Tiết 26, Bài 18: Mol - Năm học 2013-2014

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs biết được các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng các khái niệm trên để tính được khối lượng mol của các chất và thể tích của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

- Củng cố các kĩ năng tính phân tử khối và củng cố về công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.

3. Trọng tâm:

- Học sinh nắm được các khái niệm.

4. Tình cảm, thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận trong tính toán hoá học.

 

docx 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 26, Bài 18: Mol - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/ 11/ 2013
Ngày dạy: 14/ 11/ 2013
Lớp dạy: 8B8
TUẦN 13
TIẾT 26: CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC
BÀI 18: MOL
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hs biết được các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí. 
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng các khái niệm trên để tính được khối lượng mol của các chất và thể tích của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
- Củng cố các kĩ năng tính phân tử khối và củng cố về công thức hoá học của đơn chất và hợp chất. 
3. Trọng tâm:
- Học sinh nắm được các khái niệm. 
4. Tình cảm, thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận trong tính toán hoá học. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. 
2. Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức về nguyên tử, phân tử và nghiên cứu trước bài mol.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Vào bài: 
	- Khi đi chợ người ta thường dùng các cụm từ: một chục trứng để gọi thay cho 10 quả trứng; 1 yến gạo thay cho 10 kg gạo; tương tự như vậy, trong hóa học, để dễ dàng cho việc đo lường và tính toán, người ta dùng một đại lượng gọi là mol để gọi thay cho một lượng nhất định phân tử, nguyên tử của chất. Vậy mol là gì, ta hãy cùng tìm hiểu qua bài hôm nay.
3. Nội dung bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Mol là gì? 
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên màn hình, sau đó hoàn thành BT điền bảng. Qua BT trên, em hiểu Mol là gì?
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại định nghĩa.
 - GV: Người ta đặt con số 6.1023 =N, và gọi nó là số Avogadro.
 - GV lưu ý HS: 1 mol nguyên tử, phân tử bất kì chất nào cũng chứa N (hay 6.1023) nguyên tử, phân tử chất đó.
- GV: Vì sao 6.1023 lại được gọi là số Avogadro, các em hãy nghe thông tin về Avogadro. 
 - GV gọi HS đọc thông tin về Avogadro. 
BT mỗi nhóm 2 HS điền vào phiếu học tập. 
BÀI TẬP 1: Hoàn thành các câu sau đây: 
 a) 1 mol nguyên tử O chứa. nguyên tử O 
b) 1,5 mol nguyên tử O chứa .....nguyên tử O 
c) n mol nguyên tử O chứa . nguyên tử O 
d) 6.1023phân tử O2 tương ứng..mol phân tử O2
e) 12.1023 phân tử O2 tương ứng.mol phân tử O2
- GV phân biệt cho HS: Khái niệm mol nguyên tử, mol phân tử: Khi nói đến Mol, phải chỉ rõ mol nguyên tử hay mol phân tử còn khi viết ta dùng CTHH để chỉ Mol phân tử, dùng KHHH để chỉ Mol nguyên tử.
- GV yêu cầu HS đọc: Em có biết? 
* Chuyển ý:
 Giả sử cô đem cân 1mol nguyên tử sắt và 1 mol nguyên tử đồng, theo các em, kim cân sẽ lệch về bên nào hay thăng bằng?
 Ý kiến bạn nào có cơ sở hơn? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần II.
I. Mol là gì? 
- Định nghĩa: 
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
N = 6.1023 (Số Avogadro) 
* Lưu ý: 
1 mol nguyên tử, phân tử bất kì chất nào cũng chứa N (hay 6.1023) nguyên tử, phân tử chất đó.
Hoạt động 2: Khối lượng mol là gì?
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên bảng làm BT: Nhìn kĩ - Hiểu nhanh!
- (?) Khối lượng mol (M) của 1 chất là gì ?
- BT nhóm 2 HS làm vào phiếu học tập.
