Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - Góc - cạnh (C.G.C) - Phạm Văn Sinh

I. Mục tiêu.

a, Về kiến thức:

-Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của tam giác.

-Biết cách vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.

b, Về kĩ năng:

-Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-góc-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.

-Rèn kĩ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm lời giải và trình bày chứng minh bài toán hình.

c, Về thái độ:

-Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia các hoạt động.

-Có ý thức hợp tác, chủ động trong học tập.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3559Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - Góc - cạnh (C.G.C) - Phạm Văn Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo án hội giảng miền năm học 2011 – 2012
Tên bài giảng: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)
 Giáo viên : Phạm Văn Sinh
 Đơn vị : Trường THCS Yên Mỹ
tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác
 cạnh - góc - cạnh (c.g.c)
I. Mục tiêu.
a, Về kiến thức:
-Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của tam giác.
-Biết cách vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.
b, Về kĩ năng:
-Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-góc-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
-Rèn kĩ năng vẽ hình, khả năng phân tích tìm lời giải và trình bày chứng minh bài toán hình.
c, Về thái độ:
-Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia các hoạt động.
-Có ý thức hợp tác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị.
Đồ dùng dạy học
+ Giáo viên: 
 Sách giáo khoa, sách bài tập toán 7 tập 1, thước thẳng, thước đo góc.
 Phiếu học tập.
+Học sinh;
 Sách giáo khoa, sách bài tập toán 7 tập 1.
 Vở ghi, thước thẳng, thước đo góc.
Phương pháp dạy học:
-Hợp tác theo nhóm nhỏ.
-Dạy học, giải quyết vấn đề, vấn đáp.
III. Tiến trình lên lớp
ổn định lớp.
Bài mới:
 Kiểm tra bài cũ.(2 phút)
? Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất cạnh - cạnh- cạnh của tam giác?
1 HS đứng tại chỗ trả lời.
GV: Thầy mời một em nhận xét câu trả lời của bạn.
GV: Nhận xét
Đặt vấn đề: rABC và r A’B’C’ có AB=A’B’, BC=B’C’ không đo được AC và A’C’. Vậy hai tam giác này cần điều kiện gì thì chúng bằng nhau. Để trả lời được câu hỏi này mời các em nghiên cứu bài học hôm nay.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Thiết bị
18’
20’
3’
2’
- Thầy giáo ghi tên bài lên bảng.
- Ghi mục 1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa.
- Giáo viên giới thiệu: Bằng thước thẳng và thước đo góc ta có thể vẽ một góc có số đo bất kì- bằng thước thẳng, com pa ta có thể vẽ đoạn thẳng có số đo xác định hoặc kiểm nghiệm hai đoạn thẳng bằng nhau.
Chúng ta sẽ sử dụng các dụng cụ này vào giải bài toán sau:
GV: Viết bài toán lên bảng.
-GV: Cho các nhóm thảo luận nhóm tìm lời giải bài toán.
-GV: Đã có nhóm nào tìm ta cách vẽ rABC?
-GV: Yêu cầu 1 học sinh của một nhóm nêu cách vẽ rABC.
-GV: Củng cố trên máy chiếu (biểu diễn chậm theo quy trình làm rõ 4 bước) vừa mô phỏng cách vẽ trên màn chiếu vừa thuyết trinh.
-GV: Như vậy chúng ta đã nắm được cách vẽ rABC.
-GV : Đưa bài tập ra màn chiếu vẽ thêm tam giác A’B’C’ có A’B’= 2cm, B= 70o, B’C’=3cm.
Em có nhận xét gì về cách vẽ rA’B’C’ so với cách vẽ rABC ?
Vậy thầy mời hai em lên bảng vẽ hai tam giác, ở dưới lớp các em vẽ vào vở.
Chú ý: Chúng ta quy ước vẽ 1cm vẽ trên vở bằng 10cm vẽ trên bảng
-GV: Đi quan sát các bài vẽ ở dưới lớp.
-GV: Yêu cầu một học sinh lên bảng kiểm tra bài vẽ của hai bạn.
-GV: Chỉ lên hình và nói các em lưu ý: rABC ta gọi góc B là goc xen giữa hai cạnh AB và BC. 
-GV: Vậy góc C là góc xen giữa hai cạnh nào?
-GV: Góc A là góc xen giữa hai cạnh nào?
Khi nói hai cạnh và góc xen giữa thì ta hiểu góc này là góc ở vị trí xen giữa hai cạnh đó.
Gv ghi chú ý trên bảng.
-GV chốt: Qua bài toán trên chúng ta đã biết được cách vẽ một tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa. 
-GV: Đưa câu hỏi ra màn hình.
Hãy đo va kiểm nghiệm AC=A’C’. Ta có thể rút ra kết luận tam giác ABC có bằng tam giác A’B’C’ không?
(HS lên bảng kiểm nghiệm AC=A’C’)
-GV: Thầy sẽ lấy một vài kết quả kiểm nghiệm ở dưới lớp.
-Thầy mời em: Kết quả kiểm nghiệm của em là gì?
(Thầy ghi kết quả kiệm nghiệm lên bảng AC=A’C’)
Thầy mời em khác
-GV: Như vậy tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có các cạnh như thế nào?
-GV: Ghi nháp lên bảng theo lời đọc của HS
GV nhận xét
-GV : Vậy ta có thể kết luận hai tam giác này có bằng nhau không các em ?
-GV : nhận xét.
Hai tam giác ABC và tam giác A’B’C’ băng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh.
Nội dung câu trả lời bài tập và câu hỏi trên chính là nội dung trả lời câu hỏi số 1 trong sách giáo khoa.
GV đưa câu hỏi 1 ra màn chiếu.
-GV chốt : Băng thực nghiệm đo dạc chúng ta đã kết luận được rABC = 
r A’B’C’. Các em quan sát lên bảng (GV chỉ hình) ta thấy rABC có hai cạnh và góc xen giữa bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác A’B’C’ thì rABC = rA’B’C’
- GV : Em nào có thể phát biểu nhận xét trên bằng lời ?
-GV : Phát biểu của bạn chính là nội dung tính chất của trường hợp bằng nhau (c.g.c)
-GV : Ghi bảng
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
-GV : Đưa tính chất ra màn hình.
-GVchốt: ở tính chất này các em đặc biệt lưu ý: Giáo viên đọc lại tính chất và lưu ý góc xen giữa.
-GV: Chúng ta cùng vẽ hình minh họa cho tính chất này?
A’
B’
C’
A
B
C
-GV: Vẽ hình lên bảng.
-GV: Bằng hình vẽ ở trên chúng ta minh họa tính chất bằng kí hiệu.
-GV chốt: Tính chất này rất quan trọng, nó là phương pháp giúp chúng ta nhận biết hai tam giác bằng nhau. Vận dụng tính chất đo chúng ta làm 
?2
?2
-GV: Đưa ra màn hình.
Hai tam giác trên hình có bằng nhau không? Vì sao?
B
C
A
D
-GV: Thầy mời một em lên bảng làm 
?2
-GV: Thu một số bài để kiểm tra vở của HS.
-GV: Thầy mời một em nhận xét bài làm của bạn.
-GV: Thầy kiểm tra bài làm của bạn trên máy chiếu (1 bài)
GV: nhận xét.
GV : Mời các em làm tiếp bài tập 1 :
GV: Đưa bài tập 1 ra máy chiếu.
N
A
Trên mỗi hình 1, 2,3 có các tam giác nào bằng nhau?
2
1
E
C
1
P
M
2
B
D
Hình 1
Q
Hình 2
B
D
E
F
C
A
Hình 3
GV: Các em suy nghĩ ít phút để trả lời bài toán.
GV: ở hình 1 có tam giác nào bằng nhau?
GV: ở hình 2 có tam giác nào bằng nhau?
GV: Hai góc bằng nhau nhưng không xen giữa 2 cặp cạnh băng nhau nên hai tam giác này không bằng nhau.
GV chốt: Vậy xét 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c thì các em đặc biệt lưu ý cặp góc bằng nhau phải xen giữa 2 cặp cạnh bằng nhau.
GV: ở hình 3 có tam giác nào bằng nhau không? Vì sao?
GV: Nhận xét.
GV chốt: Chúng ta thấy 2 tam giác bằng nhau này là 2 tam giác vuông. 
Vậy 2 tam giác vuông này chỉ cần điều kiện gì thì 2 tam giác vuông đó bằng nhau?
GV: Dựa vào nhận xét trên em hãy phát biểu một trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông
GV: Câu trả lời của bạn chính là nội dung hệ quả SGK/118.
GV: Ghi bảng.
GV chú ý: Hệ quả cũng là 1 định lí nó được suy ra trực tiếp từ 1 định lí hoặc 1 tính chất được thừa nhận.
