Tiết 22, Bài 21: Thường thức mỹ thuật - Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954

1.1 Kiến thức:

- HS hiểu thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong một số tác phẩm.

- HS biết được vài nét về thân thế, sự nghiệp, đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền nghệ nghệ thuật Việt Nam.

1.2 Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được: Rèn thêm kĩ năng thảo luận.

- Học sinh thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng trình bày ý kiến.

1.3 Thái độ:

- Thói quen: HS bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của một số tác phẩm.

- Tính cách: HS thêm yêu mến, trân trọng những giá trị của nền mĩ thuật Việt Nam.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6572Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 22, Bài 21: Thường thức mỹ thuật - Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
Tiết PPCT 22
Ngày dạy: 21/ 1	
BÀI 21 - THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC - PHẨM TIÊU BIỂU
CỦA MĨ THUẬT VIỆT NAM
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN 1954
š{›
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS hiểu thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong một số tác phẩm.
HS biết được vài nét về thân thế, sự nghiệp, đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền nghệ nghệ thuật Việt Nam.
Kĩ năng:
Học sinh thực hiện được: Rèn thêm kĩ năng thảo luận.
Học sinh thực hiện thành thạo: Rèn kĩ năng trình bày ý kiến.
Thái độ:
Thói quen: HS bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của một số tác phẩm. 
Tính cách: HS thêm yêu mến, trân trọng những giá trị của nền mĩ thuật Việt Nam.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
HS hiểu được vài nét về thân thế, sự nghiệp, đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền nghệ nghệ thuật Việt Nam. Các chất liệu tạo nên vẻ đẹp, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong một số tác phẩm.
 CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Tranh một số tác phẩm của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi chép.
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút )
Kiểm tra miệng: ( 5 phút )
GV nêu câu hỏi:
Em hãy nêu đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.
Em hãy kể tên một tác giả, và tác phẩm của ông trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
HS trả lời:
Đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930:
Là giai đoạn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp.
1925 thành lập trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương.
Lê Văn Miến là người đi đầu cho nền hội họa mới.
Kiến trúc lăng tẩm, hội họa chưa phát triển.
HS kể được một tác giả, và tác phẩm của ông trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
a/ Hoạt động 1: Vào bài: 
Trong kháng chiến chống Pháp, có biết bao tác phẩm nổi tiếng đã ra đời nhằm kêu gọi đấu tranh, chống chiến tranh, Bài nay, ta sẽ tìm hiểu một số hoạc sĩ tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ sau CMT 8 đến năm 1954.
Phân chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một tác giả, tác phẩm. ( phương pháp giao nhiệm vụ )
Nhóm 1: Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh,
Nhóm 2: Họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Nhóm 3: Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
Nhóm 4: Họa sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu vài nét về tiếu sử, sự nghiệp của các họa sĩ:
_ Các nhóm có 7 phút tìm hiểu theo các câu hỏi sau:
Năm sinh, năm mất của họa sĩ? 
Quê quán? 
Đã học những trường nào?
Làm những công việc gì?
Chuyên vẽ trên những chất liệu nào?
Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?
Kể tên một số tác phẩm của ông?
Tranh thể hiện chủ yếu những đề tài gì?
Nét độc đáo trong các tác phẩm là gì?
_ HS thảo luận. Đại diện nhóm trình bày và bổ sung ý kiến.
_ Các nhóm còn lại lắng nghe và đặt câu hỏi.
_ GV tóm tắt, giải đáp các vấn đề, nhấn mạnh các nét chính.
c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số bức tranh tiêu biểu:
b.1/. Chơi ô ăn quan ( Nguyễn Phan Chánh)
_ Treo tranh cho HS quan sát.
_ Đặt câu hỏi:
Tranh miêu tả nội dung gì?
Cách sắp xếp hình ảnh? Gam màu chủ đạo?
Lối vẽ của học sĩ?
_ Hs trả lời, GV bổ sung các ý còn thiếu.
b.2/. Dừng chân bên suối (Tô Ngọc Vân)
_ Treo tranh cho HS quan sát.
_ Đặt câu hỏi:
Nội dung tranh thể hiện điều gì?
Cách diễn tả như thế nào?
Em có cảm nghĩ gì về bức tranh?
_ HS trả lời.
_ GV bổ sung một số ý chính về bức tranh.
b.3/. Du kích tập bắn ( Nguyễn Đỗ Cung) 
_ Treo tranh cho HS quan sát.
_ Đặt câu hỏi:
Tranh ghi lại hình ảnh gì?
Tranh có màu sắc như thế nào?
Bút pháp tranh ra sao?
Qua tranh, em cảm nhận không khí chiến đấu của dân ta như thế nào?
_ HS trả lời.
_ GV nếu tóm tắt các ý chính.
b.4/. Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc Trung Nam (Diệp Minh Châu)
_ Đặt câu hỏi:
Qua bức tranh, em cảm nhận được điều gì?
Theo em, bức tranh có gì đặc biệt?
Hình ảnh trong tranh như thế nào?
_ HS trả lời, HS khác bổ sung.
_ GV kết luận.
_ Nhấn manh lại một số nội dung đã học cho Hs nắm rõ hơn.
I/. Tìm hiểu vài nét về một số tác giả: (SGK)
1/. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1982 – 1984)
2/. Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954)
3/. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 – 1977)
4/. Họa sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002)
II/. Một số tác phẩm MT tiêu biểu:
1/. Chơi ô ăn quan (Nguyễn Phan Chánh):
_ Miêu tả trò chơi quen thuộc của trẻ em thời kì trước CMT8/ 1945.
_ Sắp xếp chặt chẽ, có đậm nhạt với gam màu chủ đạo nâu hồng.
_ Là tác phẩm tiêu biểu của MTVN.
2/. Dừng chân bên suối (Tô Ngọc Vân)
_ Tả cảnh nghỉ ngơi thư thái trên đường ra chiến dịch.
_ Cách diễn tả khoẻ khoắn, mạch lạc.
3/. Du kích tập bắn ( Nguyễn Đỗ Cung)
_ Ghi lại một buổi tập bắn của du kích, có cả người nông dân.
_ Màu sắc hài hoà, trong sáng, sắc thái chân thật.
_ Bút pháp khoẻ khoắn, lột tả không khí kháng chiến sôi sục của nhân dân.
4/. Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc Trung Nam (Diệp Minh Châu)
_ Tượng trưng cho tấm lòng, tình cảm của tác giả đối với Bác, thể hiện tình yêu thương trẻ em của Bác.
_ Nét vẽ đơn giản, bằng chính máu của họa sĩ trên lụa.
Tổng kết: ( 5 phút )
HS làm bài kiểm tra 5phút.
Em hãy nêu cảm nhận về một bức tranh mà em thích?
HS làm bài cá nhân.
Thu và đọc một cảm nhận, cùng HS đánh giá.
Gv đánh giá tiết học.
Hướng dẫn học tập: ( 2 phút )
Đối với bài học tiết này:
Học bài ở vở ghi chép, đọc lại bài đọc ở SGK.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài 22: “trang trí đĩa tròn”.
Quan sát một số đĩa tròn có trang trí.
Dụng cụ học tập: giấy A4, vở ghi chép, bút, màu
PHỤ LỤC: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Thường thức mĩ thuật. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế.doc