Tiết 21, Bài 1: Phân thức đại số - Năm học 2014-2015

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được khái niệm phân thức đại số.

- Hiểu được khái niệm hai phân thức bằng nhau.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được đn để kiểm tra hai phân thức bằng nhau trong những trường hợp đơn giản, chứng minh hai phân thức bằng nhau.

3. Tư duy - Thái độ:

- Tư duy: Phát triển tư duy lôgic.

- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 1: Phân thức đại số - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :23/10/2014	
Ngày dạy :28/10/2014	
Tiết 21:
Chương II: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
§1: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được khái niệm phân thức đại số. 
- Hiểu được khái niệm hai phân thức bằng nhau. 
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được đn để kiểm tra hai phân thức bằng nhau trong những trường hợp đơn giản, chứng minh hai phân thức bằng nhau.
3. Tư duy - Thái độ:
- Tư duy: Phát triển tư duy lôgic.
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
B. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV: 
1.1 Phương pháp
- Sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp với một số phương pháp dạy học khác
1.2 Phương tiện
- Sgk, giáo án.
- Máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS: 
- SGK, vở ghi
- Đọc trước bài 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định:1’ GV kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 2’
GV: Phân số là gì?
HS : Trả lời
GV gọi HS nhận xét bổ xung
GV : Vấn đề đặt ra ở đây là phân số nếu ta thay a → A thay b → B thì biểu thức đó được gọi là gì chúng ta cùng tìm hiểu cường II
Chương II : PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
GV giới thiệu chương 1’
GV giới thiệu bài 1’
	3. Bài mới: 33’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Thế nào là một phân thức đại số ta tìm hiểu phần 1.
GV: Trước hết ta xét các ví dụ sau:
? Các biểu thức trên có dạng như thế nào?
HS: Các biểu thức có dạng 
? A, B có tên gọi là gì
GV: Với điều kiện B khác đa thức 0, các biểu thức như vậy được gọi là các phân thức đại số. 
? Thế nào là một phân thức đại số?
HS: Phát biểu
? Tương tự như phân số thì A gọi là gì? B gọi là gì?
HS: A gọi là tử thức, B gọi là mẫu thức.
? Chỉ ra tử thức và mẫu thức ở ví dụ 1
HS: Trả lời
? Tương tự hãy chỉ ra tử thức và mẫu thức của phân thức 
HS: Trả lời
? Để biểu thức là 1 phân thức thì A, B phải thỏa mãn điều kiện gì?
HS: Đa thức B khác đa thức 0
? Tại sao B phải khác 0
- Gợi Ý : Ở phân thức tại sao b phải khác 0
HS: b ≠ 0 để phân thức có nghĩa
GV: Tương tự ở phân thức tại sao phải có điều kiện B ≠ 0
HS: Để phân thức có nghĩa
GV: Quay trở lại ví dụ 3
? Phân thức được viết gọn thành đa thức nào?
HS: x-12
? Vậy mỗi đa thức được coi là một phân thức có mẫu là bao nhiêu?
HS: Mẫu là 1
GV :Đó là nội dung của nhận xét thứ nhất 
? Lấy một ví dụ về phân thức đại số ?
HS: Lấy ví dụ
GV: yêu cầu HS đọc kết quả và chỉ ra tử thức, mẫu thức
? Một số thực a bất kì có phải là một phân thức không ? vì sao?
HS: Có vì nó được coi là một là một đa thức nên nó cũng là phân thức đại số
GV: Giới thiệu đó là nội dung của nhận xét 2
? Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là phân thức đại số
A. B. - C. 
D. E. (a là hằng số)
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Phân thức được tạo thành từ những số nguyên còn phân thức đại số được tạo thành từ những biểu thức gì?
HS: Trả lời
GV: 2 phân thức bằng nhau khi nào chúng ta cùng tìm hiểu sang phần 2
GV: Hai phân số và (b, d 0)
được gọi là bằng nhau khi nào ?
HS: Phát biểu
GV: Tương tự như phân số hai phân thức và bằng nhau khi nó thỏa mãn điều kiện gì?
GV: Đây chính là định nghĩa 2 phân thức bằng nhau
? 2 phân thức vì sao
GV đưa ra bài toán
? Muốn xét xem 2 phân thức và có bằng nhau không ta làm như thế nào
HS: Xét tích A.D và B.C
- Nếu 2 tích đó bằng nhau thì 2 phân thức bằng nhau
- Nếu 2 tích đó không bằng nhau thì 2 phân thức khác nhau
GV gọi HS lên bảng làm.
GV: Gọi học sinh nhận xét và bổ xung
GV: Như vậy ở dạng bài tập này chúng ta chỉ cần xét tích chéo của 2 phân thức, nếu tích chéo bằng nhau thì 2 phân thức bằng nhau và ngược lại
GV: Đưa ra bài toán 2
? Để chứng tỏ ta làm như thế nào ?
- Gơi ý: x+2 viết dưới dạng phân thức nào?
? Để chứng tỏ ta phải chứng minh điều gì ?
HS: Chứng minh : (x3+8).1=(x2-2x+4).(x+2)
GV : Gọi HS lên bảng làm
HS: Lên bảng làm bài
GV: Nhận xét, bổ xung
? Ngoài cách này em còn có cách nào khác để làm bài tập này?
GV: lưu ý nhắc HS làm theo khả năng của mình.
 Đây là 1ý trong bài tập 1 SGK. Các ý còn lại các em làm tương tự.
GV: Chiếu bài tập cho học sinh quan sát (nội dung ?5 SGK)
? Ở bài tập này làm thế nào để biết bạn Quang làm đúng hay sai
HS: Kiểm tra tích chéo
GV: Tương tự đối với bạn Vân ta cũng làm như vậy
GV: Gọi HS lên bảng làm bài
GV: gọi HS nhận xét, bổ xung
GV: Đây có thể là sai lầm khi rút gọn phân thức của bạn Quang, bản chất của rút gọn phân thức như thế nào chúng ta sẽ được học ở những bài sau.
1. Định nghĩa:
a. Ví dụ: Các biểu thức
b. ĐN: Một phân thức đại số là một biểu thức có dạng , trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.
A là tử thức, B là mẫu thức
c. Nhận xét: 
- Mỗi đa thức cũng được coi như một phân thức với mẫu thức bằng 1.
- Một số thực a bất kì cũng được coi là một phân thức.
2. Hai phân thức bằng nhau: 
a. Định nghĩa
 = nếu A.D = B.C
b.Ví dụ: 2 phân thức 
vì 3x2y. 2y2 = 6xy3. x 
c. Bài toán
Bài 1. Hai phân thức có bằng nhau không
Giải:
Ta có: 
 x(3x+6)=3x2+6x
 3(x2+2x)= 3x2+6x
→ x(3x+6)=3(x2+2x
→
Bài 2 : Chứng tỏ rằng
Bài 3 :Bạn Quang nói rằng 
Còn bạn Vân thì nói 
Theo em, ai nói đúng ?
4. Củng cố: 2’
- GV tổng kết bài học, nhấn mạnh các yếu tố trọng tâm cần ghi nhớ
? Nhắc lại định nghĩa phân thức đại số
? Thế nào là 2 phân thức bằng nhau?
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: 5’
- Học thuộc định nghĩa phân thức đại số, hai phân thức bằng nhau.
- Làm các bài tập 1,2,3 trong sgk và các bài tập 1,2,3 trong sách bài tập
- Xem lại tính chất cơ bản của phân só để hôm sau chúng ta học bài tiếp theo
GV hướng dẫn bài tập 2 SGK
V. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ chuyên môn
Người soạn
Trần Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Phân thức đại số (2).doc