Tiết 24: Ôn bài hát: Khúc ca bốn mùa - Ôn tập đọc nhạc số 7: Quê hương - Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam - Nguyễn Văn Vinh

1. Kiến thức :

 -Ôn bài hát đã học : Khúc ca bốn mùa của Nhạc sĩ Nguyễn Hải.

 -Ôn tập đọc nhạc số 7 : Quê hương – Dân ca Ucaina

 -Am nhạc thường thức : tìm hiểu vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam. HS được nghe 1 số ca khúc thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi các em.

2. Kỹ năng :

 - HS hát đúng giai điệu, tiết tấu, sắc thái tình cảm của bài hát. Rèn luyện kỹ năng hát tập thể, lối hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.

 - Đọc đúng giai điệu, tiết tấu bài TĐN số 7. Rèn luyện cách xác định trọng âm của nhịp 3/4. Đánh nhịp thuần thục loại nhịp 3/4.

 - Ghi nhớ đặc điểm ca khúc thiếu nhi trước năm 1945 và nhớ tên tuổi những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho âm nhạc thiếu nhi.

3. Thái độ :

 - Hướng cho HS có lối sống đẹp, biết yêu thiên nhiên và trân trọng giá trị của thiên nhiên mang lại cho cuộc sống.

 - Qua phần ANTT hợp với lứa tuổi các em.

 - Hướng cho các em xác định thị hiếu âm nhạc, có nhu cầu thưởng thức những ca khúc phù

