Tiết 25, Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiếp theo) - Đỗ Thị Trúc Phương

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức : Giúp HS hiểu:

-Ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.

- Những qui định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.

2. Thái độ :

 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản vân hóa.

3. kỷ năng :

 - Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hóa.

 Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

II. CHUẨN BỊ.

 - Tranh ảnh về các di sản văn hóa, bài hát dân ca “ Lí cây đa”.

 - Câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống, đoạn phim nói về Huế.

 - Các tài liệu nói về luật di sản văn hóa.

 - Máy tính, máy chiếu.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2532Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa (Tiếp theo) - Đỗ Thị Trúc Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
 Ngày dạy: 13 – 03 -2008.
Tiết 25: Bài 15 – BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (Tiếp theo)
MỤC TIÊU.
Kiến thức : Giúp HS hiểu:
-Ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
- Những qui định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa.
2. Thái độ :
 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản vân hóa.
3. kỷ năng :
 - Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hóa.
 Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
CHUẨN BỊ.
 - Tranh ảnh về các di sản văn hóa, bài hát dân ca “ Lí cây đa”.
 - Câu hỏi thảo luận, bài tập tình huống, đoạn phim nói về Huế.
 - Các tài liệu nói về luật di sản văn hóa.
 - Máy tính, máy chiếu.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là di sản văn hóa? Kể tên một số di sản văn hóa mà em biết?
Nghe một đoạn nhạc và xem tranh cho biết đâu là di sản văn hóa phi vật thể,
 Vật thể? Nêu khái niệm?
Bài mới:
 Giới thiệu bài : GV tóm tắt phần kiểm tra và tiết 1 vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa.
GV: Cho HS xem một đoạn phóng sự nói về Huế.
Hỏi: Cho biết đoạn phóng sự nói về cảnh đẹp ở đâu? Nói về di sản nào? Tài sản này của ai? Qua lời giới thiệu của đoạn phóng sự thể hiện điều gì? Đáng giá bức tranh?
HS: Nói về công trình kiến trúc cố đô Huế,khu Đại Nội. Tài sản này của dân tộc ta, thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng, kinh nghiệm của dân tộc ta trên lỉnh vực kiến trúc.Đây là di sản có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống của dân tộc
HS khác: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, Bổ sung.
Yêu cầu HS: Thảo luận ( 2 phút)
Câu hỏi: 
1.Vì sao phải bảo vệ di sản văn hóa?
2.Bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?
3. Nêu những việc làm góp phần bảo vệ di sản văn hóa? Những hành vi phá hoại di sản văn hóa của dân tộc?
HS: Trả lời (SGK), nhận xét, Bổ sung.
GV: Nhận xét,bổ sung, nhấn mạnh có ý nghĩa kinh tế xã hội,cón góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống. 
 Hỏi: Bảo vệ di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta?
HS: Trả lời qua phần thảo luận.
GV: kết luận.
GV: Chuyển ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu những qui định của pháp luật và trách nhiệm của công dân.
Yêu cầu HS đóng vai tình huống sau:
Tình huống: Bố của Minh đến một khu di tích lịch sử đào bới đã tìm thấy một số đồ cổ vá mang về nhà. Sau đó, bảo Minh gọi người đến bán, nhưng Minh không chịu đi và bị bố mắng .
Hỏi: Qua tiểu phẩm trên em có nhận xét gì về việc làm của bố Minh và bạn Minh?
HS: Việc làm củaBố Minh là sai vì đã đào bới trái phép ở khu di tích lịch sử, vận chuyển nhưng cổ vật về nhà không phải của mình. Như vậy Bố Minh đã vi phạm pháp luật.
Còn việc làm của bạn Minh là đúng.
Hỏi : Pháp luật có những qui định gì?
HS: Trả lời (SGK)
GV: Trình chiếu qui định pháp luật.
Hỏi: Trách nhiệm bảo vệ những di sản văn hóa này là ai?
HS : Nhà nước, chủ sở hưu, công dân.
Hỏi: Công dân cần làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hóa? 
HS:Bảo vệ,sử dụng hợp lí các di sản văn hóa là bổn phận trách nhiệm của mọi công dân.
GV: Nhấn mạnh: Bảo vệ di sản văn hóa không chỉ là ý muốn, sở thích mà còn là quyền lợi, trách nhiệm của mọi người.
Hỏi: Qua tình huống trên, em sẽ làm gì để giúp bạn Minh?
HS: Giải thích cho bố hiểu về giá trị của di sản văn hóa và những qui định của pháp luật.
Hỏi: HS chúng ta can phải làm gì?
HS: Trả lời tự do.
GV: Kết luận.
Hoạt động 3. Cho HS đọc một đoạn tình huống( bài tập b, SGK, trang 50)
Hỏi: Em đồng tình với bạn Dung hay bạn Hùng? Vì sao?
HS: Trả lời tự do
GV: Kết luận.
2. Nội dung bài học.
Khái niệm.
 b.Ý nghĩa.
Góp phần bảo vệ :
+ Giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục.
+ Môi trường tự nhiên và môi trường sống.
- Phát huy giá trị kinh tế-xã hội.
c. Những qui định của pháp luật và trách nhiệm của công dân.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sỡ hữu.
- Chủ sở hữu có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm đến di sản văn hóa.
3. Bài tập.
CỦNG CỐ.
 GV: Cho HS chơi ô chữ lựa chọn một trong 4 ô đó.
 Câu hỏi: 1. Quan sát tranh cho biết thuộc di sản văn hóa nào?
Luật di sản văn hóa ra đời ngày tháng năm nào?
Cho biết ý kiến đúng về ý nghĩa di sản văn hóa?
Điến từ thích hợp vào chổ trống đoạn nội dung bài học.
5 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
 -Sưu một số tranh ảnh có nội dung về di sản văn hóa ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết.
- Làm bài tập còn lại trong SGK.
- Về nhà học bài 12, 13, 14, 15. Tuần sau kiểm tra một tiết.
6 RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Bảo vệ di sản văn hóa - Đỗ Thị Trúc phương.doc