Tiết 21, Bài 17: Lớp vỏ khí - Đỗ Thị Hương

 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần

1.Về kiến thức:

 - Biết thành phần của lớp vỏ khí, biết vị trí của của các tầng trong lớp vỏ khí.Vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.

 - Giải thích nguyên nhân hình thành và tích chất của các khối khí.

 2.Về kĩ năng:

 - Đọc phân tích kênh hình, bản đồ, tranh ảnh địa lí.

 3. Thái độ tình cảm:

- Giúp các em có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành.

 II.Phương tiện dạy học:

 - Tranh về các tầng của lớp vỏ khí.

 - Biểu đồ các thành phần của không khí.

 - Bản đồ tự nhiên thế giới, khí hậu thế giới, khí hậu Việt Nam.

 - Bảng phụ.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2196Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 17: Lớp vỏ khí - Đỗ Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/01/2011
 Ngày dạy : Lớp 6A :..../01/2011. Tiết......
Tuần 22. Tiết 21 Lớp 6B :..../01/2011. Tiết......
Bài 17: Lớp vỏ khí
 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần
1.Về kiến thức:
 - Biết thành phần của lớp vỏ khí, biết vị trí của của các tầng trong lớp vỏ khí.Vai trò của lớp ôdôn trong tầng bình lưu.
 - Giải thích nguyên nhân hình thành và tích chất của các khối khí.
 2.Về kĩ năng:
 - Đọc phân tích kênh hình, bản đồ, tranh ảnh địa lí.
 3. Thái độ tình cảm: 
- Giúp các em có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành.
 II.Phương tiện dạy học:
 - Tranh về các tầng của lớp vỏ khí.
 - Biểu đồ các thành phần của không khí.
 - Bản đồ tự nhiên thế giới, khí hậu thế giới, khí hậu Việt Nam.
 - Bảng phụ.
 III.Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức: (1phút )	
 2. Kiểm tra bài cũ : (4phút)
 ? Để đọc và sử dụng được các bản đồ hay lược đồ địa hình tỷ lệ lớn có các đường đồng mức như yêu cầu của bài thực hành ta phải làm gì?
 (Đọc bảng chú giải biết ý nghĩa ký hiệu, nắm vững tỷ lệ phương hướng bản đồ ; hiểu rõ khái niệm về đường đồng mức, biết cách đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ; tính độ cao của các địa điểm trên bản đồ)
 3. Bài mới: (34phút)
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
A. Mở bài: Lời giới thiệu SGK
B. Phát triển bài:
Quan sát H45 (SGK) cho biết:
? Các thành phần của không khí ? Tỉ lệ ? 
GV nêu vấn đề:
? Giả sử không có hơi nước trong khí quyển thì sẽ ra sao?
GV phân tích gảng giải:
Hơi nước và khí CO2 hấp thụ năng lượng mặt trời giữ lại các tia hồng ngoại gây ra “Hiệu ứng nhà kính” điều hoà nhiệt độ Trái Đất.
GV kết luận:
GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ :“Các thành phần của không khí” vào vở.
Chuyển ý: Xung quanh Trái đất có lớp không khí bao bọc gọi là khí quyển. Khí quyển như cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa điều hoà các bon níc và ô xi trên trái đất, con người không nhìn thấy không khí nhưnng quan sát được các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển. Vậy khí quyển có cấu tạo thế nào? đặc điểm ra sao ?
 Quan sát H 46 (SGK) tranh cho biết :
 ? Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? 
GV chia lớp 3 nhóm yêu cầu thảo luận 3 
* Nhóm 1: Vị trí đặc điểm tầng đối lưu
*Nhóm 2: Vị trí đặc điểm tầng bình lưu
*Nhóm 3: Vị trí đặc điểm các tầng cao khí quyển
Đại diện các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác góp ý bổ sung
GV giúp chuẩn kiến thức:
GV lưu ý: Hiện tượng khí tượng là các yếu tố của thời tiết: Mây, mưa, . ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trên Trái Đất. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao.
- Hiện tượng thủng tầng ôdôn ở Bắc và Nam cực.
? Ô nhiễm không khí là gì? Vấn đề chống ô nhiễm không khí trên thế giới hiện nay như thế nào?
Kí nghị định thư Ki Ô Tô
GVmở rộng: Liên hệ về hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại cobenhaghen- Đan Mạch
?Liên hệ vấn đề môi trường tại địa phương nơi mình đang sinh sống?
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất?
GV tiểu kết: Sự khác nhau về chuyển động của không khí ở tầng đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyên rồi chuyển ý.
Đọc nội dung kiến thức trong (SGK) :
? Các khối khí là gì ? Các khối khí này chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên nào ?
Đọc bảng các khối khí cho biết :
? Dựa vào đâu ngời ta phân chia ra các khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí đại dương, khối khí lục địa? Vị trí hình thành và các đặc điểm của nó ?
GV chia lớp 2 nhóm yêu cầu thảo luận 2 phút
*Nhóm 1: Tìm hiểu khối khí nóng lạnh
* Nhóm 2: Tìm hiểu khối khí đại dương, lục địa Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác góp ý bổ sung
GV giúp chuẩn kiến thức:
 GV phân tích giảng giải khắc sâu kiến thức (trên bản đồ khí hậu thế giới)
- Kí hiệu của các khối khí : E (xích đao) ;T (nhiệt đới) ;Tc (Lục địa) ;Tm (đại dương) ;P (Ôn đới hay cực đới) ; Pm (ôn đới đại dương) ; Pc(Ôn đới lục địa) ; A (băng địa)
? Khi nào thì khối khí bị biến tính (thay đối tính chất) ? Khi di chuyển và chịu ảnh hưởng của vùng nó đi qua về các yếu tố tự nhiên : Nhiệt, độ ẩm
Quan sát bản đồ khí hậu Việt nam và vốn hiểu biết cho biết :
? Hằng năm nước ta chịu ảnh hưởng của những khối khí nào? Làm cho thời tiết nước ta có đặc điểm gì ?
- Mùa đông : T11-T4 năm sau : Khối khí lạnh phương bắc (Bắc á) : Lạnh khô, ít mưa
 -Mùa hạ : T5- T10 Khối khí nóng phương nam (Thái Bình Dương, Ân Độ Dương) : Nóng ẩm, mưa nhiều.
 1’
33’
8’
13’
12’
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
=> Lượng hơi nước nhỏ nhưng là nguồn gốc gây ra mây mưa, sương mù.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)
-Tầng đối lưu: 0-> 16km: Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. Nơi sinh ra tất cả các hiện tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,....
- Tầng bình lưu: 16 -> 80km: Không khí chuyển động theo chiều ngang.
+ Tầng ôzôn giúp ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người
- Các tầng cao của khí quyển: 80 km trở lên. Không khí rất lõang hầu như khômg có quan hệ trực tiếp đến đời sống của con người
3. Các khối khí.
- Tuỳ theo vị trí hình thành bề mặt tiếp xúc mà tầng không khí dưới thấp được chia ra : các khối khí nóng và lạnh, các khối đại dương và lục địa 
- Khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết
4.Củng cố- Đánh giá: (5phút )
 ? Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là gì? Đặc điểm?
? Để bảo vệ tầng khí quyển trước nguy cơ bị thủng của tầng ô dôn con người trên Trái Đất phải làm gì?
? Sự phân biệt và đặt tên các khối khí căn cứ vào đâu?
? Khối khí mùa đông lạnh đến nước ta bị biến tính do tiếp xúc với môi trường nào? Nóng và ẩm 
5. Dặn dò: (1phút):
- Làm các câu hỏi SGK, tập bản đồ địa lí.
- Tìm hiểu sưu tầm tư liệu tranh ảnh về thời tiết khí hậu
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xác nhận soạn đủ bài: Tuần 22
Ngàytháng 01 năm 2011
Phó hiệu trưởng
Hồ Quang Sáu
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 18/01/2011 
 Ngày dạy : Lớp 6A:.../01/2011. Tiết......
 Tuần 23. Tiết 22 Lớp 6B:..../01/2011. Tiết......
Bài 18:Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí
I. Mục tiêu bài học : Sau bài học HS cần :
1. Về kiến thức:
 - Phân tích và trình bày khái niệm : Thời tiết và khí hậu.
 - Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này.
 - Biết đo nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm.
 2. Về kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tính toán về các yếu tố thời tiết
- Làm quen với dự báo thời tiết và ghi chép một số yếu tố thời tiết.
 3. Thái độ tình cảm :
- Hăng say học tập tích cực học hỏi tính toán
II.Phương tiện dạy học:	
 - Nhiệt kế bách phân
 - Bảng thống kê về thời tiết
 - Hình 48, 49 SGK
 - Bảng phụ
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định tổ chức: (1phút )
2. Kiểm tra bài cũ: (5phút )
 ? Lớp vỏ khí hay khí quyển là gì? Gồm mấy tầng? Nêu tên vị trí, đặc điểm của mỗi tầng?
? Khi nào thì khối khí bị biến tính? Hằng năm nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí nào? Làm cho thời tiết nước ta có đặc điểm gì?	
3. Bài mới: (32phút )
.
Hoạt động của thầy và trò
tg
Nội dung
 A. Mở bài: Lời giới thiệu SGK.
B. Phát triển bài:
GV treo thông tin về một bản tin dự báo thời tiết của các vùng trong cả nước vào một ngày cụ thể , yêu cầu HS điền các thông tin vào bảng trống sau:
Khu vực
DBTT ngày
Nhiệt độ
Nắng, mưa
Gió
Tây Bắc
Đông Bắc
Hà Nội
? Qua bảng thống kê trên hãynêu các yếu tố chính của thời tiết?(nhiệt độ. Nắng, mưa, gió)
GV lưu ý: các yếu tố của thời tiêt còn gọi là khí tượng
Qua phân tích trên kết hợp kênh chữ SGK cho biết: 
? Thời tiết là gì?
Nghiên cứu sơ đồ: “Diễn biến thời tiết của hai địa điểm A & B”trong một ngày
Địa điểm A
- Buổi sáng: Gió nhẹ, trời nắng đẹp
- Buổi trưa: có dông nổi lên, mây đen kéo đến và trời mưa rào
- Buổi chiêù: Tạnh ráo và trời quang đãng
Địa điểm B
- Buổi sáng:Trời âm u, mây mhiều
- Buổi Chiều: Trời hửng nắng, gió nhẹ
? Thời tiết có đặc điểm gì? Biểu hiện về thời gian và không gian? (Thời tiết không giống nhau ở khắp mọi nơi và luôn luôn thay đổi)
? Nguyên nhân nào làm cho thời tiết thay đổi?
? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa thời tiết mùa đông, mùa hè ở Miền Bắc nước ta?
? Thời tiết mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam có gì khác nhau?
? Sự khác nhau nay có tính chất tạm thời hay lặp đi lặp lại trong năm ?
(Đặc điểm riêng của khí hậu hai miền)
? Nêu rõ điểm giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
- Giống: Đều là trạng thái của lớp khí quyển dưới thấp như: nhiêt độ..
- Khác: Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn, khí hậu tình trạng khí quyển trong thời gian dài .
? Dự báo thời tiết là gì? Muốn dự báo thời tiết người ta phải làm gì?
Nghiên cứu mục 2 SGK
? Nhiệt độ không khí là gì? Do đâu mà có?
GV giảng giải: Quy trình hấp thụ nhiệt của mặt đất của không khí. 
(Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.)
Quan sát nhiệt kế bách phân:
? Muốn biết nhiệt độ không khí ta làm thế nào?
Nghiên cứu SGK cho biết:
? ở các trạm khí tượng người ta đo nhiệt độ không khí của mỗi ngày, mỗi nơi bằng cách nào? Kết quả đó gọi là gì?
? ở Hà Nội người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200C,13h – 240C, 21h – 220C. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu? Nêu cách tính?
? Nêu cách tính nhiệt độ trung bình tháng ?
? Dựa vào bảng thống kê tính nhiệt độ trung bình năm của Mát xcơva, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh?
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
MX
-10,3
-9,7
-5,0
4,0
12,0
15,0
18,0
16,0
10,0
4,0
-2,3
-8,0
HC
25,8
26,7
27,9
28.9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
HN
16,4
17,0
20.2
23,7
17,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2 
GV lưu ý: Cách tính nhiệt độ trung bình năm các tháng có trị số âm, dương
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là rung bình cộng của địa phương đó trong thời gian lâu dài có thể 5, 10, 20 năm
GV giới thiệu H47 SGK
? Tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m?
Để đo nhiệt độ thực của không khí
? Tại sao vào các ngày hè người ta thường ra các vùng biển, các vùng núi cao nghỉ mát?
GV yêu cầu HS thảo luận 3 phút:
*Nhóm 1:
? Vì sao có sự khác nhau về nhiệt độ không khí giữa đại dương và lục địa trong cùng một thời gian? Cho ví dụ?
*Nhóm 2:
 ? Tính độ cao trong hình 48 SGK?
? ở cùng một nơi, nhiệt độ không khí thay đổi như thế nào theo độ cao?
*Nhóm 3:
 Nghiên cứu H49 SGK
? Nhận xét sự thay đổi giữa góc chiếu của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ từ xích đạo lên cực?
Đại diện các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV chuẩn kiến thức: Và khắc sâu kiến thức trên bản đồ khí hậu thế giới...
? Thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như thế nào?
1’
30’
10’
6’
4’
10’
3’
7’
10’
1. khí hậu và Thời tiết
a.Thời tiết.
- là sự biểu hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.
b. Khí hậu.
- Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở một địa phương trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
a. Nhiệt độ không khí.
- Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.
b. Cách đo tính nhiệt độ không khí:
- Công thức tính:
 + Nhiệt độ trung bình ngày bằng tổng nhiệt độ các lần đo chia cho số lần đo.
+ Nhiệt độ trung bình tháng bằng tổng nhiệt độ trung bình ngày của tháng chia cho số ngày của tháng.
+ Nhiệt độ trung bình năm bằng tổng nhiệt độ trung bình của 12 tháng trong năm chia cho 12 .
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
a.Nhiệt độ không khí trên biển và trên đất liền
- Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo độ gần hoặc xa biển.
b.Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm
c.Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- Vùng vĩ độ thấp: to cao.
- Vùng vĩ độ cao: to thấp 
 4. Củng cố- Đánh giá: (5phút )
? Vẽ vào giấy một quả núi cao 300m và ghi nhiệt độ ở các độ cao 1000m, 2000m,3000m....trong khi ở chân núi có độ cao là 0m với nhiệt độ là 25 độC. Hãy tính nhiệ độ ở các độ cao trên hình vẽ?
? Nguyên nhân sự khác nhau giữa khí hậu lục địa và khí hậu đại dương?
5. Hướng dẫn về nhà: 2 phut
- Tìm hiểu hiện tượng enli nô và enlila
- Thực hành: Dùng hai nhiệt kế cùng một lúc theo dõi nhiệt độ ở trong nhà và ngoài sânvào các thời điểm: 7,9,11,13,15,17,19 giờ rồi ghi bảng
- Từ bảng thống kê vẽ hai biểu đồ dạng đường mô tả sự thay đổi nhiệt độ trong ngày ở hai nơi. Nhận xét giờ nào có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất ? Tại sao?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xác nhận soạn đủ bài: Tuần 23
Ngàytháng 01 năm 2011
Phó hiệu trưởng
Hồ Quang Sáu
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Lớp vỏ khí - Đỗ Thị Hương - Trường THCS Thanh Quan.doc