Tiết 16, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2014-2015

I/ MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức: - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

 - Nêu được điều kiện nổi của vật.

 - Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống

2. Kỹ năng: - Phân tích, nhận xét hiện tượng.

3. Thái độ: - Hợp tác, cẩn thận, yêu thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: - Máy chiếu, thước thẳng, máy tính, in sẵn hình vật nhúng trong nước (4 bản)

 - Cốc thuỷ tinh to đựng nước.

 - Đinh, quả cân, 2 quả bóng bàn (1 quả bơm đầy nước).

 - Miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh .

 - In sẵn 4 bản như hình 12.1a

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1279Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 16, Bài 12: Sự nổi - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26/11/2014.
 Tiết 16: Bài 12: 	 SỰ NỔI
I/ MỤC TIÊU :	
 1. Kiến thức: - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
 - Nêu được điều kiện nổi của vật.
 - Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống 
2. Kỹ năng: - Phân tích, nhận xét hiện tượng. 
3. Thái độ: - Hợp tác, cẩn thận, yêu thích môn học. 
II/ CHUẨN BỊ: 
GV: - Máy chiếu, thước thẳng, máy tính, in sẵn hình vật nhúng trong nước (4 bản)
 - Cốc thuỷ tinh to đựng nước. 
 - Đinh, quả cân, 2 quả bóng bàn (1 quả bơm đầy nước).
 - Miếng gỗ có khối lượng lớn hơn đinh .
 - In sẵn 4 bản như hình 12.1a
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hđ 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập
- Lực đẩy ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Nếu vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì có trạng thái chuyển động như thế nào ?
 Đặt vấn đề: 
	- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát vật nổi, chìm, lơ lửng trong nước.
	- Giải thích vì sao quả cân bằng sắt chìm, khúc gỗ nổi.
Gv: Chiếu hình ảnh con tàu nổi trên biển cho học sinh xem.
	GV: “ Tàu to tàu nặng hơn kim vậy mà tàu nổi kim chìm tại sao?”.
	- Vậy để cho vật nổi, vật chìm hay lơ lửng ta cần điều kiện gì ?
Hđ 2: Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Nói rõ phương và chiều của các lực đó ? 
Cho HS vẽ biểu thị 2 lực lên hình.
- Khi so sánh P và F thì có thể xảy ra những khả năng nào ?
- GV dán 3 hình vẽ sẵn như hình 12.1 SGK và yêu cầu HS lên biểu diễn các lực.
GV gọi HS khác nhận xét.
GV nhận xét.
Vậy khi nào thì vật nổi, chìm hay lơ lửng ?
Hđ 3: Độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng:
- Tiến hành thí nghiệm: thả mẫu gỗ vào nước, nhấn chìm rồi buông tay, cho HS quan sát và nhận xét.
- Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước em hãy so sánh trọng lượng P của miếng gỗ và lực đẩy Ác si mét ? Gải thích vì sao có kết quả đó ?
GV chiếu nội dung C5 lên màn hình. HS đọc và lựa chọn đáp án đúng ?
- Nhắc lại công thức tính lực đẩy Ác si mét ?:
Hđ 4: Vận dụng:
Hãy trả lời C6? 
Hướng dẫn HS thảo luận và trả lời C6, C7, C8 ?
GV chiếu nối dung C9 ?
GV chiếu hình ảnh kinh khí cầu bay lên không cho HS quan sát.
Vì sao kinh khí cầu bay được lên cao ?
Trả lời: Do được bơm khí nhẹ nên trọng lượng riêng của khí cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí. Khí cầu dễ dàng bay lên. 
Vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của: Trọng lực P và lực đẩy Ác si mét FA. Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều. 
Lên bảng vẽ mũi tên vào hình. 
C2: P > F: vật chìm.
 P = F: vật lơ lửng.
 P < F: vật nổi.
HS lên vẽ hình.
I. Khi nào vật nổi, vật chìm ?
Nhúng 1 vật vào chất lỏng thì 
	P > F: vật chìm
	P = F: vật lơ lửng
	P < F: vật nổi
II. Độ lớn lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng:
C3: Do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng của nó và lực đẩy Ác si mét cân bằng nhau, vì vật đứng yên thì 2 lực này là 2 lực cân bằng.
C5: B
Công thức:
FA = d . V
V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3).
d :TLR của chất lỏng (N/m3)
III. Vận dụng:
C6: P = dv.V
FA = dl.V
* Vật nổi khi: 
dvật < dch lỏng
* Vật lơ lửng khi: 
dvật = dch lỏng
* Vật chìm khi: 
dvật > dch lỏng . 
C7: Bi làm bằng thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm. Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, nên tàu có thể nổi trên mặt nước.
C8: Thả bi thép vào thủy ngân thì bi sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
HS trả lời c9. Điền dấu theo thứ tự: 
= ; 
	GV: Người ta đã vận dụng kiến thức về vật nổi, vật chìm vào khoa học kỹ thuật và đã chế tạo ra những con tàu có theerlawnj xuống nước hay nổi trên mặt nước. 
GV giới thiệu tàu ngầm ở mục “ Có thể em chưa biết”.
GV chiếu hình ảnh tàu ngầm cho HS xem
a/ Hình ảnh tàu ngầm đang nổi trên nước 
b/ Hình ảnh tàu ngầm đang chuyển động trong lòng biển 
GV: Sự nổi của các vật có tác động đến môi trường như thế nào ?
 HS suy nghĩ, trả lời.
GV có thể gợi ý: Có những chất gì các em thấy nó thường nổi trên mặt nước ?
GV chiếu các hình ảnh về sự cố tràn dầu làm cho cá chết. 
Hình ảnh các nhà máy thải khói vào bầu không khí, .....
 Sinh hoạt của con người và các hoạt động sản xuất thải ra môi trường lượng khí thải lớn (NO, CO2, SO2) đều nặng hơn không khí nên có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất => ô nhiễm môi trường.
GV: Cách khắc phục và biện pháp phòng tránh ? 
 HS suy nghĩ trả lời.
GV: Chiếu 1 số hình ảnh cách khắc phục sự cố, và đưa ra một số biện pháp phòng tránh.
Hđ 5: Dặn dò:
- Học và hiểu phần ghi nhớ; - Làm bài tập 9 SBT.
- Đọc thêm phần “Có thể em chưa biết”; - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 12. Sự nổi (4).doc