Tiết 24, Bài 18: Nhôm - Nguyễn Ngọc Hùng

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

a. Kiến thức:

HS nắm được:

- Tính chất vật lí của kim loại Nhôm: nhẹ, bền, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

- Tính chất hóa học của Nhôm: Ngoài tính chất hóa học chung của kim loại, Nhôm còn có tính chất hóa học khác(đó là phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí Hiđro.

b. Kĩ năng:

- Biết dự đoán tính chất hóa học của Nhôm từ tính chất hóa học chung của kim loại và các kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học.

c. Thái độ:

-Có niềm say mê với môn học.

-Tích cực trong hoạt động học tập.

II. CHUẨN BỊ

a. Của giáo viên:

-Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, khay. ống hút.

-Hóa chất: Bột Al, Al dây, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, dung dịch CuCl2, dung dịch NaOH.

-Tranh vẽ: Sơ đồ bể điện phân Nhôm Oxit nóng chảy.

b. Của học sinh:

-Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 18: Nhôm - Nguyễn Ngọc Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 27 tháng 11 năm 2007
Người soạn: Nguyễn Ngọc Hùng
Tiết 24 	
 Bài 18 	 NHÔM
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
HS nắm được:
Tính chất vật lí của kim loại Nhôm: nhẹ, bền, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Tính chất hóa học của Nhôm: Ngoài tính chất hóa học chung của kim loại, Nhôm còn có tính chất hóa học khác(đó là phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí Hiđro.
b. Kĩ năng:
- Biết dự đoán tính chất hóa học của Nhôm từ tính chất hóa học chung của kim loại và các kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học.
c. Thái độ:
-Có niềm say mê với môn học.
-Tích cực trong hoạt động học tập.
II. CHUẨN BỊ
a. Của giáo viên:
-Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, khay. ống hút.
-Hóa chất: Bột Al, Al dây, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, dung dịch CuCl2, dung dịch NaOH.
-Tranh vẽ: Sơ đồ bể điện phân Nhôm Oxit nóng chảy.
b. Của học sinh:
-Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Em hãy cho biết: - Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại được sắp xếp như thế nào?
Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học đó.
Giảng bài mới, củng cố kiến thức, rèn kĩ năng:
-Các em đã biết tính chất hóa học của kim loại. Hãy tìm hiểu tính chất của một kim loại cụ thể có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất đó 
là Nhôm. Vậy Nhôm có tính chất vật lí và hóa học nào, ứng dụng gì và sản xuất ra sao? Bài học hôm nay cho các em biết điều đó. 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
3’
20’
3’
8’
5’
-Giáo viên ghi đề mục
Hoạt động 1:
Đặt câu hỏi: Nêu một số tính chất vật lí mà các em đã biết. Tại sao em biết được điều đó?
 → GV thông báo thêm 1 số thông tin về khối lượng riêng, độ dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy. Cuối cùng, GV yêu cầu HS tóm tắt lại tính chất vật lí của Nhôm.
Hoạt động 2: 
Yêu cầu nhắc lại những tính chất hóa học chung của kim loại. GV ghi ở góc bảng. 
Đặt vấn đề: Nhôm là kim loại, vậy nhôm có tính chất hóa học chung của kim loại hay không? Các em hãy dự đoán tính chất hóa học của Nhôm?
Nêu vấn đề: Muốn kiểm tra dự đoán tính chất hóa học của nhôm có đúng hay không ta phải làm thế nào? Phát phiếu Thí nghiệm.
GV làm TN nhôm tác dụng với Oxi.
 ? Phản ứng của nhôm với Oxi trong không khí như thế nào? Thí nghiệm → HS quan sát hiện tượng rút ra nhận xét và viết phương trình phản ứng.
Đặt vấn đề: Vậy ở điều kiện thường, nhôm có phản ứng với Oxi không khí không?→ Yêu cầu HS thảo luận nhóm để rút ra câu trả lời đúng.
GV bổ sung: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với Oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng Nhôm.
Nhôm có phản ứng với phi kim khác không ?
- Tính chất hóa học tiếp theo là gì? 
