Tiết 19: Học hát: Đi cắt lúa (Dân ca Hrê (Tây Nguyên) - Nhạc lí: Sơ lược về quãng

- GV Thuyết trình: Tây nguyên là một vùng đất màu mỡ, rừng tây nguyên bao la là nơi sống của các dân tộc ít người như: Ba Na, Gia Rai, Ê-đê . . . . Mỗi dân tộc ở đây đều có nền ca nhạc phong phú với những âm điệu và tiết tấu độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mình.

Đi Cắt Lúa là một bài dân ca của dân tộc Hrê trở nên quen thuộc với nhân dân ta.

- GV treo bảng phụ.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 5121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 19: Học hát: Đi cắt lúa (Dân ca Hrê (Tây Nguyên) - Nhạc lí: Sơ lược về quãng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 28/12/2009
Ngµy d¹y: 29/12/2009
TuÇn 20 - tiết 19. Học Hát: Đi cắt lúa	Dân ca Hrê (Dân ca Tây Nguyên)
	 Nhạc lí: Sơ lược về quãng
Ngµy so¹n: 28/12/2009
Ngày d¹y: 29/12/2009
I. Mục tiêu:
	- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát đi cắt lúa.
	- Qua nội dung bài hát hướng các em đến tình cảm yêu mến người lao động, yêu quê hương đất nước.
- Cung cấp một số kiến tức cho HS qua bài Quãng..
II. Chuẩn bị:
	- Đàn Phím
	- Bảng phụ bài hát
III. Tiến trình lên lớp
Thời
gian
Hoạt Động Thầy
Hoạt Động Trò
1 phút
1. Ổn Định
GV chỉ định
HS báo cáo
2 phút
2. Kiểm tra bài cò:
- GV điều khiển cả lớp hát bài hát “ Đi Cấy”
dân ca Thanh Hóa
HS hát theo chỉ huy của GV
22 phút
15 phút
3. Bài Mới:
Nội dung 1: Học Hát Bài Đi Cắt Lúa
* Giới thiệu tác giả và bài hát:
- GV Thuyết trình: Tây nguyên là một vùng đất màu mỡ, rừng tây nguyên bao la là nơi sống của các dân tộc ít người như: Ba Na, Gia Rai, Ê-đê . . . . Mỗi dân tộc ở đây đều có nền ca nhạc phong phú với những âm điệu và tiết tấu độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc mình.
Đi Cắt Lúa là một bài dân ca của dân tộc Hrê trở nên quen thuộc với nhân dân ta.
- GV treo bảng phụ.
- GV đàn và hát mẫu 1-2 lần.
- GV chỉ định 1-2 HS đọc lời ca bài hát.
- Bài được chia làm mấy câu?
- GV đàn gam Đô Trưởng:
Đồ - Mi – Son - Đố
* Dạy hát:
- GV đàn câu 1 khoảng 2-3 lần yêu cầu HS nghe và nhẩm theo.
- GV đàn lại và bắt nhịp (1-2) cho HS hát câu 1 khoảng 2 lần.
- Tương tự GV đàn câu 2 khoảng 2-3 lần yêu cầu HS nghe và nhẩm theo.
- GV đàn lại và bắt nhịp (1-2) cho HS hát câu 2 khoảng 3 lần.
- Tiếp theo GV đàn câu 1 và câu 2 khoảng 3 lần yêu cầu HS nghe, GV bắt nhịp cho HS hát 2 câu, (lưu ý nghịch phách).
- GV gọi 1-2 HS hát lại 2 câu này. GV chỉ định 1 vài HS nhận xét.
- GV nhận xét và sửa sai, GV có thể làm mẫu cho HS sửa. GV cho cả lớp hát lại câu 1 và 2
* Do giai điệu câu 3 và 4 giống nhau nên các em tập các câu còn lại tương tự. 
- GV đàn cả bài hát cho HS nghe ở mức độ hoàn chỉnh để các em tự sửa sai, GV bắt nhịp cho HS hát cả bài với đàn.