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24: Ôn bài hát: Khúc ca bốn mùa - Ôn tập đọc nhạc số 7: Quê hương - Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam - Nguyễn Văn Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:24	 Ngày soạn 10 / 01 / 2010
- ÔN BÀI HÁT: KHÚC CA BỐN MÙA
- ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7: QUÊ HƯƠNG
- ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC 
 THIẾU NHI VIỆT NAM
Bài dạy
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
 -Ôn bài hát đã học : Khúc ca bốn mùa của Nhạc sĩ Nguyễn Hải.
 -Ôn tập đọc nhạc số 7 : Quê hương – Dân ca Ucaina
 -Aâm nhạc thường thức : tìm hiểu vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam. HS được nghe 1 số ca khúc thiếu nhi phù hợp với lứa tuổi các em.
2. Kỹ năng :
 - HS hát đúng giai điệu, tiết tấu, sắc thái tình cảm của bài hát. Rèn luyện kỹ năng hát tập thể, lối hát hoà giọng, hát lĩnh xướng.
 - Đọc đúng giai điệu, tiết tấu bài TĐN số 7. Rèn luyện cách xác định trọng âm của nhịp 3/4. Đánh nhịp thuần thục loại nhịp 3/4.
 - Ghi nhớ đặc điểm ca khúc thiếu nhi trước năm 1945 và nhớ tên tuổi những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho âm nhạc thiếu nhi.
3. Thái độ :
 - Hướng cho HS có lối sống đẹp, biết yêu thiên nhiên và trân trọng giá trị của thiên nhiên mang lại cho cuộc sống.
 - Qua phần ANTT hợp với lứa tuổi các em.
 - Hướng cho các em xác định thị hiếu âm nhạc, có nhu cầu thưởng thức những ca khúc phù 
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
 - GV đàn, hát chuẩn xác bài hát “Khúc ca bốn mùa”.
 - Bảng phụ, máy, đàn. Đồ dùng dạy học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 - HS làm bài tập đầy đủ. Đọc trước phần ANTT. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp : (1ph) - Điểm danh, củng cố nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: GV lồng ghép trong khi ôn bài hát và ôn TĐN số 7.
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)Bài học của chúng ta hôm nay có 3 phần :
 + Ôn bài hát : Khúc ca bốn mùa – Nguyễn Hải
 + Ôn TĐN số 7 với bài : Quê hương – Dân ca Ucraina
 +ANTT : Tìm hiểu vài nét về Aâm nhạc thiếu nhi Việt Nam. 
-Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
12’
8’
17’
3’
*Hoạt động 1:
I.Ôn tập bài hát:
KHÚC CA BỐN MÙA
 Nhạc và lời: NguyễnHải
-GV ghi bảng rồi treo bảng phụ. 
-GV cho HS luyện thanh
ĐỒÂ RÊ MI FA SON LA SI ĐÔ
-Cho HS nghe lại giai điệu của bài hát qua đĩa đàn.
* GV lưu ý nhắc nhở HS ngân đủ trường độ ở những hình nốt đen chấm dôi (3phách), ngân + nghỉ đủ phách ở cuối câu 2 (6 phách); hát mềm mại những chữ luyến 2 âm: ra, đến, có, nắng.
-GV mở đàn và bắt nhịp cho HS hát tập thể.
-GV nhận xét và sửa sai nếu có.
-GV chỉ định nhóm, cá nhân hát và kết hợp động tác minh hoạ cho bài hát.,
-GV nhận xét và cho điểm. 
* Hoạt động 2 :
* Tiết trước các em đã học TĐN số 7 bây giờ Thầy hướng dẩn các em ôn tập lại.
II . Ôn TĐN số 7:
QUÊ HƯƠNG
Dân ca U-crai-na
-GV ghi lên bảng, treo bảng phụ.
+Em hãy cho biết đặc điểm của bài TĐN số 7.
-GV cho học sinh đọc lại TĐN số 7.
-GV nhân xét chỉnh sửa nếu các em đọc sai.
-GV chia dãy cho HS đọc TĐN và hát phần lời ca bài TĐN.2lần
-GV cho HS đứng dậy và vừa nghe nhạc vừa đánh nhịp.
- Cho HS vừa hát lời ca vừa đánh nhịp.
-GV gọi từ 2-3 HS lên bảng để kiểm tra và cho điểm. 
* Hoạt động 3:
*Hôm nay Thầy và các em cùng tìm hiểu về âm nhạc thiếu nhi để chúng ta biết rõ hơn nền âm nhạc thiếu nhi từ trước cách mạng tháng 8/1945 đến nay được chia làm mấy giai đoạn,mõi giai đoạn có những tác giả cũng như tác phẩm nào tiêu biểu
III. Aâm nhạc thường thức: VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC THIẾU NHI VIỆT NAM.
-GV ghi bảng.
-GV chỉ định HS đọc phần ÂNTT trong SGK.
-Các em có nhận xét gì về âm nhạc thiếu nhi trước năm 1945-nay?
-GV thuyết trình.
