Tiết 20, Bài 11: Hình thoi - Đỗ Thừa Trí

I. Mục tiêu:

 - Hiểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi

 - Vẽ và chứng minh được một tứ giác là hình thoi

 - Vận dụng các tính chất của hình thoi để tính toán và chứng minh các bài toán thực tế

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, thước thẳng, êke

- HS: SGK, thước thẳng, êke

- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề.

III. Tiến trình:

1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Xen vào lúc học bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 20, Bài 11: Hình thoi - Đỗ Thừa Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 03 – 11 – 2008
Tuần: 10
Tiết: 20
§11. HÌNH THOI
I. Mục tiêu: 
	- Hiểu định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình thoi
	- Vẽ và chứng minh được một tứ giác là hình thoi
	- Vận dụng các tính chất của hình thoi để tính toán và chứng minh các bài toán thực tế
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, thước thẳng, êke
- HS: SGK, thước thẳng, êke
- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình:
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
 	Xen vào lúc học bài mới.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
	GV giới thiệu cho HS biết tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau nên tứ giác ABCD được gọi là hình thoi.
	Thế nào là hình thoi?
	GV chốt lại bằng một mệnh đề tương đương.
	Hãy chứng minh hình thoi theo định nghĩa cũng là hình bình hành.
Hoạt động 2: (17’)
	Theo tính chất của hình bình hành, hai đường chéo của hình thoi có tính chất gì?
	Hãy phát hiện thêm các tính chất khác nữa của hai đường chéo.
	GV giới thiệu định lý.
	HS chú ý theo dõi.
	HS trả lời.
	HS chứng minh.
	Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
	HS trả lời.
	HS lắng nghe và nhắc lại nội dung định lý.
1. Định nghĩa: 
Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
ABCD là h.thoi AB = BC = CD = DA
Như vậy, hình thoi cũng là hình bình hành.
2. Tính chất: 
Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
Định lý: Trong hình thoi:
- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
	GV hướng dẫn HS vẽ hình và ghi GT, KL.
	rABC là tam giác gì?
	Vì sao?
	Trong rABC thì đoạn BO là đường gì?
	Đường trung tuyến trong tam giác cân cũng là đường gì?
	Vậy, BDAC và BD là đường phân giác của góc nào?
	GV cho HS chứng minh tương tự các trường hợp còn lại.
Hoạt động 3: (8’)
	GV giới thiệu 4 dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
	GV hướng dẫn HS cách chứng minh các dấu hiệu.
	HS chú ý theo dõi, vẽ hình và ghi GT, KL.
	rABC cân tại B.
	AB = BC (cạnh h.thoi)
	Đường trung tuyến
	BO cũng là đường cao, cũng là đường phân giác.
	BD là đường phân giác của góc A.
	HS ch.minh tương tự
	HS chú ý theo dõi.
	HS chú ý theo dõi.
GT ABCD là hình thoi
 ACBD
 AC là đường phân giác của góc A
KL BD là đường phân giác của góc B
 CA là đường phân giác của góc C
 DB là đường phân giác của góc D
Chứng minh:
rABC cân tại B (AB = BC)
BO là đường trung tuyến trong tam giác cân nên BO cũng là đường cao, cũng là đường phân giác.
Do đó: BDAC và BD là đường phân giác của góc A.
Tương tự ta cũng chứng minh được:
	AC là đường phân giác của góc A
 	CA là đường phân giác của góc C
 	DB là đường phân giác của góc D
3. Dấu hiệu nhận biết hình thoi: 
- Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
- Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau
- Hình b.hành có 2 đường chéo vuông góc
- Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc
 	4. Củng Cố: (8’)
 	- GV cho HS làm bài tập 73
	5. Dặn Dò: (2’)
 	- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK.
	- Làm các bài tập 74, 75, 76.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Hình thoi - Đỗ Thừa Trí.doc