Tiết 15, Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Trần Văn Hưng

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.

- HS nắm được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.

- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.

- Nêu ý nghĩa của sự truyền máu

2. Kỹ năng:

- Quan sát sơ đồ thí nghiệm tìm kiến thức.

- Vận dụng lý‎ thuyết giải thích các hiện tượng có liên quan đến đông máu trong đời sống

3. Thái độ:

Giáo dục ‎ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể, biết sử lý‎ khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 9485Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15, Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Trần Văn Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nêu hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng. 
- HS nắm được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó.
- Nêu ý nghĩa của sự truyền máu
2. Kỹ năng:
- Quan sát sơ đồ thí nghiệm tìm kiến thức.
- Vận dụng lý‎ thuyết giải thích các hiện tượng có liên quan đến đông máu trong đời sống
3. Thái độ:
Giáo dục ‎ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể, biết sử lý‎ khi bị chảy máu và giúp đỡ người xung quanh
B. TRỌNG TÂM :
	Cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.
C. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, máy tính; 
- Giáo án PowerPoint
- Tranh phóng to các hình 15 SGK
- Băng video minh hoạ quá trình đông máu.
- Thí nghiệm của Cac Lanstâylnơ: Kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu
- Sơ đồ mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu
2. Học sinh: 
- Bài soạn, SGK
- Tìm hiểu về đông máu; các nhóm máu.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra:(5’)
- Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
- Miễn dịch là gì? Phân biệt các loại miễn dịch? 
2. Giới thiệu bài (1’)
Những tiết trước chúng ta đã biết vai trò của tế bào máu: hồng cầu và bạch cầu. Vậy tiểu cầu trong máu có vai trò như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Đông máu (18’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
+ Đã bao giờ em vô ý để làm đứt tay mình chưa? Khi bị đứt tay có hiện tượng gì?
- GV cho HS liên hệ khi cắt tiết gà vịt, máu đông thành cục.
+ Đông máu là gì ?
- GV chiếu sơ đồ đông máu SGK trang 48 hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu thảo luận nhóm :
+Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu ?
+ Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu ?
+Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu ?
+Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể ?
- Giáo viên chiếu phim cơ chế đông máu
- GV nói thêm ý nghĩa đông máu trong y học.
( Lưu giữ bảo quản máu tạo ngân hàng máu dùng cấp cứu khi cần thiết; Chống đông máu hoặc làm cho máu nhanh đông trong điều trị bệnh ...)
 + Giải thích vì sao trong mạch, máu không đông lại thành cục?
GV giúp đỡ học sinh trả lời ý 2
- HS nghiên cứu thông tin kết hợp với thực tế để trả lời câu hỏi :
+ Khi bị đứt tay, vết thương nhỏ, máu chảy ra sau đó ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương.
+ Đông máu là hiện tượng máu không ở thể lỏng mà vón thành cục
- HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ đông máu, hiểu được sơ đồ
- Thảo luận nhóm và nêu được :
+ Tiểu cầu vỡ, cùng với sự có mặt của Ca++.
+ Tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau tạo nút bịt kín vết thương.
+ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo khối máu đông.
+ Nhờ tơ máu tạo thành lưới giữ tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách.
+ Đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.
Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung và rút ra kết luận
- Học sinh quan sát đoạn phim trình bày cơ chế đông máu bằng sơ đồ.
 HS tự rút ra kết luận.
+ Thành mạch trơn, nhẵn à tiểu cầu không bị vỡ.
+ Thành mạch luôn tiết ra chất chống đông
Kết luận: 
1. Hiện tượng: Khi bị đứt tay, vết thương nhỏ, máu chảy ra sau đó ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương.
2. Khái niệm: Đông máu là hiện tượng máu không ở thể lỏng mà vón thành cục
3. Cơ chế đông máu:
4. Ý nghĩa : Đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.
Hoạt động 2: Các nguyên tắc truyền máu (15’) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu thí nghiệm của Các Lanstaynơ SGK trang 48.
- GV chiếu H 15 hình động yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Hồng cầu máu người có loại kháng nguyên nào ?
+Huyết tương máu của người nhận có những loại kháng thể nào ? Chúng có gây kết dính hồng cầu máu người cho hay không?
Vậy ở người có mấy nhóm máu chính? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm?
 GV: chiếu bảng “Các nhóm máu“ và kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu.
-GV yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi:
+Em hãy cho biết nhóm máu nào truyền được cho nhóm nào? Vì sao?
+ Hoàn thành bài tập“Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu“ 
- GV lưu ý HS : Trong thực tế truyền máu, người ta chỉ chú ý đến kháng nguyên trong hồng cầu người cho có bị kết dính trong mạch máu người nhận không mà không chú ý đến huyết tương người cho.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân cần phải được truyền máu. Các bác sỹ đã truyền máu theo những nguyên tắc nào? à phần 2
GV chiếu sơ đồ mối cho và nhận giữa các nhóm máu. Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Máu có cả kháng nguyên A và B: Nhóm máu AB có thể truyền cho người có nhóm máu O ? Vì sao ?
+Máu không có kháng nguyên A và B: Nhóm máu O có thể truyền cho người có nhóm máu O được không ? Vì sao ?
+Máu có kháng nguyên A hoặc B: Nhóm máu A hoặc B có thể truyền cho nhóm máu O không?Vì sao?
- Máu có nhiễm tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, virut HIV ...) có thể đem truyền cho người khác không ? Vì sao ?
+Khi truyền máu có thể truyền nhanh được không?
- Vậy khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào ?
Giáo viên mở rộng thêm:
Truyền máu có ý nghĩa như thế nào trong cấp cứu bệnh nhân?
Những người cho máu (hiến máu) có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
Ở nước ta ngày hiến máu nhân đạo hằng năm là ngày nào?
1. Các nhóm máu ở người
- HS ghi nhớ thông tin.
- Quan sát H 15 trả lời.
+ Hồng cầu máu người có 2 loại kháng nguyên A và B
+ Huyết tương máu người nhận có 2 loại kháng thể anpha ( α ) và bêta ( β ).
+ Huyết tương chứa kháng thể α của người nhận (hoặc kháng thể β ) sẽ gây kết dính hồng cầu có kháng nguyên A (hoặc B) 
- HS rút ra kết luận.
- HS vận dụng kiến thức vừa nêu, quan sát H 15 và đánh dấu mũi tên vào sơ đồ truyền máu.
2. Các nguyên tắc tuân thủ khi truyền máu
- HS vận dụng kiến thức ở phần 1 để trả lời câu hỏi :
+ Không, vì sẽ bị kết dính hồng cầu.
+ Có, vì không gây kết dính hồng cầu.
+ Không, vì sẽ bị kết dính hồng cầu.
+ Không được truyền máu vì trong máu có mầm bệnh lây lan
Một số học sinh trả lời ý kiếm của mình các học sinh khác nhận xét bổ sung.
+ Không, vì truyền nhanh sẽ gây tai biến
Học sinh tự rút ra kết luận về những nguyên tắc truyền máu
Học sinh vận dụng kiến thức thực tế và nội dung đã học trả lời
Kết luận: 
1. Các nhóm máu ở người
- Hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B.
- Huyết tương có 2 loại kháng thể : anpha ( α ) và bêta ( β ).
- Anpha ( α ) gây kết dính A; Bêta ( β ) sẽ gây kết B.
- Có 4 nhóm máu ở người : A, B, O, AB.
+ Nhóm máu O: hồng cầu không có cả A và B, huyết tương có cả α và β.
+ Nhóm máu A: hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β.
+ Nhóm máu B: hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có β, chỉ có α.
+ Nhóm máu AB: hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có α và β.
A
- Sơ đồ truyền máu :
A
AB
O
O
AB
B
B
Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho
Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu nhiễm tác nhân gây bệnh.
- Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
- Tuyền máu không có mầm bệnh.
- Truyền từ từ
4. Luyện tập củng cố (5’) 
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng :
Câu 1 : Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu :
	a. Hồng cầu 
	b. Bạch cầu 
	c. Tiểu cầu
	d. Cả a, b và c
Câu 2 : Những nhóm máu nào có thể truyền được cho nhau?
	a. A truyền cho O
	b. B truyền cho O 
	c. AB truyền cho O
	d. O truyền cho mọi nhóm máu
Câu 3 : Người có nhóm máu AB không truyền cho nhóm máu O, A, B vì :
	a. Nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B. 
	b. Nhóm máu AB huyết tương không có anpha và bêta. 
	c. Nhóm máu AB ít người có.
Câu 4: Nhóm máu nào chỉ nhận mà không cho các nhóm máu khác?
Nhóm A
Nhóm B
Nhóm AB
Nhóm O
Đáp án: 1c; 2d; 3a; 4c.
5. Hướng dẫn (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK- Tr 50.
- Đọc mục “Em có biết” trang 50.
- Ôn tập kiến thức về hệ tuần hoàn ở lớp Thú sinh học lớp 7

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Đông máu và nguyên tắc truyền máu - Trần Văn Hưng - Trường THCS Trung Kênh.doc