Tiết 20, Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép - Nguyễn Thị Hương

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.

- Hiểu được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy và ứng dụng của chúng trong nghành cơ khí: mối ghép cố định, mối ghép động, mối ghép tháo được.

2. Kĩ năng:

- Tháo lắp được một số mối ghép đơn giản.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc xây đựng bài, có thái độ hợp tác trong làm việc nhóm.

II. Chuẩn bị:

- Tranh SGK.

- Một số chi tiết máy: đai ốc, lò xo, vòng bi, vòng đệm.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Cho biết sự giống và khác nhau giữa thao tác cưa và dũa kim loại.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 20, Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :11
Ngày soạn :22/10/ 2011
Tiết :20
Ngày dạy : 24/10/ 2011
BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
- Hiểu được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy và ứng dụng của chúng trong nghành cơ khí: mối ghép cố định, mối ghép động, mối ghép tháo được.
2. Kĩ năng:
- Tháo lắp được một số mối ghép đơn giản.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc xây đựng bài, có thái độ hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK.
- Một số chi tiết máy: đai ốc, lò xo, vòng bi, vòng đệm.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Cho biết sự giống và khác nhau giữa thao tác cưa và dũa kim loại.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi hoạt động máy thường hay hư hỏng ở chỗ lắp ghép. Vì vậy để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết vị chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “ Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép”.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và phân loại chi tiết máy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kết quả cần đạt
? Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử.
? Thảo luận nhóm: công dụng của từng phần tử cấu tạo cụm trục trước xe đạp.
? Các phần tử này có đặc điểm gì chung.
? Phần tử nào không phải là chi tiết máy? Vì sao?
? Dựa vào đâu để biết một phần tử có phải là chi tiết máy hay không.
HS: được cấu tạo từ 5 phần tử.
HS: tiến hành thảo luận nhóm.
- Trục: hai đầu có ren để lắp vào càng xe nhờ đai ốc.
- Đai ốc hãm côn: có nhiệm vụ giữ côn ở lại một vị trí.
- Đai ốc, vòng đệm: lắp trục với càng xe.
- Côn cùng với bi nối tạo thành ổ trục.
HS: các phần tử không thể tách rời ra được nữa và có nhiệm vụ nhất định trong máy.
HS: mảnh vỡ máy vì không có cấu tạo hoàn chỉnh.
HS: dựa vào dấu hiệu nhận biết.
I. Khái niệm về chi tiết máy.
1. Chi tiết máy là gì?
 - Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.
2. Phân loại chi tiết máy.
Chi tiết máy được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm chi tiết có công dụng chung.
- Nhóm chi tiết có công dụng riêng
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lắp ghép của chi tiết máy
? Các mối ghép được chia làm mấy loại.
HS: được chia làm hai loại.
- mối ghép cố định.
- mối ghép động.
III. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Các mối ghép được chia thành hai loại.
- Mối ghép cố định là các chi tiết được ghép có chuyển động tuwong đối với nhau.
- Mối ghép động chi tiết được ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn hoặc ăn khớp với nhau.
IV. Củng cố:
? Chi tiết máy là gì?
? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép?
V. Dặn dò:
- Hướng dẫn hS về nhà học bài và chuẩn bị nội dung bài mới.
VI. Rút kinh nghiệm.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép - Nguyễn Thị hương - Trường THCS Liêng Trang.doc