãy chọn 2 bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào.
a)Bạch cầu trung tính
b)Bạch cầu ưa axit
c)Bạch cầu ưa kiềm
d)Bạch cầu đơn nhân
e)Limphô bào
2.Hoạt động nào là hoạt động của Limphô B.
a)Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
b)Thực bào bảo vệ cơ thể.
c)Tự tiết chất bảo vệ cơ thể.
3.Tế bào T phá huỷ tế bào cơ thể bị nhiễm bằng cách nào?
a)Tiết men phá huỷ màng.
b)Dùng phân tử Prôtêin đặc hiệu.
c)Dùng chân giả tiêu diệt.
V.DẶN DỊ
-Học bài trả lời câu hỏi SGK.
-Đọc mục “Em có biết?”
-Tìm hiểu về cho máu và truyền máu.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Bạch cầu - Miễn dịch - Nguyễn Thị Lan - Trường THCS Thanh Văn.doc