Tiết 14, Bài 14: Bạch cầu và miễn dịch - Năm học 2011-2012

 1/Kiến thức:

 - Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm.

 - Trành bày được khái niệm miễn dịch.

 - Trình bày được khái niệm và phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

 * GDHN: Liên hệ với nghề bác sĩ chuyên khoa huyết học, dinh dưỡng.

 2/Kỹ năng:

 - Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích được cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của bạch cầu.

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.

 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể.

 - Kĩ năng ra quyết định rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

 - Vận dụng lý thuyết giải thích thực tế.

3/ Thái độ:

 - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.

 - Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 14, Bài 14: Bạch cầu và miễn dịch - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7, tiết 14
Ngày sọan: 25/9/2011
Ngày dạy : 28/10/2011
BÀI 14: BẠCH CẦU VÀ MIỄN DỊCH 
I. Mục tiêu cần đạt: 
 1/Kiến thức: 
 - Trình bày được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm. 
 - Trành bày được khái niệm miễn dịch.
 - Trình bày được khái niệm và phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
 * GDHN: Liên hệ với nghề bác sĩ chuyên khoa huyết học, dinh dưỡng.
 2/Kỹ năng: 
 - Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích được cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của bạch cầu.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể.
 - Kĩ năng ra quyết định rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
 - Vận dụng lý thuyết giải thích thực tế.
3/ Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch. 
 - Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.
 II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1/Chuẩn bị của GV: 
 - Soạn giáo án, SGK, tư liệu tham khảo về bạch cầu và miễn dịch.
 - Tranh phóng to các hình tropng SGK H14.1g 4.4
2/Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Xem trước bài mới theo sự hướng dẫn của GV 
 III. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1/ Ổn định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: 4ph
 H: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu? 
 H: Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào? 
 à Trả lời
 3/ Bài mới: Khi chân dẫm phải gai, chân có thể sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi. Vậy chân khỏi do đâu? (1ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động
Nội dung cần đạt
HĐ1 Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây nhiễm (25ph)
- Treo tranh H14.1gH14.4
- H:Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
- H: Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
- GV: khẳng định lại kiến thức
- Yêu cầu HS NC thảo luận nhóm, quan sát tranh, đọc thông tin /46, 46 
g Trả lời các câu hỏi 
- H: Vi rút, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu?
- H: Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường tham gia vào thực bào?
- Gv: nhận xét và khẳng định lại trên hình SGK
- H: Tế bào B (limphoB) đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
- H: Tế bào T (limphoT) đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào? 
- GV: hoàn thiện trên sơ đồ ( TB T đã phá hủy các TB cơ thể bị nhiễm VK, virút bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng)
- H: Các bạch cầu đã tạo nên hàng rào 
- GV: Trở lại vấn đề đầu bài. Em hãy giải thích: chân dẫm phải gai (kim) bị sưng tẩy rồi tự khỏi.
- GV liên hệ với căn bệnh thế kỉ AIDS để HS tự giải thích.
HĐ2: Miễn dịch (10ph)
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm : đọc thông tin SGK g Trả lời câu hỏi
- Yêu cầu các nhóm trả lời 
 - H: Thế nào là miễn dịch? Có mấy loại miễn dịch? Kể tên?
- GV nhận xét và hoàn thiện
- H: Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
- GV: nhận xét và hoàn thiện
- Mỗi loại giáo viên yêu cầu HS lấy vài ví dụ minh họa
- H: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
- H: Em đã tiêm phòng những loại bệnh nào?
 - GDTT: Liên hệ giáo dục HS có ý thức chích ngừa tạo miễn dịch cho cơ thể (vacxin ngừa quai bị, viêm não nhật bản, viêm gan siêu vi, ung thư buồng trứng (đối với những em nữ dưới 15 tuổi))
- H:Em hiểu gì về dịch cúm do vi rút H5N1 và H1N1 gây ra cho người và gia súc trong thời gian qua?
GV: liên hệ giáo dục HS nhất là hiện nay bệnh cúm A H1N1 
- H: Theo em những bệnh nào hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh?
- H: Vì sao chúng ta nên tiêm phòng?
* GDHN: Liên hệ với nghề bác sĩ chuyên khoa huyết học, dinh dưỡng.
I.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu 
- HS: quan sát 
- HS: trả lời
- Trả lời
- HS ghi nhớ kiến thức
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV 
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe, ghi
- Trả lời
- Trả lời
- HS chú ý lắng nghe và ghi
- Trình bày 3 hàng rào phòng thủ
- Giải thích
- Giải thích
II. Miễn dịch 
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV 
- Trả lời
- Nghe, ghi
- Trả lời
- Nghe, ghi
- HS lấy ví dụ
- Trả lời: Sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, 
- Trả lời
- Nghe, nhớ
- HS: trình bày theo sự hiểu biết
- Nghe, nhớ
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe, tìm hiểu
I.Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu 
* Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
- Thực bào: bạch cầu (trung tính, mônô) hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa. 
- LimphoB: Tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn.
- LimphoT: phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
II. Miễn dịch 
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó.
- Có 2 loại miễn dịch:
 + Miễn dịch tự nhiên: Khả năng chống bệnh của cơ thể (mới sinh ra đã có hoặc sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh)
 + Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng vacxin.
IV. Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà: 5ph
 1/ Củng cố:
 GV: hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi SGK
 2/ Hướng dẫn HS học ở nhà 
- Học bài trả lời câu hỏi 1, 2, 3 /47 SGK 
- Đọc “em có biết?” 
- Nghiên cứu trước bài: đông máu và nguyên tắc truyền máu.
- Tìm hiểu về cho máu và truyền máu.
RÚT KINH NGHIỆM :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Bạch cầu - Miễn dịch (5).doc