Tiết 18, Bài 11: Hình thoi - Nguyễn Văn Giáp

I. Mục Tiêu:

 1. Kiến thức: - Hiểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi

 2. Kỹ năng: - Vẽ và chứng minh được một tứ giác là hình thoi

 3. Thái độ: - Ý thức học tập,nhanh nhẹn, tính thực tiễn.

II. Chuẩn Bị:

- GV: SGK, thước thẳng, êke

- HS: SGK, thước thẳng, êke

III . Phương Pháp Dạy Học:

- Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp tái hiện

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1221Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 18, Bài 11: Hình thoi - Nguyễn Văn Giáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§11. HÌNH THOI
Ngày soạn: 11 / 10 / 2014 Ngày dạy: 13 / 10 / 2014
Tuần: 9
Tiết:18
I. Mục Tiêu: 
	1. Kiến thức: - Hiểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi
	2. Kỹ năng: - Vẽ và chứng minh được một tứ giác là hình thoi
	3. Thái độ: - Ý thức học tập,nhanh nhẹn, tính thực tiễn.
II. Chuẩn Bị:
- GV: SGK, thước thẳng, êke
- HS: SGK, thước thẳng, êke
III . Phương Pháp Dạy Học:
- Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp tái hiện
IV. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Ổn định lớp:(1’) 8A1
	2. Kiểm tra bài cũ: - Xen vào lúc học bài mới.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
- GV: giới thiệu cho HS biết tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau nên tứ giác ABCD được gọi là hình thoi.
 - GV: Thế nào là hình thoi?
- GV: chốt lại bằng một mệnh đề tương đương.
- GV: Hãy chứng minh hình thoi theo định nghĩa cũng là hình bình hành.
Hoạt động 2: (17’)
- GV: Theo tính chất của hình bình hành, hai đường chéo của hình thoi có tính chất gì?
- GV: Hãy phát hiện thêm các tính chất khác nữa của hai đường chéo.
- GV: giới thiệu định lý.
- HS: chú ý theo dõi.
- HS: trả lời. 
- HS: chứng minh.
- HS: Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- HS: trả lời.
- HS: lắng nghe và nhắc lại nội dung định lý.
1. Định nghĩa: 
Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
ABCD là h.thoi AB = BC = CD = DA
Như vậy, hình thoi cũng là hình bình hành.
2. Tính chất: 
Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
Định lý: Trong hình thoi:
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
- GV: hướng dẫn HS vẽ hình và ghi GT, KL.
- GV: rABC là tam giác gì?
- GV: Vì sao?
- GV: Trong rABC thì đoạn BO là đường gì?
- GV: Đường trung tuyến trong tam giác cân cũng là đường gì?
- GV: Vậy, BDAC và BD là đường phân giác của góc nào?
- GV: cho HS chứng minh tương tự các trường hợp còn lại.
Hoạt động 3: (8’)
- GV: giới thiệu 4 dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
- GV: hướng dẫn HS cách chứng minh các dấu hiệu.
- HS: chú ý theo dõi, vẽ hình và ghi GT, KL.
 - HS: rABC cân tại B.
- HS: AB = BC (cạnh h.thoi)
- HS: Đường trung tuyến
- HS: BO cũng là đường cao, cũng là đường phân giác.
- HS: BD là đường phân giác của góc B.
- HS: ch.minh tương tự
- HS: chú ý theo dõi.
- HS: chú ý theo dõi.
GT ABCD là hình thoi
 ACBD
 AC là đường phân giác của góc A
KL BD là đường phân giác của góc B
 CA là đường phân giác của góc C
 DB là đường phân giác của góc D
Chứng minh:
 rABC cân tại B (AB = BC)
BO là đường trung tuyến trong tam giác cân nên BO cũng là đường cao, cũng là đường phân giác.
 Do đó: BDAC và BD là đường phân giác của góc B.
Tương tự ta cũng chứng minh được:
AC là đường phân giác của góc A
CA là đường phân giác của góc C
 DB là đường phân giác của góc D
3. Dấu hiệu nhận biết hình thoi: (sgk)
 	4. Củng Cố: (8’)
 	- GV cho HS làm bài tập 73
	5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò Về Nhàø: (1’)
 	- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK.
	- Làm các bài tập 74, 75, 76.
6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Hình thoi - Nguyễn Văn Giáp - Trường THCS Đạ Long.doc