- GV nghe và phát hiện sửa sai cho HS. Chú ý khi hát ở đoạn 2 cần thể hiện sự nhẹ nhàng và tha thiết. (Ngoài ra còn lưu ý chổ luyến ba nốt, các nốt đơn chấm dôi và nghịch phách ở đầu mỗi câu trong bài.)
* Chia nhóm, cá nhân trình bày:
- Từng nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét. GV nhận xét.
- GV chỉ định 1 vài HS hát bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
- GV yêu vầu HS nhận xét.
- GV nghe và sửa sai cho HS nếu có.
NỘI DUNG 2: 
Nhạc Lí: Sơ Lược Về Quãng.
* GV giới thiệu quãng: Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 nốt nhạc. nốt nhạc thấp là âm gốc, nốt nhạc cao là âm ngọn.
- Thế nào là quãng hòa âm?
- Thế nào là quãng giai điệu?
- GV đàn và cho HS phân biệt giữa quãng hòa âm và quãng giai điệu.
- GV đàn và giải thích thêm để HS phân biệt rõ hơn giữa quãng hòa âm và quãng giai điệu.
- GV hỏi: Vậy quãng hòa âm khác quãng giai điệu ở chổ nào?
* Gọi tên quãng: Tên quãng là số âm cơ bản được tính từ âm gốc đến âm ngọn.
- Thế nào gọi là quãng 1? Cho ví dụ?
- Thế nào là quãng 2, 3 . . ?
* GV hướng dẫn HS đọc cao độ:
- Quãng 1: GV đàn và đọc 2 nốt “Đô-Đô” cả lớp theo theo đàn.
- Quãng 1: GV đàn và đọc 2 nốt “Đô-Rê” cả lớp theo theo đàn và cần đọc đúng cao độ.
- GV cho HS đọc các quãng 4, 5, ... cùng đàn. GV nghe có có thể làm mẫu sửa cao độ cho các em nếu các em đọc chưa chính xác.
- GV gọi một vài cá nhân đọc lại cao độ. GV nhận xét và tuyên dương các em khá tốt.
HS ghi bài vào vỡ
- HS đọc SGK và nghe gv thuyết trình.
- HS nghe GV hát 
- HS thực hiện
- HSTL: Bài chia làm 4 câu: 
Câu 2 và câu 4 bắt đầu từ “đón lúa mới về”.
- HS khởi động giọng. 
- HS nghe và nhẩm theo
- HS tập hát
- HS Hát
- HS nối câu theo lối móc xích
- HS nhận xét.
- HS sửa sai.
- HS câu 3-4
- HS hát cả bài
- HS lưu ý những chổ khó hát.
- Từng nhóm, cá nhân trình bày theo chỉ huy gv.
- Từng cá nhân trình bày.
- HS nhận xét.
- HS sửa sai.
HS ghi bài vào vỡ
- HS nghe và nhắc lại.
- HSTL: Quãng hòa âm là quãng có 2 âm vang lên cùng một lúc.
- HSTL: Quãng giai điệu có 2 âm vang lên lần lượt.
- HS thực hiện
- HS nghe
- HS trả lời
- HSTL: Quãng 1 là quãng gồm 2 nốt cùng tên cùng cao độ. Ví dụ nốt “đồ-đồ, son-son”.
- HS trả lời tương tự.
- HS đọc cao độ theo chỉ huy của GV.
- HS đọc và sửa cao độ lại cho đúng.
- HS thực hiện.
4 phút
4. Củng cố:
- GV chỉ huy cả lớp hát lại bài đi cắt lúa.
- GV cho HS nhận xét, GV sửa bài tập.
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện
1 phút
5. Dặn Dò:
Về chép bài , hát lại bài hát và xem trước bài TĐN số 6. Do đây là bài TĐN có sử dụng nốt luyến 3 âm và có rất nhiều dấu luyến nên cần xem các nốt nhạc và xem lại cách đọc các dấu luyến đã được học ở các tiết trước.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 19. Học hát - Bài Đi cắt lúa - Trường THCS Giáo Liêm.doc