Tiết 21, Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

 - HS trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.

 - Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp ( mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.

 2/ Kĩ năng:

 - Quan sát tranh, hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.

 - Hoạt động nhóm.

 3/ Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp và nên hô hấp bằng mũi.

II. Chuẩn bị:

 1. GV: - Mô hình cấu tạo hệ hô hấp.

 - Tranh phóng to hình 20.1; 20.2; 20.3 SGK/64,65; bảng phụ bảng:20 SGK/66.

 2. HS: Nghiên cứu bài 20.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1481Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 21, Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/10/2012
 Ngày dạy: 22/10/2012
Chương IV: HÔ HẤP.
Tiết 21: Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP.
I. Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
 - HS trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
 - Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp ( mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
 2/ Kĩ năng:
 - Quan sát tranh, hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.
 - Hoạt động nhóm.
 3/ Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp và nên hô hấp bằng mũi.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: - Mô hình cấu tạo hệ hô hấp.
 - Tranh phóng to hình 20.1; 20.2; 20.3 SGK/64,65; bảng phụ bảng:20 SGK/66.
 2. HS: Nghiên cứu bài 20.
III. Phương pháp chủ đạo:
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
IV. Hoạt động dạy – học:
 (1’) 1. Ổn định: 
 (5’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra HS hoàn thành bài thu hoạch thực hành: sơ cứu cầm máu.
 (39’) 3. Bài mới: 
 (2’) a. Đặt vấn đề: Máu vận chuyển Oxi đến môi trường trong cơ thể để chuyển đến cho các tế bào, còn cacbonic thì ngược lại được thải ra ( theo sơ đồ ) . 
Máu nước mô tế bào
 Nhờ đâu mà máu lấy được Oxi để cung cấp cho Tế bào, thải được CO2 ra khỏi cơ thể ( nhờ hô hấp, nhờ sự thở ra hít vào....).Vậy Hô hấp là gì ? Có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu : 
 (37’) b. Các hoạt động:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cơ bản
16’
* HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp:
- Từ câu dẫn:
Máu nước mô tế bào
- Yêu cầu HS nêu khái niệm về hô hấp 
- Treo tranh cho HS quan sát quá trình hô hấp hình 20.1 SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Hô hấp gồm những giai đoạn nào?
- Gọi 1 - 2 HS lên giải thích về sơ đồ.
 GV nhận xét, giải thích thêm.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/64, trả lời câu hỏi:
+ Mọi họat động sống của tế bào và cơ thể đều cần gì ? 
- Hướng dẫn HS từ các hợp chất hữu cơ để thành năng lượng:
Gluxit + O2 ATP + 
 CO2 + H2O
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 SGK/67.
" Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
- Muốn xảy ra hô hấp thì phải có sự thông khí ở phổi . Vậy nhờ các cơ quan nào trong hệ hô hấp mà không khí lúc nào cũng được cung cấp đủ , ta hãy vào phần II
+ Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 
- Quan sát hình.
- Thảo luận các câu hỏi.
+ Gồm 3 giai đoạn: sự thở (hay thông khí ở phổi), trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đọc thông tin
+ Năng lượng.
- Lắng nghe để trả lời câu hỏi sau.
+ Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể.
+ Trong 3 – 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa. 
+ Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
I. Khái niệm hô hấp:
 - Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 
 - Hô hấp gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
 - Ý nghĩa: Nhờ hô hấp mà O2 được lấy vào để oxh các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng (ATP) cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể.
18’
* HĐ2: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng.( Bảng 20, lệnh ▼trang 66 không dạy)
- Treo tranh cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người ( tranh câm ) 
- Yêu cầu HS lên chú thích các cơ quan của hệ hô hấp trên hình ?
. 
GV: nhận xét 
- Cho HS xem hình 20.3 : cấu tạo chi tiết một phế nang và mô tả ?
GV: nhận xét : 
- Treo bảng phụ (bảng 20) 
- Yêu cầu HS đọc bảng, thảo luận nhóm: từ đặc điểm cấu tạo nêu lên chức năng cụ thể.
+ Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi ?
- Giáo dục HS nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng, giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Quan sát.
- Quan sát tranh à lên điền các bộ phận của hệ hô hấp
- HS khác nhận xét và bổ sung .
- Quan sát hình , mô tả chi tiết 1 phế nang.
- Thảo luận nhóm trả lời
+Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: 
Đường dẫn khí gồm các cơ quan : mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. Có chức năng: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi 
+ Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng:
- Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận : 
 + Đường dẫn khí gồm : mũi , họng, thanh quản, khí quản, phế quản. 
+ Hai lá phổi 
- Chức năng: 
+ Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi 
+ Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
2’
1’
V. Củng cố:
 - Gọi 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ.
 - Gọi 2 HS trả lời:
 + Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp với các hoạt động của cơ thể.
 + Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì?
VI. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Làm bài tập vào vở bài tập( trừ câu2) 
 - Nghiên cứu bài mới: hoạt động hô hấp.
 - Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp.doc