GV: Đưa hệ quả ra màn chiếu.
GV: Thầy mời 1 em đọc hệ quả.
GV chốt: Các em phải nắm kĩ hệ quả này nó là 1 cách nhận biết 2 tam giác vuông bằng nhau.
(trường hợp này gọi là trường hợp 2 cạnh góc vuông)
GV: Vận dụng tất cả các kiến thức của bài học mời các em sang phần luyện tập.
GV: Mời các em làm bài tập 2.
GV: Đưa bài tập 2 (bài tập trắc nghiệm) ra màn chiếu.
GV: Mời HS đứng dậy làm bài tập này.
GV: Bấm máy từng HS trả lời
 GV nhận xét
GV: Đưa bài tập 3 ra màn chiếu:
Cho hình vẽ bên. Biết MA=ME, MB=MC. Chứng minh AB=CE
A
B
C
M
E
GV: ở bài tập này chúng ta làm theo nhóm (trên phiếu học tập). Thầy sẽ kiểm tra kết quả của từng nhóm.
GV: Thu bài kiểm tra kết quả từng nhóm.
Củng cố - Dặn dò
GV: Qua bài học hôm nay em cần nắm được những kiến thức nào?
GV: Đây chính là kiến thức về nhà chúng ta phải học cho thật kĩ.
(Bấm máy hướng dẫn về nhà)
GV : Về nhà các em
 -Nắm được cách vẽ hai tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa.
 -Nắm được trường hợp bằng nhau canh-góc-cạnh và hệ quả vận dụng vào làm các bài tập chứng minh các tam giác bằng nhau.
Làm thêm các bài tập 24,26 (SGK/118)
GV: Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn tất cả các thầy các cô và các em.
HS các nhóm thảo luận.
x
y
B
C
A
70o
HS nêu cách vẽ 4 bước như SGK
HS: Cách vẽ giống nhau
2 HS: lên bảng vẽ
HS: Thưa thầy bạn vẽ đúng ạ.
HS trả lời: 
C xen giữa 2 cạnh AC và CB
(Cũng HS đó trả lời)
1 HS lên bảng kiểm nghiệm
HS: AC = A’C’
HS: AC = A’C’
HS : AB=A’B’
 AC=A’C’
 BC=B’C’
HS hai tam giác này bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh
HS phát biểu
HS đọc
HS 2 đọc
HS dưới lớp vẽ vào vở
HS đứng dậy đọc nếu rABC và rA’B’C’ có:
 AB = A’B’
 B = B’
 BC = B’C’
Thì rABC = rA’B’C’
?2
HS đọc 
HS dưới lớp làm vào vở.
HS nhận xét
HS quan sát nhận xét
HS đọc bài tập 1
HS suy nghĩ
HS giải thích 2 tam giác bằng nhau
HS: Thưa thầy ở Hình 2 hai tam giác không bằng nhau vì cặp góc băng nhau không xen giữa hai cặp cạnh bằng nhau
HS trả lời: 
rABC =rDEF
vì có : 
AB=DE (gt)
A=D=90o (gt)
 AC=DF (gt)
=>rABC=rDEF (c.g.c)
HS: 2 cạnh góc vuông của 2 tam giác vuông lần lượt bằng nhau.
HS phát biểu
HS đọc hệ quả
HS 2 đọc hệ quả
HS đọc yêu cầu đề bài
HS làm
HS đọc yêu cầu
HS suy nghĩ
A
B
C
M
E
HS làm bài tập theo nhóm
HS trả lời 3 phần
1.Vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa.
2.Bài toán: Vẽ rABC: biết AB=2cm, AC = 3cm, B = 70o
Lưu ý: Góc B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC
2. Trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh.
+ Tính chất (sgk/117)
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
A
B
C
A’
B’
C’
Nếu rABC và rA’B’C’ có: 
 AB = A’B’
 B = B’
 BC = B’C’
Thì rABC = rA’B’C’
3. Hệ quả
+ Hệ quả (SGK/118)
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt băng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó băng nhau
Bài tập 3: Cho hình vẽ bên. Biết MA=ME, MB=MC. Chứng minh AB=CE
Củng cố trên máy chiếu.
Đưa bài tập ra màn chiếu
Đưa câu hỏi ra màn hình.
Đưa câu hỏi 1 ra màn chiếu
Đưa tính chất ra màn hình.
Đưa ?2 ra màn hình.
Đưa bài tập 1 ra máy chiếu.
Đưa hệ quả ra màn chiếu.
Đưa bài tập 2 (bài tập trắc nghiệm) ra màn chiếu.
Đưa bài tập 3 ra màn chiếu.
Bài 2 (Bài tập trắc nghiệm)
Các câu sau đúng hay sai:
A, Nếu 2 cạnh và 1 góc của tam giác này bằng 2 cạnh và 1 góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
B, Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
C, Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
D, Nếu một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c) - Phạm Văn Sinh - Trường.doc