BÀI TẬP 2: Tìm hiểu bảng sau:
Nguyên tử khối (hoặc phân tử khối) của một chất
Khối lượng mol nguyên tử (hoặc phân tử) của một chất
NTK Fe = 
MFe = 
NTK Cu =
MCu =
PTK H2O =
M H2O =
Tìm điểm giống và khác nhau giữa nguyên tử khối (NTK), phân tử khối (PTK) của 1 chất với khối lượng mol nguyên tử hay phân tử chất đó?
- (?) Vậy: muốn tìm khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử một chất ta làm thế nào?
 - Hs: Dựa vào NTK hay PTK của chất đó.
- (?) GV quay lại BT vừa nêu: Ý kiến bạn nào có cơ sở hơn? Giải thích?
- GV yêu cầu 2 HS lên Bảng làm VD.
 * Chuyển ý: Qua BT trên ta thấy khối lượng Mol của các chất khác nhau thì khác nhau. Vậy 1mol của các chất khí khác nhau thì thể tích của chúng có bằng nhau không, ta xét phần III:
II. Khối lượng mol (M) là gì?
* Định nghĩa: 
Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. 
* Nhận xét: 
M nguyên tử hay phân tử của một chất có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối của chất đó
* Ví dụ:
+ Khối lượng mol nguyên tử Nitơ : MN =
+ Khối lượng mol phân tử Nitơ: MN2 = 
+ Khối lượng mol nguyên tử Clo: MCl = 
+ Khối lượng mol phân tử Clo: MCl2 = 
Hoạt động 3: Thể tích mol là gì?
- (?) Hãy quan sát những hình ảnh sau: em có nhận xét gì về thể tích mol của 3 chất khí trên? 
 - Yêu cầu kiến thức: Thể tích của 1 mol mỗi khí đều bằng nhau và đều được chiếm bởi N phân tử của khí đó. 
-(?) Em hiểu: Thể tích mol của chất khí là gì ? 
- (?) Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa?
- Hoàn thành BT sau: Tính M.
- (?) Hãy quan sát những hình ảnh sau: Trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất, em có nhận xét gì về thể tích mol của khí Hidro so với khí Oxi và khí sunfurơ?
 - (?) Từ đó em rút ra kết luận gì về thể tích mol của các chất khí bất kì?
- GV Đưa hình ảnh, giới thiệu các điều kiện
- (?) Nhận xét về thể tích mol của các chất khí H2, O2, SO2 khi ở đktc và ở điều kiện thường?
- Yêu cầu làm BT 3 a/ SGK.
III. Thể tích mol của chất khí là gì?
1. Định nghĩa: 
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
2. Kết luận: 
1 mol bất kì chất khí nào:
- nếu ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau. 
- nếu ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): to = 00 C, P = 1atm thì đều chiếm thể tích bằng 22,4 lít.
- nếu ở điều kiện bình thường (đktc): to = 200 C, P = 1atm thì đều chiếm thể tích bằng 24 lít.
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
- Củng cố kiến thức qua việc xây dựng bản đồ tư duy:
- Trò chơi: Chọn số (BT trắc nghiệm)
Câu 1. 1,5 mol Na chứa
1,5 N nguyên tử Na
1,5N phân tử Na
3N nguyên tử Na
3N phân tử Na
Câu 2. 2 mol CO2 ở đktc có thể tích là:
22,4 l
44,8 l
11,2 l
5,6 l
Câu 3. Khối lượng mol phân tử Na2O là
62 đvC
55 đvC
55 g
62 g
Câu 4. Khối lượng của N phân tử Fe2O3 là
200 g
156 đvC
160 g
102 đvC
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 65 Sgk. 
- Đọc trước bài: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. 
6. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................... 
7. Phụ lục đính kèm:
- Phiếu học tập: 
BÀI TẬP 1: Hoàn thành các câu sau đây: 
 a) 1 mol nguyên tử O -> Có chứa nguyên tử O 
b) 1,5 mol nguyên tử O -> Có chứa .....nguyên tử O 
c) n mol nguyên tử O -> Có chứa . nguyên tử O 
d) 6.1023 phân tử O2 -> tương ứng..mol phân tử O2
e) 12.1023 phân tử O2 -> tương ứng.mol phân tử O2
BÀI TẬP 2: Tìm hiểu bảng sau:
Nguyên tử khối (hoặc phân tử khối) của một chất
Khối lượng mol nguyên tử (hoặc phân tử) của một chất
NTK Fe = 
MFe = 
NTK Cu =
MCu =
 =
 =
Tìm điểm giống và khác nhau giữa nguyên tử khối (NTK), phân tử khối (PTK)
của 1 chất với khối lượng mol nguyên tử hay phân tử chất đó?

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 18. Mol - Năm học 2012 - 2014.docx