Tiết 2, Bài 2: Cấu tạo cơ thể người - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1 .Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm cơ thể người

- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức, tổng hợp logic và hoạt động nhóm

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn bảo vệcơ thể tránh tác động mạnh vào hệ cơ quan

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình nửa cơ thể người, Bảng phụ nội dung bảng 2 SGK

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại bài 47: Cấu tạo trong của thú SGK Sinh học 7.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 2, Bài 2: Cấu tạo cơ thể người - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn: 18/08/2014
Tiết 2	 Ngày dạy 21/08/2014
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1 .Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ thể người
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức, tổng hợp logic và hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn bảo vệcơ thể tránh tác động mạnh vào hệ cơ quan
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình nửa cơ thể người, Bảng phụ nội dung bảng 2 SGK
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại bài 47: Cấu tạo trong của thú SGK Sinh học 7.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn địnhlớp: 8A1.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh?
3. Bài mới:
* Mở bài: Cơ thể người có những hệ cơ quan nào? có chức năng gì? so với lớp thú có gì giống và khác? Mối quan hệ giữa các hệ cơ quan trong cơ thể như thế nào? 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CÁC PHẦN CỦA CƠ THỂ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hướng dẫn HS quan sát h2.1, mô hình như h2.2 SGK kết hợp tự tìm hiểu bản thân.
+ Kể tên các hệ cơ quan thuộc lớp thú? 
+ Bao bọc bên ngoài cơ thể người là cơ quan nào? 
- Quan sát hình 2.1 (tr.8-SGK) và trên màn hình, kết hợp với tự tìm hiểu bản thân, hãy trả lời câu hỏi sau:
+ Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
+ Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?
+ Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực? + Những cơ quan nào nằm trong khoang bụng?
- GV chốt lại và cho HS ghi bài
-HS quan sát tranh, kết hợp tìm hiểu bản thân, Nhớ lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi 
+ Nhớ đủ tên 7 hệ cơ quan: Hệ hô hấp, hệ hoá, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, 
hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ vận động. 
 + Cơ thể người có da bao bọc.
- HS quan sát hình và đại diện trả lời:
+ Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, mình và chân tay .
+ Cơ hoành ngăn cách 
+ Khoang ngực gồm: Tim và phổi 
+ Khoang bụng gồm: Hệ tiêu hoá, hệ bài tiết và hệ sinh dục.
- HS nhớ và ghi bài vào vở
Tiểu kết:
1. Các phần cơ thể: 
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể
- Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, thân và tay chân.
- Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành. 
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC HỆ CƠ QUAN 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ và sự hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
- Hệ cơ quan là gì? 
- GV treo tranh hình yêu cầu HS quan sat và trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2
+ Hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, bài tiết và hệ thần kinh có những cơ quan
nào? Chức năng của từng hệ? 
+ Ngoài các hệ cơ quan trên thì trong cơ thể còn các hệ cơ quan nào?
+ So sánh các cơ quan của người và thú em có nhận xét gì? 
- GV gọi đại diện nhóm lên phát biểu và yêu cầu các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- GV đưa đáp án chuẩn cho HS
- GV chốt lại và cho HS ghi bài
- HS nhớ lại kiến thức cũ và sự hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi của GV:
+ Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. 
- HS quan sát và hoàn thành bảng 2 ở trong SGK
- Đại diện các nhóm nhận khác nhận xét, bổ sung 
 - HS nhớ dựa vào bảng và sự hiểu biết của mình trả lời: 
+ Ngoài các cơ quan nêu trên thì trong cơ thể còn có da, các giác quan, hệ nội tiết và hệ sinh dục
+Giống nhau về sự sắp xếp, những nét đại cương cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan
- HS chú ý theo dõi và sữa bài tập vào vở.
- HS ghi bài vào vở.
ĐÁP ÁN BẢNG 2 CHUẨN
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Chức năng từng hệ cơ quan
Vận động 
Cơ, xương 
Vận động và di chuyển 
Tiêu hoá 
Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá 
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể 
Tuần hoàn 
Tim, hệ mạch 
Vận chuyển trao đổi chất dinh dưỡng tới các tế bào mang chất thải, khí cacbonic từ tế bào tới cơ quan bài tiết 
Hô hấp 
Đường dẫn khí, phổi 
Thực hiện trao đổi khí oxy, cacbonic giữa cơ thể với môi trường 
Bài tiết 
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái .
Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài 
Thần kinh 
Não, tuỷ, dây thần kinh 
Điều hoà, điều khiển hoạt động của cơ thể 
Hệ sinh dục
buồng trứng, tử cung, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt
Duy trì nòi giống
Hệ nội tiết
tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, tụy
Tiết hoocmon góp phần điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể
Tiểu kết:
2. Các hệ cơ quan: Bảng 2
VI. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- HS đọc kết luận trong SGK, trả lời câu hỏi:
+ Cơ thể người gồm bao nhiêu hệ cơ quan, chỉ rõ thành phần và chức năng của từng hệ cơ quan? Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào?
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK. Giải thích hiện tượng: Đạp xe, đá bóng, chơi cầu.
- Ôn tập lại cấu tạo tế bào thực vật.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Cấu tạo cơ thể người - R’ Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc