Tiết 15, Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Đinh Công Khánh

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 + Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.

 + Trình bày được các nhóm máu ở người và nguyên tắc truyền máu, ý nghĩa của sự truyền máu.

 2. Kĩ năng:

 + Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.

 + Củng cố kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 + Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, tránh mất máu

II. CHUẨN BỊ:

 GV: + Tranh vẽ hình 15 sgk.

 + Phiếu học tập : “ Tìm hiểu về hiện tượng đông máu”

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Đinh Công Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3/10/12
Tiết 15 Ngày giảng:5/10/12
	Bài 15: 	 ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU.
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	+ Nêu được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
 + Trình bày được các nhóm máu ở người và nguyên tắc truyền máu, ý nghĩa của sự truyền máu.
	2. Kĩ năng:
	+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích.
	+ Củng cố kĩ năng hoạt động nhóm.
	3. Thái độ:
	+ Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, tránh mất máu
II. CHUẨN BỊ:
	GV: + Tranh vẽ hình 15 sgk.
 + Phiếu học tập : “ Tìm hiểu về hiện tượng đông máu”	
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra :+ Trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu ?
 + Em đã từng tiêm phòng chưa? bệnh nào? Em hiểu gì về vácxin?
 3. Bài mới :	
 * Mở bài : Trong thực tế em thấy máu bị đông khi nào? có lợi hay có hại ? Vậy yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào?
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò của nó.
 + Mục tiêu: HS trình bày được cơ chế đông máu và nêu ý nghĩa của đông máu
 I. Đông máu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
- Đặt bảng phụ phiếu học tập.
Tiêu chí 
 Nội dung
1. Hiện tượng
2. Cơ chế
3. Khái niệm
4.Ý nghĩa
- Qua cơ chế đông máu thành phần nào tham gia quá trình đông máu ?
- Khi bị thương em có cách nào giúp máu chóng đông?
- Ta bị bầm da khi nào? vì sao ?
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin và sơ đồ trong SGK tr. 48, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm điền phiếu HT
- Đại diện nhóm trình bày sơ đồ cơ chế đông máu.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS so sánh kết quả của nhóm mình. 
- Cá nhân tự trả lời câu hỏi, hs khác nhận xét bổ sung
 * Tiểu kết : Hiện tượng đông máu
 - Hiện tượng: Khi đứt mao mạch máu chảy ra 1 lúc rồi ngừng nhờ khối maú
 bịt vết thương
 - Cơ chế: Máu chảy TB tiểu cầu vỡ, G/phóng Enzim xúc tác làm chất sinh tơ máu trong huyết tương ,ion can xi, tạo tơ máu giữ các TB máu làm khối máu đông.
 -Đông máu là hiện tượnghình thành khối máu đônghàn kín vết thương.
 - Ý nghĩa: giúp cơ thể tự bảo vệchống mất máu khi bị thương. 
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu các nguyên tắc truyền máu. 
 + Mục tiêu : HS biết các nhóm máu chính của người nguyên tắc truyền máu. 
 II. Các nguyên tắc truyền máu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS đọc thông tin TN sgk và quan sát H 15 nắm kiến thức.
+ Loại kháng nguyên nào có ở hồng người cho ?
+ Loại kháng thể nào trong huyết tương người nhận ? 
- Dùng bảng TN phản ứng máu giải thích 
+ Máu có cả K/Nguyên A và B truyền cho người có nhóm máu O được khg? Vì sao?
+ Máu khg có K/Nguyên A và B truyền cho người nhóm máu O được k ? Vì sao?
 - Yêu cầu HS làm bài tập sơ đồ truyền máu: SGK?
+Maú có nhiễm tác nhân gây bệnh có nên truyền cho ngươì khác không? 
- HS tự nghiên cứu TN của Caclan Staynơ,
 H 15 SGK tr.48.
- Trao đổi nhóm :
- Vẽ mũi tên và nhận xét “mối quan hệ giữa cho và nhận giữa các nhóm máu.
+ Không được vì bị kết dính hồng cầu.
+ Có thể truyền vì không gây kết dính.
- HS lên bảng viết sơ đồ truyền máu.
+ Không được vì lây lan.
- HS đọc kết luận SGK tr.50
 * Tiểu kết : 
 - Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O
 - Truyền theo sơ đồ sau đồ:Bài tập SGK
 A A
 O O AB AB
 B B
 - Nguyên tắc truyền máu: xét nghiệm máu
 + Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp
 + Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền 
 IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Trắc nghiệm
 * Người bị bệnh máu khó đông, trước khi phẩu thuật phải:
 a. Chuẩn bị muối canxi, vitaminK để làm tăng sự đông máu.
 b. Tiêm chất sinh tơ máu (fibinogen).
 c. Làm vỡ tiểu cầu để có enzim tác dụng với ion can xi. Đáp án: b
 d. Câu a,b và c đều sai.
 V. DẶN DÒ:
 - Học bài trả lờI SGK. Đọc mục “Em có biết”.
 - Ôn lại hệ tuần hoàn ở lớp thú. Soạn vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Đinh Công Khánh - Trường THCS Phù Đổng.doc