*Giai đoạnTrước cách mạng tháng 8/1945-1954: do đất nước ta đang bị ách đô hộ của Thực dân Pháp nên phong trào sáng tác chủ yếu phục vụ cho cách mạng thêm vào đó là sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ trong thời kỳ này ít chú ý đến đời sống tinh thần của thiếu nhi,những bài hát cho thiếu nhi trong thời kỳ này chủ yếu ca ngợi Bác Hồ và những tấm gương hi sinh anh dũng của nhưng anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng.tiêu biểu cho giai đoạn này có các nhạc sĩ như: Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương, Phạm Tuyên..
-GV cho HS nghe ca khúc “Kim Đồng “của Phong Nhã
*Giai đoạn 1954-1975: Hòa cùng không khí hân hoan của cả nước với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 thành công và đặc biệt là sự quan tâm của Đảng,Nhà nước và sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ đối với thiếu nhi nên phong trào ca hát của các em phát triển cả lượng và chất.có thể nói phong trào ca hát của thiếu nhi phát triển toàn diện từ thành thị đến nông thôn, miền núi.nhiều nhạc sĩ có nhiều đóng góp như: Hàn Ngọc Bích,Trịnh Công Sơn,Trương Quang Lục,Xuân Giao..
-GV cho nghe bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày” của Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích
*Giai đoạn từ 1975-Nay: ca khúc thiếu nhi phát triển một cách rực rở,theo kịp với sự phát triển của nền âm nhạc Việt nam hiện đại.Số lượng nhạc sĩ sáng tác cho thiếu nhi tăng lên đáng kể,ca khúc thiếu nhi không còn bó hẹp phạm vi sáng tác nhất định, bài hát cho thiếu nhi thật phong phú,đa dạng giàu tính giáo dục,nhiều bài đạt tới trình độ nghệ thuật cao được cả người lớn và trẻ em yêu thích:
-GV cho hs của các tổ trình bày bài hát đã cho về nhà chuẩn bị trước.
-GV nhận xét trừng tổ 
* Hoạt động 4:
- GV bắt nhịp cho HS ôn lại bài TĐN số 7.
*Hoạt động 1:
-HS ghi bài và chú ý theo dõi.
-HS luyện thanh theo than âm của GV đánh trên đàn.
-HS nghe và hát nhẩm theo giai điệu bài hát.
-HS nghe và ghi nhớ , rút kinh nghiệm
-HS tập hát theo nhạc đệm của GV
-HS sửa sai về cao độ, trường độ theo hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện theo chỉ định của GV
-HS lắng nghe
* Hoạt động 2 :
-HS ghi bài vào vở
+Bài TĐN số 7 được viết từ nhịp3,cao độ gồm có LÀ ĐÔ RÊ MI FA SON LA SI ĐỐ,trường độ có móc đơn liên tiếp,nốt đen,nốt trắng và nốt trắng chấm vôi.
- HS đọc theo đàn.
-Từng dãy HS thực hiện và sửa sai theo hướng dẫn của GV.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện theo chỉ định của giáo viên.
* Hoạt động 3:
-HS ghi bài.
-HS xung phong đọc bài cho cả lớp nghe.
-HS trả lời: +trước năm 1945 phong trào ca hát của thiếu nhi chưa phát triển và chưa được quan tâm nhiều.
+Sau 1945 được phát triển mạnh và được quan tâm hơn.
+Vì ÂN là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết đối với thiếu nhi.
-HS chú ý lắng nghe để nắm rỏ hơn âm nhạc thiếu nhi giai đoạn này.
-HS chăm chú lắng nghe
-HS chú ý lắng nghe để khắc sâu nội dung của bài học.
-HS lắng nghe và có thể nhẩm theo nếu các em thuộc lời.
-HS chú ý lắng nghe để khắc sâu nội dung của bài học.
-HS 3 tổ lên bảng thực hiện bài hát đã chuẩn bị trước.
-Chú ý lắng nghe.
-HS đọc lại TĐN số 7
I. Ôn tập bài hát:
KHÚCCABỐN MÙA
Nhạc và lời: NguyễnHải.
II. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 7: QUÊ HƯƠNG 
Dân ca U-crai-na
III. Âm nhạc thường thức: 
VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC THIẾU NHI VIỆT NAM.
-Âm nhac là nhu cầu tinh thần hết sức cần thiết với thiếu nhi.
-Âm nhạc tiếu nhi là một bộ phận của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. 
-Âm nhạc thiếu nhi được chia làm ba giai đoạn ;
+1945-1954 
+1954-1975
+1975-Nay
Bác Hồ và thiếu nhi 
NS Lê Thương 1914-1996
NS Phạm Tuyên
NS Lưu Hữu Phước 
 1921-1989
NS Trương Quang Lục 1933
NS Trịnh Công Sơn
1939-2001
NS Phạm Trọng Cầu và Nhạc sĩ Mộng Lân
NS Nguyễn Văn Hiên
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 ph )
-Về nhà các em sưu tần thêm những bài hát thiếu nhi mà em thích.
- Học thuộc lời bài hát và bài TĐN số 7.
- Ôân tập lại tiết 19.20.21.22.23.24.tiết 25 chúng ta sẽ ôn tập chuẩn bị tiết 26 kiểm tra 45 phút
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 24. Ôn tập bài hát - Khúc ca bốn mùa - Nguyễn Văn Vinh - Trường THCS Nhơn Lý.doc