GV hướng dẫn HS làm TN theo nhóm và rút ra nhận xét, nêu hiện tượng và giải thích.
Ngoài dung dịch HCl loãng, nhôm còn phản ứng với axit H2SO4.
Lưu ý: Nhôm không phản ứng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội.
Yêu cầu HS thực hiện TN: Al tác dụng với dung dịch muối CuCl2.
Thế thì Al còn phản ứng được với một số dung dịch muối khác không? Yêu cầu HS viết ptpứ Al với AgNO3.
Rút ra kết luận về tác dụng của Al với dung dịch muối.
* Từ các TN đã chứng tỏ điều gì về tính chất hoá học của Nhôm.
*Nhôm có tính chất hoá học nào khác không ? 
- Liệu Al có phản ứng với dung dịch kiềm không?
- Vậy làm thế nào để biết được điều đó? Chúng ta hãy tiến hành nghiên cứu thí nghiệm Al tác dụng với dung dịch NaOH. Hướng dẫn HS làm TN: rút ra nhận xét, quan sát hiện tượng.
Bổ sung: Khí thoát ra là khí Hiđro. Rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Nhôm có ứng dụng gì?
-Cho HS kể một số ứng dụng của Nhôm.
- Cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng của AlGV chốt lại kiến thức.
Hoạt động 4:Cách sản xuất Nhôm như thế nào?
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và sơ đồ bể điện phân Al2O3 nóng chảy để trả lời các câu hỏi sau: - Nguyên liệu sản xuất Nhôm là gì?
Phương pháp nào dùng để sản xuất Nhôm?
Viết PTHH ghi rõ điều kiện pứ.
Hoạt động 5:
Tổng kết bài học và luyện tập.
Yêu cầu HS tóm tắt nội dung cần ghi nhớ.
HS ghi đề mục vào vở.
HS trả lời: Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ.
HS lắng nghe.
HS tóm tắt tính chất vật lí của nhôm, sau đó ghi vào vở.
HS nhắc lại tính chất hóa học chung của kim loại.
HS nêu các dự đoán về tính chất hóa học của Nhôm.
Làm TN để kiểm tra tính chất hóa học của Nhôm.
Hiện tượng : Nhôm cháy trong oxi cho ngọn lửa màu sáng chói và sản phẩm tạo thành là Al2O3. 
HS viết ptpứ.
HS thảo luận để rút ra câu trả lời đúng.
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.HS viết ptpứ lên bảng.
HS tiến hành TN: Al tác dụng với HCl.
HS lắng nghe và ghi chép.
HS thực hiện thí nghiệm.
HS: Al còn phản ứng được với một số dung dịch muối khác như: AgNO3. 
HS: Al có những tính chất hoá học của kim loại nói chung.
HS trả lời:- Không phản ứng.
Phản ứng.
Không biết
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra, nhôm tan dần.
HS kể một số ứng dụng của Al.
HS trả lời và ghi chép.
HS nhắc lại nội dung chính của bài.
 Tiết 24 
 Bài 18 NHÔM 
 Kí hiệu hóa học : Al
 Nguyên tử khối: 27
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 660oC. 
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
a) Phản ứng của nhôm với phi kim
* Phản ứng của nhôm với oxi:
4Al (r ) + 3O2 (k ) →2Al2O3 (r )
( trắng) ( không màu) (trắng)
* Phản ứng của Nhôm với phi kim khác
2Al (r ) + 3 Cl2 (k ) → 2AlCl3 ( r )
(trắng ) (vàng lục) (trắng )
b) Phản ứng của nhôm với dung dịch axit
2Al ( r) + 6HCl (dd)2AlCl3(dd) + 3H2( k)
c) Phản ứng của Nhôm với dung dịch muối
2Al ( r) + 3CuCl2 2AlCl3(dd) + 3Cu (r)
Al ( r) +3AgNO3(dd)Al(NO3)2 (dd) + 3Ag
2. Nhôm có tính chất hoá học nào khác?
Nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm.
2Al( r) + 2NaOH(dd)+ 2H2O(l)NaAlO2(dd) + H2
III. Ứng dụng:
IV. Sản xuất Nhôm:
Nguyên liệu: Quặng Boxit (Al2O3.nH2O)
Phương pháp: Điện phân nóng chảy hỗn hợp nhôm oxit & Criolit ( Na3[AlF6 ])
đpnc
Criolit
2 Al2O3 4 Al + O2
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
BTVN: 1,2, 3, 4, 5,6 SGK trang 58.
Bài sau: SẮT
V. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THCS Hương Phong
Lớp.............
Nhóm............
Tên thí nghiệm
Cách làm
Hiện tượng TN
Giải thích
TN2: Al + dd HCl
Cho dây Nhôm vào ống nghiệm (1) chứa dung dịch HCl. 
TN 3: Al + dd CuCl2
 Cho sợi dây Nhôm vào ống nghiệm 
(2) đựng dung dịch CuCl2
TN4: Al + dd NaOH
Cho dây Nhôm vào ống nghiệm (3) đựng dung dịch NaOH.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Nhôm - Nguyễn Ngọc Hùng.doc
  • docBìa - Bài 18. Nhôm - Nguyễn Ngọc Hùng.doc