Tiết 26, Bài 25: Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng - Đinh Công Khánh

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: - Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng

 - T.bày h.động nuốt và đẩy thức ăn từ kmiệng qua thực quản xuống dạ dày.

 2. Kỹ năng:- Quan sát, nghiên cứu thông tin, khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm

 3. Thái độ: - GD ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng, ý thức trong khi ăn không cười đùa

II. CHUẨN BỊ: Tranh H 25.1-3, HS kẻ bảng 25 vào vở

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra: Vai trò của tiêu hoá trong đời sống con người?

 2. Bài mới: *Mở bài: Các hoạt động tiêu hoá được bắt đầu từ đâu? được tiêu hoá như thế nào? Bài học một phần sẽ giải thích.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 26, Bài 25: Tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng - Đinh Công Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 10/11/12
Tiết 26 Ngày giảng:12/11/12
Bài 25 TIÊU HOÁ THỨC ĂN Ở KHOANG MIỆNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Trình bày được các hoạt động tiêu hoá diễn ra trong khoang miệng 
 - T.bày h.động nuốt và đẩy thức ăn từ kmiệng qua thực quản xuống dạ dày.
 2. Kỹ năng:- Quan sát, nghiên cứu thông tin, khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm
 3. Thái độ: - GD ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng, ý thức trong khi ăn không cười đùa
II. CHUẨN BỊ: Tranh H 25.1-3, HS kẻ bảng 25 vào vở
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra: Vai trò của tiêu hoá trong đời sống con người?
 2. Bài mới: *Mở bài: Các hoạt động tiêu hoá được bắt đầu từ đâu? được tiêu hoá như thế nào? Bài học một phần sẽ giải thích. 
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiêu hoá ở khoang mệng
 I. Sự TH ở khoang mệng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Treo tranh H 25.1-2 SGK, yêu cầu HS quan sát,nghiên cứu tt SGK để thực hiện lệnh SGK.
+ Khi nhai thức ăn vào trong miệng sẽ có những hoạt động nào xảy ra?
+ Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
+ Hoàn thành bảng 25(SGK tr.82) 
- Liên hệ bản thân: Tại sao cần nhai kỹ thức ăn?
- Đặt bảng phụ (đáp án)
- Quan sát, n/cứu tt SGK, hoạt động cá nhân thực hiện lệnh SGK, hoàn thành bài tập theo nhóm, thống nhất câu trả lời.
+ Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
+ Tinh bột amilaza mantôzơ
 (Nước bọt) 
+Tạo điêù kiện để t/ăn ngấm dịch trong nước bọt.
- Hoàn thành bảng 25
 *Tiểu kết:
Biến đổi ở Kh/miệng
Các hoạt động tham gia
Các cq thực hiện hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi 
lí học
-Tiết nước bọt
-Nhai
-Đảo trộn t.ăn
-Tạo viên t.ăn
-Các tuyến nước bọt
-Răng
-Răng, lưỡi,cơ môi và má
-Răng, lưỡi, cơ môi và má
-Làm ướt và mềm thức ăn
-Làm mềm và nhuyễn thức ăn
-Làm thức ăn thấm đẫm nbọt
-Tạo viên thức ăn vừa nuốt
Biến đổi hoá học
Hđộng của enz 
amilaza nc bọt 
Enzim amilaza
Bđổi 1 phần tbột (chín) trong 
thức ăn thành đường mantôzơ
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự nút và đẩy thức ăn qua thực quản.
 + Mục tiêu: Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn, liên hệ với thực tế
 II. Sự nút và đẩy thức ăn qua thực quản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Treo tranh phóng to hình 25.3 SGK
+ Hoạt động nuốt do cơ quan nào đảm nhiệm và có tác dụng gì?
+ Lực đẩy viên thức ăn xuống dạ dày được tạo ra như thế nào?
+ Thức ăn có được biến đổi trong thực quản không?
- Chỉ trên hình vẽ và phân tích cho HS thấy sự hoạt động các cq làm cho thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày?
- Tại sao nhà du hành vũ trụ ở ngoài vùng có lực hút trái đất vẫn nuốt được?
- Nghe HS trình bày, nhận xét, bổ sung giúp HS nêu đáp án.
- Q/sát tranh phóng to hình 25.3 SGK, đọc tt SGK Thảo luận nhóm, đại diện trình bày 
+ Việc nuốt nhờ lưỡi đẩy viên thức ăn từ khoang miệng thực quản
+ Thức ăn từ thực quản dạ dày nhờ sự co dãn nhịp nhàng của các cơ thực quản.
+ Ở thực quản (2-4 s), nên thức ăn hầu như không được biến đổi
- Nhờ lực đẩy ở lưỡi, co dãn nhịp nhàng của cơ thực quản.
- HS khác nhận xét, bổ sung
 *Tiểu kết: 
- Nhờ hoạt động của lưỡi viên thức ăn được đẩy từ khoang miệng xuống thực quản
- Thức ăn từ thực quản được đưa xuống dạ dày nhờ sự co dãn nhịp nhàng của các cơ thực quản
 * *Tổng kết bài: HS đọc kl sau bài
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm (bảng phụ).
 1. Không tham gia vào sự tiêu hoá lí học ở khoang miệng là:
 a. răng. b. họng . c. lưỡi . d. các cơ nhai. Đ.án: b
 2. Độ PH có trong nước bột tạo ra ở khoang miệng là:
 a. 8,4. b. 8,0. c. 6,4 . d. 7,2. Đ.án: d
 3. Biến đổi thức ăn trong khoang miệng là:
 a. Enzim amilaza biến đổi hoá học toàn bộ chất gluxit
 b. Enzim amilaza biến đổi hoá học một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ
 a. Enzim amilaza biến đổi hoá học toàn bộ tinh bột ăn vào khoang miệng.
 d. Cả a, b, c đều đúng.. Đ.án: b
 4. Kết luận đúng khi nói về tiêu hoá thúc ăn ỉơ khoang miệng là:
 a. Biến đổi hoá học, lí học đều yếu. 
 b. Biến đổi hoá học, lí học đều mạnh.
 c. Biến đổi hoá học yếu hơn biến đổi lí học . 
 d. Biến đổi hoá học mạnh hơn biến đổi lí học . Đ.án: c
 5. Trả lời các câu hỏi sau bài.
 V. DẶN DÒ: Học bài, trả lời câu hỏi SGK
 - Đọc mục : “Em có biết?”
 - Chuẩn bị bài thực hành: Nước bọt, nước cơm,...(SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng - Đinh Công Khánh - Trường THCS Phù Đổng.doc