Tiết 24, Bài 22: Vệ sinh hô hấp - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức::

- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.

- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp và nêu biện pháp vệ sinh hô hấp, tác hại của thuốc lá.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Tập thở sâu; vận dụng kiến thức vào thực tế và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp và ý thức bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hình ảnh ô nhiễm không khí và tác hại.

 - Hình ảnh các vận động viên có rèn luyện tốt.

2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài và sưu tầm tư liệu như trên.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 22: Vệ sinh hô hấp - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	 	 Ngày soạn 01/11/2014
Tiết 24	 Ngày dạy 08/11/2014	
Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức::
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp và nêu biện pháp vệ sinh hô hấp, tác hại của thuốc lá.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Tập thở sâu; vận dụng kiến thức vào thực tế và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp và ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Hình ảnh ô nhiễm không khí và tác hại.
	 - Hình ảnh các vận động viên có rèn luyện tốt.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài và sưu tầm tư liệu như trên.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:..............................................; 8A2:........................................................; 
 8A3:.........................................................; 
2. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi:
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
- Dung tích sống là gì? Làm thế nào đểtăng dung tích sống?
3. Hoạt động dạy học
* Mở bài: Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng thì hơn 25% bệnh nhân đến khám bác sĩ là do mắc bệnh đường hô hấp. Vậy nguyên nhân nào gây ra các hậu quả tai hại đó? Vậy để trả lời câu hỏi trên hôm nay thầy cùng các em ta tìm hiểu Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
Hoạt động 1: Xây dựng biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK. Trao đổi nhóm (5’) trả lời câu hỏi:
+ Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp?
+ Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức 
- GV tóm tắt thành 3 vấn đề:
+ Bảo vệ môi trường chung 
+ Môi trường làm việc 
+ Bảo vệ chính mình 
- GV nêu câu hỏi: Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường lớp? (Phân tích kĩ về thuốc lá)
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK bảng 22 trang 72 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung và phân tích cơ sở của các biện pháp tránh các tác nhân gây hại 
- HS tự rút ra kết luận 
* Yêu cầu: Không vứt rác bừa bãi, xé giấy, khạc nhổ bừa bãi  Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia 
*Tiểu kết: 
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: 
+ Bụi
+ Chất khí độc
+ Vi sinh vật gây hại
+ Các chất độc hại 
- Gây nên các bệnh: Lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi 
- Biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân gây hại: 
+ Xây dựng môi trường trong sạch.
	+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang trong khi lao động và nơi có nhiều bụi
Hoạt động 2: Xây dựng các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK Kết hợp thực tế trao đổi nhóm (3’) trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao khi tập luyện thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lí tưởng? Giải thích vì sao khi hít thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời 
- GV bổ sung thêm:
+ Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích cặn 
+ Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực 
+ Dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn 
+ Ở độ tuổi phát triển luyện tập thì khung xương sườn mở rộng sau tuổi đó thì không phát triển được nữa
+ Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp 
- GV nêu câu hỏi:
+ Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh?
+ Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK, kết hộp thực tế rèn luyện của bản thân trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu:
] Tập thường xuyên từ nhỏ tăng thể tích lồng ngực 
] Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung nhận xét 
- HS tự hòan thiện kiến thức 
- Nêu các biên pháp phù hợp như: tập luyện TDTT thường xuyên, liên tục, vừa sức
*Tiểu kết: 
- Cần luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu và nhịp thở thường xuyên từ bé sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Luyện tập phải vừa sức và rèn luyện từ từ.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: Học sinh đọc kết luận SGK. 
- Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình?
2. Dặn dò: 
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài: Tác dụng của cây xanh (xem lại kiến thức lớp 6 về vai trò của Thực vật)(câu 1); tác hại của thuốc lá (nội dung bài và thực tế)(câu 2); tác dụng của khẩu trang (câu 3); dung tích sống, yếu tố ảnh hưởng (câu 4)
- GV hướng dẫn bài mới nghiên cứu kĩ bài mới, đọc để biết cách làm và chuẩn bị sẵn nội dung thu hoạch.
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Vệ sinh hô hấp - R’ Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc