Tiết 26, Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Đặng Nguyễn Ngọc Hân

 1.Kiến thức: Sau khi học xong bài HS trình bày được:

 - Các nhóm chất trong thức ăn.

 - Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá.

 - Vai trò tiêu hoá với cơ thể người.

- Xác định được trên mô hình hoặc hình vẽ các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người.

*Hướng nghiệp: Bài học hướng HS đến nghề nghiệp trong tương lai là: nghề bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ nha khoa .

 2.Kĩ năng:

-Kỹ năng hợp tác, giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ, mô hình để tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa, tuyến tiêu hóa.

-Kỹ năng tự tin trình bày trước nhóm, trước lớp.

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

 Giáo dục ý thức tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

 

doc 9 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3888Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 26, Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Đặng Nguyễn Ngọc Hân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Tiết: 26
Ngày dạy :18- 11- 2011
Người soạn : Đặng Nguyễn Ngọc Hâân 
Chương V: TIÊU HOÁ
BÀI 24 : 
I.Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức: Sau khi học xong bài HS trình bày được:
 - Các nhóm chất trong thức ăn.
 - Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá.
 - Vai trò tiêu hoá với cơ thể người.
- Xác định được trên mô hình hoặc hình vẽ các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người.
*Hướng nghiệp: Bài học hướng HS đến nghề nghiệp trong tương lai là: nghề bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ nha khoa..
 2.Kĩ năng:
-Kỹ năng hợp tác, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh vẽ, mô hình để tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa, tuyến tiêu hóa.
-Kỹ năng tự tin trình bày trước nhóm, trước lớp.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
 Giáo dục ý thức tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên :
 - Chuâûn bị đầy đủ hình H 24.1à24.3.
 - Bảng SGK trang 80.
 - Bảng phụ
 - Hình ảnh liên quan đến các bệnh về hệ tiêu hóa
 2. Học sinh : 
 - Ôân lại hệ tiêu hóa của Động vật có xương sống (Thỏ) lớp 7
 - Xem bài 24: 
 + Quan sát H 24.1à24.3
 + Trả lời câu hỏi SGK trang 79, 80
 + Làm bảng trang 80
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số (1 phút) 
 2.Bài mới: (1 phút) 
 * Giới thiệu vào bài: Hằng ngày chúng ta ăn những loại thức ăn nào, các chất trong thức ăn này được biến đổi như thế nào qua hoạt động tiêu hóa? Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài 24: “Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa”. Qua bài các em biết được các chất có trong thức ăn, các hoạt động tiêu hóa thức ăn. Và xác định được vị trí cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Nội dung cần ghi nhớ
 Đặt vấn đề vào mục I: Giới thiệu hình một số loại thức ănà Chuyển ý vào mục I
HĐ1: Tìm hiểu về thức ăn và các hoạt động của quá trình tiêu hoá.
*Mục tiêu: HS trình bày được hai nhóm thức ăn là chất vô cơ và chất hữu cơ. Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá và vai trò của tiêu hoá.
*Phương pháp: thảo luận nhóm 4 HS
*Tiến hành: (14 phút) 
-Giáo viên giới thiệu hình một số loại thức ăn.
? Kể tên các chất dinh dưỡng trong thức ăn. 
? Các chất trong thức ăn được chia thành mấy nhóm chính? Mỗi nhóm gồm những loại thức ăn nào?
-Giáo viên giới thiệu hình 24.1, 24.2 
-Học sinh xem
-Các chất dinh dưỡng trong thức ăn như: gluxit, lipit, protein, axit nucleic, vitamin, nước, muối khoáng.
- Các chất trong thức ăn được chia thành 2 nhóm chính:
 +Chất hữu cơ: gluxit, lipit, protein, axit nucleic, vitamin.
 +Chất vô cơ: nước, muối khoáng.
-Học sinh quan sát hình ghi nhớ thông tin.
I. Thức ăn và sự tiêu hóa:
- Các chất trong thức ăn được chia thành 2 nhóm chính:
 +Chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic, vitamin.
 +Chất vô cơ: nước, muối khoáng.
Tiết dịch tiêu hĩa
 Biến đổi lí học 
Tiêu hĩa thức ăn
Biến đổi 
hĩa học
Hấp thụ 
chất dinh 
dưỡng
Thải phân
Ăn
và
uống
Đẩy các chất trong ống tiêu hĩa
Hình 24-2. Sơ đồ khái quát về các hoạt động của quá trình tiêu hóa
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4HS (5 phút) 
THẢO LUẬN 
(nhóm 4HS, trong 5 phút)
 Quan sát H24.1, H24.2 thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
1. Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
2. Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
3. Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? 
4. Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn?
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày đáp án
? Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
? Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
*Liên hệ thực tế:
-Vitamin, muối khoáng được cơ thể hấp thụ trực tiếp nên khi chế biến thức ăn cần chú ý: các loại rau củ khi gọt, rữa sạch thì chế biến ngay, không nấu quá lâu quá nhừ sẽ làm mất chất.
-Nước là nhu cầu rất cần thiết cho con người, mỗi người 1 ngày cần khoảng 2 lít nước.
-Trong khẩu phần ăn phải phối hợp đầy đủ các chất mới đảm bảo cho hoạt động cơ thể
? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? 
- Giáo viên bổ sung thêm hoạt động uống trong quá trình tiêu hóa
? Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn?
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của nhóm. Đồng thời bổ sung đầy đủ hơn vai trò của quá trình tiêu hóa.
*GV giảng giải thêm trên hình:
 + Thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng phải thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được thì mới có tác dụng.
 +Aên, uống là hoạt động đầu tiên của quá trình tiêu hóa diễn ra ở khoang miệng, nếu không có hoạt động này thì hoạt động tiêu hóa và hấp thu gặp nhiều khó khăn. Dân gian có câu: “Nhai kỹ no lâu, cày sâu lúa tốt”.
 +Tiếp theo là quá trình đẩy các chất vào ống tiêu hóa, hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình tiêu hóa. 
 +Hoạt động tiêu hóa thức ăn gồm 3 giai đoạn : Biến đổi lí học là thức ăn được nghiền nhuyễn, nhào trộn và thấm đều với dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra. Sau đó thức ăn sẽ bị biến đổi về mặt hóa học thành chất đơn giản cho cơ thể hấp thụ
? Theo em hoạt động nào trong quá trình tiêu hóa là quan trọng?
- Giáo viên yêu cầu HS rút ra kết luận.
 Đặt vấn đề vào mục II: hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào để có thể đảm nhiệm được vai trò biến đổi thức ăn thành dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ
HĐ2:Tìm hiểu các cơ quan tiêu hoá.
*Mục tiêu: Xác định được các cơ quan tiêu hoá trên cơ thể người
*Phương pháp: nghiên cứu cá nhân
*Tiến hành: (17 phút)
- Giáo viên giới thiệu H24.3: “Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người” (không có chú thích)
-Yêu cầu: 
 +1 Học sinh xác định các cơ quan trong hệ tiêu hóa (từ khoang ngực trở lên)
 +1 Học sinh xác định các cơ quan trong hệ tiêu hóa (từ khoang bụng trở xuống)
- Giáo viên nhận xét đánh giá phần trả lời, đặc biệt việc chỉ trên tranh cần chính xác.
Hình 24-3. Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người
* Giáo viên giới thiệu thêm-liên hệ thực tế:
 -Ruột thừa là vết tích tiêu giảm của 1 cơ quan ở cơ thể động vật. Ruột thừa mang lại 1 số phiền toái cho con người, như viêm ruột thừa: đau nhói phần bụng dưới bên phải chân nhấc lên không nổi, nôn ói có khả năng đau ruột thừa nên đi khám ngay. Do ăn những hạt nhỏ, cứng như hạt ổi không tiêu hóa được rơi vào, hoặc phân từ manh tràng lọt xuống lâu ngày trở nên cứng thối gây viêm, nếu ổ viêm vỡ sẽ lan vào khoang bụng rất nguy hiểm đến tính mạng.
-Ngoài ra còn có bệnh xơ gan, ung thư gan, đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, giun sán, tay chân miệng..Cho nên phải ăn uống hợp lí, vệ sinh đúng cách.
-Giới thiệu hình một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
-Giới thiệu bảng 24 trang 80: “Các cơ quan trong ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa” 
-Treo bảng phụ (ghi nội dung bảng 24)
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa
-Giáo viên nêu yêu cầu: 2 học sinh lên điền nhanh đáp án vào bảng phụ. 
-Giáo viên chốt lại đáp án đúng
Các cơ quan trong ống tiêu hóa
Các tuyến tiêu hóa
Khoang miệng
Họng (hầu)
Thực quản
Dạ dày
Ruột (ruột non, ruột già)
Hậu môn
Tuyến nước bọt
Tuyến gan
Tuyến vị
Tuyến tụy
Tuyến ruột
? Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá có ý nghĩa như thế nào?
- Nhóm trưởng nhận phiếu học tập
- Cá nhân nghiên cưú SGK tr.78 kết hợp kiến thức ở lớp dưới về hệ tiêu hoá -> trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Một vài nhóm trình bày đáp án. 
+ Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá: vitamin, nước, muối khoáng.
+ Các chất được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hóa: gluxit, lipit, protein, axit nucleic.
+ Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động: Ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hóa, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, thải phân.
+ Vai trò: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải chất bã
-Học sinh lắng nghe và ghi nhơ.ù
+ Hoạt động tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng nhất.
-Học sinh nêu kết luận về:
 +Loại thức ăn.
 +Hoạt động tiêu hóa.
 +Vai trò của tiêu hóa
- Học sinh nghiên cứu hình 24.3 
-2 Học sinh xác định trên tranh
-Các học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét
-2 học sinh lên thực hiện
+ Các cơ quan trong ống tiêu hóa: Miệng -> hầu -> thực quản -> dạ dày -> ruột (ruột non, ruột già)
 -> hậu môn.
 + Các tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột, tuyến vị.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung và hoàn thành bảng 24.
+Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá có ý nghĩa giúp ta biết được vị trí bệnh, cơ quan gây bệnh.
-Học sinh tự rút ra kết luận về :
 Hệ tiêu hóa gồm 2 phần.
 +Các cơ quan trong ống tiêu hóa.
 +Các cơ quan trong tuyến tiêu hóa.
- Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.
- Quá trình tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
II. Các cơ quan tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa gồm:
- Ống tiêu hoá : Khoang miệng
 ->họng ( hầu) -> thực quản -> dạ dày
 -> ruột (ruột non, ruột già) -> hậu môn.
- Tuyến tiêu hoá : tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột.
IV. Củng cố, hướng dẫn HS tự học ở nhà:
1. Củng cố: (4 phút) 
 Đánh dấu x vào câu trả lời đúng: Mỗi học sinh nhận 4 đáp án có chữ A, B, C, D (qui ước màu). Học sinh nào chọn đáp án nào sẽ đưa đáp án đó lên.
1.Các chất trong thức ăn gồm:
 A. Chất vô cơ, chất hữu cơ, muối khoáng.
 B. Chất vô cơ, Vitamin, Prôtêin, Lipit.
 C. Chất vô cơ, chất hữu cơ.
2. Vai trò của hệ tiêu hoá là:
 A. Biến thức ăn thành những chất hòa tan và có thể hấp thụ vào máu đi nuôi cơ thể
 B. Biến thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài.
 C. Biến đổi thức ăn từ chất rắn thành chất lỏng. 
 D. Biến đổi thức ăn từ phức tạp thành chất đơn giản.
 *Qua bài tập giới thiệu nhà tự nhiên học và vật lí học người Pháp - ông Reomua.
BẢN ĐỒ TƯ DUY
(5 phút)
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút) 
 - Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 80
 - Đọc mục “Em có biết”
 - Xem bài 25: “Tiêu hóa ở khoang miệng”: +Đọc trước bài, xem hình 25.1, 25.2, 25.3
 +Làm thí nghiệm.
 +Làm bảng 25 vào bài tập
 +Nêu cách vệ sinh răng miệng
*Cho học sinh xem phim:” Vấn đề rữa tay”, qua đó nhằm giáo dục ý thức vệ sinh cho các em (2 phút)
*Rút kinh nghiệm bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Đặng Nguyễn Ngọc Hân.doc