Tiết 22-23, Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất - Nguyễn Hoài Phương

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.

1.2. Kỹ năng:

- Biết sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật

thực hành cho học sinh.

2. TRỌNG TÂM:

- Thực hành đo góc trên mặt đất.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Thước thẳng, đo góc, giác kế, cọc tiêu, tờ giấy A4.

3.2. HS: SGK, VBT, dụng cụ học tập, giấy gấp.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1251Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22-23, Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất - Nguyễn Hoài Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: §7. - Tiết: 22-23
Tuần dạy: 26
ND: 04/ 3/ 2011 	 §7. THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.
1.2. Kỹ năng: 
- Biết sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
1.3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật 
thực hành cho học sinh.
2. TRỌNG TÂM:
- Thực hành đo góc trên mặt đất.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Thước thẳng, đo góc, giác kế, cọc tiêu, tờ giấy A4.
3.2. HS: SGK, VBT, dụng cụ học tập, giấy gấp.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Dụng cụ đo góc trên mặt đất.
GV: đặt giác kế trước lớp cho HS quan sát, rồi giới thiệu cho HS: Dụng cụ để đo góc trên mặt đất gọi là “ giác kế”
GV: Bộ phận chính của giác kế là một đĩa tròn. Em hãy cho biết trên mặt đĩa tròn có gì?
GV: Trên mặt đĩa tròn còn có 1 thanh có thể quay xung quanh tâm của đĩa. HS mô tả thanh quay đó.
GV: Đĩa tròn được đặt như thế nào? Cố định hay quay được ?
GV: giới thiệu dây dọi treo dưới tâm đĩa.
GV: gọi 1 HS lên mô tả lại cấu tạo của giác kế
2. Hoạt động 2: (10’) Cách đo góc trên mặt đất.
GV hướng dẫn học sinh cách đo góc trên mặt đất như Sgk/tr88-89.
3. Hoạt động 3: (20’) Thực hành 
GV cho hs tới địa điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ và yêu cầu các nhóm chia thành từng nhóm nhỏ 3 bạn lên thực hành. Có thể thay đổi vị trí các cộc tiêu.
GV quan sát các tổ thực hiện nhắc nhở, điều chỉnh, ....GV kiểm tra kỷ năng đo góc của các tổ.
1. Dụng cụ đo góc trên mặt đất.
Dụng cụ đo góc trên mặt đất gọi là “giác kế”.
* Cấu tạo:
- Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn từ 00 đến 1800 ( theo hai chiều ngược nhau) hoặc từ 00 đến 3600.
- Hai đầu thanh quay gắn hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có 1 khe hở, hai khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng.
- Đĩa tròn được đặt nằm ngang trên một giá 3 chân, có thể quay quanh trục 
2. Cách đo góc trên mặt đất
(xem SGK / 88 – 89)
3. Thực hành
* Chuẩn bị thực hành:
 Mỗi lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và 1 bạn ghi biên bản.
* Học sinh thực hành:
NỘI DUNG BIÊN BẢN
( V/v thực hành đo góc trên mặt đất )
Hôm nay ngày .... tháng 3 năm 2008. Tổ ..... lớp .... tiến hành thực hành đo góc trên mặt đất.
1) Dụng cụ: Đủ hay thiếu
2) Ý thức kỷ luật trong giờ thực hành: Cụ thể từng cá nhân
3) Kết quả thực hành:
Nhóm 1: gồm bạn:.................................
 = ......
Nhóm 2: gồm bạn:.................................
 = ......
 ......................
4) Tự đánh giá tổ thực hành: loại : Tốt, Khá, TB
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Nhận xét: Buổi thực hành, HS nhắc lại cách đo góc. 
4.5. Hướng dẫn HS tự học: 
Nắm chắc cách vẽ một góc, khi biết trước một góc.
Đọc trước bài đường tròn (Xem định nghĩa đường tròn, hình tròn, cung, dây 
cung). Chuẩn bị dụng cụ compa, thước thẳng.
5. RÚT KINH NGHIỆM
Ưu điểm:	
Khuyết điểm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Thực hành đo góc trên mặt đất - Nguyễn Hoài Phương - Trường THCS Phước Chỉ.doc